Thu lời trăm triệu đồng từ nuôi cá rô phi trên lồng

Tham gia dự án do Trung tâm Khuyến nông Quốc gia triển khai tại Than Uyên, Lai Châu, người dân thu lời tới 120 triệu đồng với mỗi lồng cá rô phi từ 100m3.

Nuôi cá rô phi
Nuôi cá rô phi thu lợi nhuận cao. Ảnh: dayaternak.com

Huyện Than Uyên, tỉnh Lai Châu có 6.920ha diện tích mặt nước, trong đó riêng hồ thủy điện Bản Chát có diện tích 6.050ha. Đây được xem là tiềm năng lớn cho việc phát triển thủy sản trên lồng bè.

Anh Đỗ Ngọc Tú, Giám đốc Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp huyện Than Uyên cho biết, tổng số lồng nuôi cá trên địa bàn huyện hiện có 657. Con số này tiếp tục tăng nhanh và dự kiến đạt khoảng 1.500 lồng vào năm 2025.

Dù mới phát triển trên địa bàn huyện, người dân Than Uyên rất kỳ vọng vào nghề nuôi cá lồng. Thông qua Dự án "Xây dựng mô hình nuôi cá rô phi đảm bảo an toàn thực phẩm bằng lồng trên sông và hồ chứa năm 2022" do Trung tâm Khuyến nông Khuyến nông Quốc gia triển khai tại xã Mường Kim, Mường Cang, người dân thu lời tối thiểu 500.000 đ/1m3 lồng sau khi trừ tất cả các chi phí.

"Các hộ tham gia dự án được chọn lựa kỹ lưỡng, từ vùng lòng hồ nuôi thả cho đến con giống. Đặc biệt, mỗi lồng nuôi cần đảm bảo tối thiểu 50m3 để đủ không gian cho cá sinh trưởng. Sau mỗi vụ, người dân có thể thu lời ít nhất 30 triệu đồng mỗi lồng", anh Tú chia sẻ.

Kiểm tra mô hình nuôiÔng Lê Quốc Thanh, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia kiểm tra mô hình nuôi cá rô phi tại Lai Châu. Ảnh: nongnghiep.vn

Với những lồng lớn, từ 100m3 trở lên, lợi nhuận có thể cao hơn nhiều lần. Theo đánh giá của Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp huyện Than Uyên, trọng lượng cá trung bình tại các lồng dạng này đạt 1kg/con, tổng sản lượng mỗi lồng khoảng 8,5 tấn. Với giá bán khoảng 40.000 đ/kg cá rô phi, người dân thu nhập khoảng 340 triệu đồng một lồng. Trừ chi phí, lợi nhuận cầm về khoảng 120 triệu đồng.

Từ chỗ nuôi quảng canh, hiệu quả thấp, thiếu bền vững, dịch bệnh xâm nhiễm, người dân Than Uyên giờ đã biết lựa cá giống phải do các đơn vị được phép sản xuất, kinh doanh, không bị dịch bệnh, không còi cọc, không xây xát, bong vẩy, không dị hình và đồng đều. Ngoài ra, thức ăn nổi công nghiệp có nguồn gốc rõ ràng, đáp ứng các yêu cầu như hàm lượng protein 24%, độ ẩm 11%, chất xơ thô 7%...

Anh Hoàng Văn Xuân, người dân tộc Khơ Mú, trú tại xã Mường Cang, một trong các hộ tham gia dự án cho biết, anh được hỗ trợ con giống, thức ăn và men vi sinh. Ngoài ra, gia đình anh còn được cán bộ của Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện tập huấn kỹ thuật, tư vấn phòng trị bệnh cho cá cặn kẽ.

"Trước đây, tôi chỉ biết đánh cá, bắt con tôm, con tép làm kế sinh nhai qua ngày. Giờ thì khác rồi. Cả đàn cá rô phi 40.000 con đang phát triển rất tốt. Trọng lượng con nào vớt lên cũng đạt hơn nửa cân/con", anh Xuân chia sẻ.

Cho cá ănChị Lò Thị Dung, một trong các hộ tham gia dự án nuôi cá rô phi tại huyện Than Uyên, Lai Châu. Ảnh: nongnghiep.vn

Cách lồng nhà anh Xuân không xa là lồng bè của gia đình của chị Lò Thị Dung tại xã Mường Thanh. Dù mới tham gia triển khai dự án, thành viên trong nhà hiện nay đều làm không hết việc. 

Ý thức được tiềm năng to lớn của thủy điện Bản Chát, chị Dung còn thuê một số người dân trong bản để cải tạo cơ sở lồng bè, nhằm tận dụng phát triển du lịch. Chính tại bè cá, gia đình chị xây dựng một sân khấu nhỏ để làm nơi biểu diễn văn nghệ, đồng thời phục vụ tại chỗ du khách có nhu cầu ẩm thực, kết hợp du lịch lòng hồ thủy điện.

Đến thăm mô hình nuôi cá rô phi tại Than Uyên hồi tháng 10/2022, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia Lê Quốc Thanh đánh giá: "Kết quả từ các dự án sẽ được tuyên truyền, nhân rộng nhằm phát triển hơn nữa nghề nuôi cá lồng trên sông hồ tại các tỉnh khu vực Tây Bắc, góp phần giải quyết việc làm cho người lao động, xóa đói giảm nghèo".

Ông Lê Quốc Thanh cũng cho rằng, với thu nhập ổn định, bền vững, người dân sẽ được nâng cao nhận thức, hạn chế phá rừng, giảm các tệ nạn xã hội, cải thiện đời sống. Đồng thời, sản phẩm làm ra có giá trị gia tăng cao, cả cho thị trường tiêu thụ nội địa lẫn xuất khẩu.

Nông Nghiệp Việt Nam
Đăng ngày 14/11/2022
Bảo Thắng
Kinh tế

Thị trường Ấn Độ: Đối thủ hay cơ hội hợp tác của Việt Nam?

Năm 2024 đánh dấu nhiều thay đổi quan trọng trong ngành thủy sản Ấn Độ, khi quốc gia này ngày càng khẳng định vai trò trong xuất khẩu thủy sản toàn cầu. Trong bối cảnh đó, Việt Nam - một trong những quốc gia xuất khẩu thủy sản hàng đầu đang đối diện câu hỏi quan trọng: liệu Ấn Độ là đối thủ cạnh tranh trực tiếp hay một đối tác chiến lược tiềm năng?

Tôm thẻ
• 09:58 04/11/2024

Cơ hội đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản những tháng cuối năm

Cuối năm là giai đoạn đặc biệt quan trọng với các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản Việt Nam, khi nhu cầu nhập khẩu thủy sản trên thị trường quốc tế tăng cao nhằm đáp ứng dịp lễ, tết.

Chế biến tôm
• 09:43 01/11/2024

Tiềm năng và thách thức trong thị trường thủy sản đông lạnh tại châu Phi

Châu Phi đang nổi lên như một thị trường tiềm năng cho ngành thủy sản đông lạnh Việt Nam, nhờ vào nhu cầu tiêu thụ thực phẩm gia tăng và sự phát triển của tầng lớp trung lưu.

Chế biến thủy sản
• 10:22 31/10/2024

Cơ hội mới cho tôm Việt Nam vượt lên đối thủ Ấn Độ, Ecuador

Ngành thủy sản Việt Nam, đặc biệt là tôm chân trắng, đang đứng trước cơ hội lớn để cũng cố vị thế trên thị trường quốc tế, đặc biệt là tại Mỹ, một trong những thị trường tiêu thụ thủy sản lớn nhất thế giới.

Thu hoạch tôm
• 09:52 30/10/2024

Các giải pháp nuôi tôm thương phẩm ứng dụng theo công nghệ Semi-Biofloc

Công nghệ Semi-Biofloc trong nuôi tôm là một phương pháp hiệu quả, giúp nâng cao năng suất và hiệu quả bền vững cho ngành nuôi trồng thủy sản. Sau đây là một số ưu điểm của công nghệ Semi-Biofloc trong nuôi tôm thương phẩm:

Tôm thẻ
• 14:49 05/11/2024

Điều chỉnh lượng và kích thước thức ăn cho tôm qua từng giai đoạn

Quản lý thức ăn là một yếu tố quan trọng giúp người nuôi tối ưu hóa quá trình nuôi tôm và giảm thiểu lãng phí, từ đó mang lại lợi nhuận cao. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ rằng lượng và kích thước thức ăn cần được điều chỉnh qua từng giai đoạn phát triển của tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 14:49 05/11/2024

Sự căng thẳng ở tôm

Căng thẳng ở tôm là một vấn đề quan trọng mà bà con nuôi tôm cần nắm vững để bảo vệ sức khỏe và nâng cao năng suất của đàn tôm. Khi bị căng thẳng, tôm sẽ yếu dần, dễ mắc bệnh và khó phát triển như mong muốn.

Tôm thẻ
• 14:49 05/11/2024

Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến năng suất nuôi thủy sản tại vùng ven biển Việt Nam

Biến đổi khí hậu đang ngày càng ảnh hưởng mạnh đến ngành nuôi trồng thủy sản ven biển Việt Nam, gây ra các hiện tượng thời tiết cực đoan như bão lớn, hạn hán kéo dài, xâm nhập mặn và nhiệt độ nước biển tăng cao trong năm 2023-2024. Những tác động này không chỉ làm suy giảm năng suất và sản lượng thủy sản, mà còn đe dọa sinh kế và an ninh kinh tế của người dân ven biển.

Nuôi trồng thủy sản
• 14:49 05/11/2024

Các loài không mong muốn xuất hiện trong ao nuôi ngày mưa

Những sinh vật này bao gồm các loại cá tạp, côn trùng, giáp xác không mong muốn và vi sinh vật có hại. Việc hiểu rõ những loài không mong muốn này cùng với tác hại và biện pháp kiểm soát sẽ giúp bà con nông dân duy trì môi trường nuôi tôm ổn định và hiệu quả.

Sinh vật phù du
• 14:49 05/11/2024
Some text some message..