Thu mua hải sản trong đêm

Khi mọi nhà còn đang sâu giấc thì những người thu mua hải sản đã có mặt tại đìa, sẵn sàng với chuyến thu mua đêm để kịp đưa hải sản tươi ra chợ sớm…

chuyển tôm
Việc xúc, chuyển tôm từ đìa lên bờ cần 4 - 5 người

Nhộn nhịp trong đêm

Vừa nhận tin đìa tôm của anh Nguyễn Hồng Anh (xã Cam Thịnh Đông, TP. Cam Ranh, Khánh Hòa) sắp xuất khoảng 1 tấn tôm thẻ chân trắng, chị Nguyễn Thị Hương (phường Cam Nghĩa, TP. Cam Ranh) lập tức gọi điện cho bạn hàng. Vừa chốt giờ hẹn chị vừa lấy sổ, cẩn thận ghi lại lượng hàng đặt mua. Khi thấy đã khớp với lượng tôm báo xuất, chị gọi điện cho anh Hồng Anh hẹn giờ.

1 giờ sáng, chúng tôi cùng chị Hương có mặt tại đìa tôm của anh Hồng Anh. Không lâu sau, có tiếng xe máy giòn giã của các bạn hàng. Không khí ban đêm mát lạnh, nhưng khuôn mặt nhiều người vẫn lấm tấm mồ hôi. Theo quan sát của chúng tôi, hầu như xe máy nào cũng được trang bị máy sục khí oxy dạng nhỏ để duy trì hải sản tươi sống. Anh Hồng Anh cho mang vài chục bao đá lạnh ra rồi gọi người kéo tôm. “Xuất tôm sống phải tùy đơn hàng mà bố trí người kéo tôm. Nhiều người đến cùng lúc thì kéo bằng lưới lớn; đến rải rác thì dùng lưới vừa. Có vậy, hải sản mới luôn tươi sống”, anh bảo.

Mẻ tôm đầu tiên vừa cất lên, trong ánh sáng lập lòe của những chiếc đèn pin, người mua, người bán cùng chụm lại đánh giá: mã tôm khá đẹp, đạt giá 120.000 đồng/kg. Một dây chuyền vận chuyển liền hình thành: Người giữ lưới, người xúc tôm bằng rổ lớn rồi khiêng lên bờ, xúc sang các rổ nhỏ hơn chờ cân. Ai đến trước mua trước, không ồn ào, tranh giành. Cả khu đìa tập trung hơn chục người nhưng chỉ thấy tiếng tôm quẫy tanh tách, tiếng lách cách từ đĩa cân và vài tiếng nói nhỏ nhẹ. Từng rổ, từng rổ được đặt lên bàn cân, cân đủ 10kg. Chị Hương trực tiếp cân rồi ghi vào sổ. Cân xong, rổ tôm được chuyển ngay sang chiếc thùng treo ở xe máy đã sẵn sàng máy sục khí hoặc đổ đá lạnh. Chưa đầy 15 phút sau khi mẻ tôm đầu tiên được kéo lên, hơn 3 tạ tôm đã cân xong. Lưới lại cất lên. Cứ vậy, chưa đến 3 giờ sáng, gần 1 tấn tôm ở đìa anh Hồng Anh đã thu hoạch xong.

xúc tôm
Xúc tôm từ rổ lớn sang rổ nhỏ

Buôn có bạn...

Anh Trần Văn Hùng (phường Cam Phúc Bắc, TP. Cam Ranh) kể, nghe anh Hồng Anh dặn chuẩn bị lưới kéo, vợ chồng anh đã gọi thêm người vì thấy lượng tôm xuất khá nhiều. Cứ mỗi đêm đi kéo tôm, tùy lượng hàng mà họ được trả công cao hay thấp. “Như bữa nay, 4 người chúng tôi được trả 300.000 đồng/người”, anh Hùng nói. Ngoài ra, chủ đìa và bạn hàng còn tạo việc làm cho khoảng 5 người xúc tôm và khiêng rổ từ đìa lên cân. Tuy được trả công thấp hơn người kéo lưới nhưng họ vẫn vui. Anh Phạm Nhơn (xã Cam Thịnh Đông) cho biết: “Công của nhóm do chủ đìa và tiểu thương cùng trả. Đối với mấy anh em tôi, vài trăm ngàn đồng một đêm là vui rồi”.

rổ tôm
Rổ tôm cân xong được úp lại ngay để tránh hao hụt

Những người mua hải sản cho biết, anh Hồng Anh hiện là một trong những người có diện tích nuôi thủy sản lớn ở Cam Ranh với gần 40 đìa nuôi cá mú, tôm thẻ chân trắng và ốc hương. Anh đang thuê khoảng 20 nhân công, trả công 4 - 5 triệu đồng/người/tháng. Ngoài ra, nếu họ làm tốt, anh còn chia 10% tiền lãi sau 1 năm xuất bán hải sản.

Chị Hương chia sẻ, chị đứng mối thu mua hải sản ở Cam Ranh đã mười mấy năm nay. Khi biết có chủ đìa xuất hải sản, chị liên hệ với bạn hàng rồi báo lại với chủ đìa. Nếu đơn hàng ít, chị sẽ hẹn thu hoạch sang đêm sau, nhưng ít nhất cũng phải vài tạ. Riêng đìa của anh Hồng Anh, mỗi kỳ thu hoạch có thể cho tới 5 - 6 tấn tôm. Ngoài bán cho các đơn vị thu mua lớn (công ty chế biến hải sản tại Ninh Thuận hoặc TP. Hồ Chí Minh), anh Hồng Anh luôn dành khoảng 8 tạ đến 1 tấn tôm bán cho các tiểu thương.

con tôm tươi
Chừng 2 tiếng sau, những con tôm tươi này đã ra chợ sớm

Trước kia, khi nhiều người chưa có điện thoại di động, chị Hương phải đến tận các chợ ở TP. Cam Ranh, hỏi từng đầu mối rồi đặt hàng với chủ đìa. Chị cũng là người thanh toán toàn bộ tiền cho chủ đìa, bảo lãnh cho bạn hàng chưa thanh toán và được chủ đìa cùng bạn hàng trích tiền bồi dưỡng. Đã thành luật, nếu muốn tiếp tục lấy hàng, bạn hàng phải thanh toán với chị Hương trước ngày thu mua hải sản tiếp theo. “Cam Ranh là đầu mối hải sản lớn, cung ứng cho cả TP. Nha Trang, các tỉnh phía nam, thậm chí chở ra miền Bắc nên việc chuẩn bị phải kỹ lưỡng, nếu tính không khớp sẽ khiến mọi người thua lỗ, lần sau chủ đìa không gọi mình nữa”, chị Hương nói.

Ở đìa tôm một đêm, chúng tôi biết thêm một quy tắc mua bán đầy tính chia sẻ: Khi tôm kéo lên không đạt chất lượng, người mua sẽ tự nguyện trả thêm cho chủ đìa 1.000 - 2.000 đồng/kg như để hỗ trợ khó khăn cho người nuôi; ngược lại, nếu tôm đạt chất lượng cao, chủ đìa sẽ giảm giá tương tự để giúp người mua bán hàng nhanh hơn, được giá hơn.   

Để hải sản tươi ra chợ sớm

Chị Hương cho biết, người thu mua tôm đến từ nhiều nơi: Ninh Hòa, Vạn Ninh, thậm chí từ tỉnh Ninh Thuận, nên tất cả phải cố gắng để khoảng 3 giờ sáng là mua xong, kịp về bỏ mối. Chỉ cần trước 5 giờ sáng có hải sản giao là chuyến hàng coi như thuận lợi.

Điều khiến chúng tôi ngạc nhiên là những người đi thu mua hải sản đêm phần lớn là phụ nữ và đều đi xe máy. Chỉ cần nhìn lỉnh kỉnh mấy thùng nước, máy sục khí và gần tạ tôm vừa thu mua cũng thấy sự vất vả của các chị khi phải chạy xe vài chục km xuyên đêm tối để có hải sản tươi ngon ra chợ vào sáng hôm sau. Chị Trần Thị Sáu (thị xã Ninh Hòa) làm nghề này đã vài năm. Chị cho biết, ở Ninh Hòa cũng có điểm thu mua hải sản tươi nhưng buôn có bạn, bán có phường; vả lại, sang Cam Ranh lấy, giá rẻ hơn chút ít, mỗi chuyến tiền hàng cũng bớt được 500.000 đồng. Vậy nên mỗi lần đi Cam Ranh lấy hàng, chị Sáu phải đi từ chiều, ngủ nhờ nhà người quen rồi nửa đêm ra đìa. “Đi cả trăm cây số ấy chứ. Nhưng đi riết rồi quen! Hồi đầu, tôi cũng thấy vất vả quá, nhưng mua được hải sản tươi sống, các điểm thu mua ổn định nên ham”, chị Sáu nói.

“Buôn bán mà, phải chịu khó mới nuôi 2 con học đại học và cấp 3 được!”, chị Sáu cười khẽ rồi chào chúng tôi, thoăn thoắt chằng 3 thùng tôm, bật sáng chiếc đèn đeo trên trán để nhìn đường rõ hơn rồi lên xe. Chiếc xe máy rẽ hơi sương, lao vút vào màn đêm tĩnh mịch. Theo sau chị, những chiếc xe máy chở hải sản cũng xuyên đêm đen, hướng về chợ sớm…

Báo Khánh Hòa, 09/10/2015
Đăng ngày 10/10/2015
N.V - M.C
Nông thôn

Top 5 doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản năm 2021, Minh Phú tiếp tục giữ ngôi vương

Vượt qua 800 doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản, Tập đoàn Thủy sản Minh Phú giành ngôi vương xuất khẩu thủy sản và xuất khẩu tôm của cả nước, với 395 triệu USD, chiếm gần 4,5% tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản.

xuất khẩu tôm
• 15:39 09/02/2022

Quảng Ninh dừng tiếp nhận hoa quả, thủy sản qua cửa khẩu

Từ ngày 17/1, Quảng Ninh tạm dừng tiếp nhận phương tiện chở hoa quả, thủy sản đông lạnh đến cửa khẩu, lối mở biên giới của tỉnh này để xuất khẩu.

cửa khẩu Bắc Luân II
• 10:12 17/01/2022

Đùi ếch đông lạnh bị châu Âu cảnh báo, mức độ rủi ro nghiêm trọng.

Văn phòng SPS Việt Nam lại tiếp tục nhận được cảnh báo về an toàn thực phẩm và thức ăn chăn nuôi của Liên minh châu Âu (EU) đối với sản phẩm đùi ếch đông lạnh xuất xứ từ Việt Nam.

đùi ếch đông lạnh
• 15:21 14/10/2021

Xuất khẩu thủy sản tiếp tục lao dốc

Xuất khẩu thủy sản tháng 9/2021 chỉ đạt trên 628 triệu USD, giảm 23% so với cùng kỳ năm 2020. Trong đó, xuất khẩu sang Trung Quốc sụt giảm tới 50%. Đây là tháng thứ hai liên tiếp xuất khẩu thuỷ sản lao dốc.

chế biến tôm xuất khẩu
• 10:15 08/10/2021

Tình hình thủy sản quý I/2025 tại Bình Định: Tăng trưởng ổn định và triển vọng phát triển bền vững

Trong quý I năm 2025, ngành thủy sản tỉnh Bình Định đã ghi nhận những kết quả tích cực, thể hiện sự phát triển ổn định và tiềm năng tăng trưởng trong năm nay.

Tôm giống
• 14:24 16/04/2025

Nuôi ghép tổng hợp các loài thủy sản – hướng đi bền vững thích ứng với biến đổi khí hậu

Trong bối cảnh biến đổi khí hậu ngày càng phức tạp, ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường nước và hiệu quả nuôi trồng thủy sản, mô hình nuôi ghép tổng hợp các loài thủy sản đang được xem là giải pháp khả thi, bền vững, giúp người nuôi thích ứng hiệu quả với những thay đổi của tự nhiên.

Nuôi ghép
• 11:00 15/04/2025

Bình Định: Đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, phát triển thị trường nông lâm thủy sản năm 2025

Nhằm đảm bảo an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản; nâng cao chất lượng, gia tăng giá trị sản phẩm; phát triển chuỗi cung ứng sản phẩm an toàn, tăng cường tiêu thụ trong nước, mở rộng thị trường, nâng cao năng lực cạnh tranh về nông lâm thủy sản của tỉnh Bình Định.

Chế biến thực phẩm
• 10:45 08/04/2025

Bình Định tăng cường thực hiện nhiệm vụ chống khai thác IUU

Để chuẩn bị làm việc với Đoàn Thanh tra của Ủy ban Châu Âu (EC) lần thứ 5, tỉnh Bình Đinh tiếp tục chỉ đạo tập trung tăng cường thực hiện nhiệm vụ chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU).

Tàu thuyền
• 09:43 04/04/2025

Nguy cơ nhiễm khuẩn từ hải sản tươi sống

Hải sản tươi sống từ lâu đã là lựa chọn yêu thích trong bữa ăn của nhiều gia đình Việt Nam nhờ vào hương vị thơm ngon, giá trị dinh dưỡng cao.

Hải sản sống
• 23:40 17/06/2025

Nuôi cá lăng nha: Lối đi mới đầy triển vọng trong nuôi trồng thủy sản nước ngọt

Trong bối cảnh ngành nuôi trồng thủy sản đang có xu hướng chuyển dịch sang các loài cá đặc sản có giá trị kinh tế cao, thì cá lăng nha – một loài cá da trơn bản địa quý hiếm – đang nổi lên như một đối tượng tiềm năng mang lại hiệu quả kinh tế rõ rệt. Tại nhiều địa phương như An Giang, Hòa Bình, Sơn La, mô hình nuôi cá lăng nha thương phẩm đang chứng minh được tính khả thi cả về mặt kỹ thuật lẫn thị trường tiêu thụ, mở ra hướng phát triển mới cho người dân ven sông, vùng lòng hồ thủy điện và các trang trại nuôi cá nước ngọt chuyên canh.

Nuôi cá lăng nha
• 23:40 17/06/2025

Ngành cá tra Việt Nam: Mỏ vàng phụ phẩm chờ khai thác triệt để

Ngành công nghiệp cá tra Việt Nam, một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của Đồng bằng sông Cửu Long, không chỉ mang lại giá trị từ phi lê xuất khẩu mà còn ẩn chứa một "mỏ vàng" khổng lồ từ phụ phẩm. Việc tận dụng hiệu quả nguồn nguyên liệu này không chỉ giúp gia tăng giá trị cho con cá tra, giảm ô nhiễm môi trường mà còn mở ra một hướng đi bền vững, theo mô hình kinh tế tuần hoàn.

Cá tra
• 23:40 17/06/2025

Năm 2025 kinh tế biển chuyển mình vượt lên nguồn lợi suy giảm

Số liệu của Cục Thủy sản và Kiểm ngư, nguồn lợi thủy sản trong 15 năm qua đã giảm 22% và đang để lại nhiều khó khăn thách thức. Tuy nhiên, năm 2025, Bộ NN&MT xác định kinh tế biển sẽ chuyển mình để năm 2030 đóng góp 10% GDP cả nước.

Nuôi trồng thủy sản
• 23:40 17/06/2025

Kiên Giang nâng chỉ tiêu đạt trên 830.000 tấn thủy sản năm 2025

Tỉnh Kiên Giang đang đẩy mạnh nhiều giải pháp để hoàn thành mục tiêu sản lượng thủy sản 2025, ở mức 830.300 tấn, tăng 10.000 tấn so với con số dự kiến hồi đầu năm – bao gồm 420.000 tấn khai thác biển và 410.300 tấn nuôi trồng.

Nuôi trồng biển
• 23:40 17/06/2025
Some text some message..