Thu nhập gần 200 triệu đồng/năm nhờ loài cá ưa lạnh

Nuôi cá tầm là một mô hình kinh tế hoàn toàn mới ở huyện Đại Từ mang lại thu nhập gần 200 triệu đồng/năm cho người cựu chiến binh Trần Ngọc Phúc, 58 tuổi ở xóm Kẹm, xã La Bằng, huyện Đại Từ (Thái Nguyên).

Thu nhập gần 200 triệu đồng/năm nhờ loài cá ưa lạnh
Cá tầm thương phẩm có mức giá bán hiện tại trung bình từ 270.000 đến 300.000đ/1kg. Ảnh: Internet

Ông Phúc từng là người lính, sau khi rời quân đội, người cựu chiến binh lập gia đình và tham gia làm kinh tế tại địa phương với việc trồng và sản xuất chè như bao gia đình khác tại đây. Sau một thời gian dài phát triển kinh tế từ cây chè, năm 2008 do tiếp cận được với mô hình chăn nuôi cá tầm của Trung tâm thủy sản tỉnh Thái Nguyên, sau một quá trình nghiên cứu tìm tòi ông Phúc đã mạnh dạn quyết định mua lại mô hình này và bắt đầu đi vào phát triển quy mô.


Cựu chiến binh Trần Ngọc Phúc với con cá tầm thương phẩm nuôi tại bể nhà.

Ông Phúc kể rằng đã gắn bó 10 năm với núi rừng này từ khi rừng còn hoang vu và chưa có người ở. Theo ông Phúc bắt tay vào mô hình nuôi cá tầm, với chi phí đầu tư ban đầu gần 600 triệu đồng, ông đã gặp phải không ít khó khăn. Kinh nghiệm chưa có nên cá chết rất nhiều, có những thời điểm cá chết lên tới hơn 30% tổng số lượng đàn cá.

Không hề nản lòng mà xác định phải quyết tâm làm giàu bằng được từ mô hình này, ông Phúc đã không ngừng học hỏi kinh nghiệm và tham gia các lớp tập huấn chăn nuôi cá tầm do Trung tâm thủy sản tỉnh (nay là Chi cục Nông lâm thủy sản Thái Nguyên) tổ chức, đồng thời đi thăm quan một số mô hình nuôi cá tầm để trau dồi thêm vốn kiến thức và kinh nghiệm. Nhờ đó dần dần, số lượng đàn cá nuôi của gia đình ông ngày càng đi vào ổn định với sản lượng 2 tấn/năm, mang lại nguồn lãi gần 200 triệu đồng mỗi năm.

Theo ông Phúc nuôi cá tầm này không vất vả lắm, cơ bản phải đảm bảo được nguồn nước tuyệt đối sạch sẽ, nước phải ra vào liên tục với mực nước trung bình mỗi bể cá là khoảng 1 mét. Có một điều thuận lợi là ông tận dụng được nguồn nước sạch và mát lạnh từ trên các khe núi chảy về.

Đặc tính của loại cá tầm là chỉ ăn về đêm và nếu mất nước khoảng 1 - 2 tiếng là cá sẽ bị chết. Chính vì vậy, môi trường nhiệt độ ổn định và thích hợp nhất cho cá tồn tại và phát triển là từ 18 - 20, 22oC, nhiệt độ tối đa là 26oC. Nguồn thức ăn dành cho cá là loại cám chuyên dụng.

Thị trường tiêu thụ cá tầm của gia đình ông Phúc chủ yếu phục vụ lượng khách tại chỗ đến tham quan du lịch khu vực suối Kẹm. Hiện tại gia đình ông có 3 bể cá với số lượng khoảng 300 con. Cũng theo ông Phúc, thời gian từ lúc thả cá con với trọng lượng 100g/con với giá mua vào 60.000đ/con, đến lúc xuất bán là từ 9 tháng đến 1 năm, và cá ở tầm khoảng 2,5kg trở lên có mức giá bán trung bình từ 270.000 đến 300.000đ/1kg.  


Một trong 3 bể nuôi cá tầm của gia đình ông Phúc. Ảnh

Ông Trần Ngọc Phúc cho hay, ông có nhu cầu phát triển và mở rộng thêm quy mô nuôi cá tầm, đồng thời sẽ phát triển mô hình cá tầm đẻ mà theo ông nếu thành công sẽ giảm chi phí rất nhiều từ việc mua cá giống.   

Trao đổi với PV Dân Việt, ông Hoàng Văn Thành - Trưởng phòng NN&PTNT huyện Đại Từ cho biết: nuôi cá tầm mô hình kinh tế mới và mang lại hiệu quả trên địa bàn huyện, nhằm tạo ra con giống mới và đặc sản mới đồng thời kết hợp với phục vụ phát triển du lịch sinh thái vùng chè và suối Kẹm, mang lại thu nhập kinh tế cao cho người dân.

Cũng theo ông Thành thì sắp tới huyện sẽ kêu gọi các doanh nghiệp, cá nhân đầu tư vào phát triển mô hình nuôi cá tầm, bởi qua khảo sát còn nhiều điểm trên địa bàn huyện có điều kiện thiên nhiên thích hợp để có thể mở rộng mô hình này, như xã Hoàng Nông, Mỹ Yên và Quân Chu.

Báo Dân Việt
Đăng ngày 06/08/2018
Hà Thanh
Kinh tế

Xuất khẩu một tháng trở lại tỷ đô sau 27 tháng

Tháng 10/2024, xuất khẩu thủy sản 1,1 tỷ USD, tăng gần 31% so với cùng kỳ năm ngoái và đây là lần đầu tiên sau 27 tháng kể từ tháng 6/2022 đã trở lại mức tỷ đô một tháng. Lũy kế 10 tháng đầu năm 2024 đạt 8,33 tỷ USD, tăng 12% so với cùng kỳ năm ngoái với các mặt hàng chủ lực và các thị trường chính đều tăng.

Tôm thẻ
• 10:00 25/11/2024

Điểm mặt rào cản chuyển đổi xanh trong chế biến tôm đông lạnh

Chuyển đổi xanh trong ngành chế biến thủy sản, đặc biệt là tôm đông lạnh, không chỉ là xu hướng mà còn là yêu cầu tất yếu trong bối cảnh biến đổi khí hậu và yêu cầu ngày càng khắt khe từ thị trường quốc tế. Tuy nhiên, hành trình này đang gặp nhiều rào cản lớn liên quan đến chi phí, cơ sở hạ tầng và quản lý năng lượng.

Chế biến tôm
• 10:29 21/11/2024

Cua ghẹ Việt Nam tăng trưởng ấn tượng khi hút hàng tại Trung Quốc

Xuất khẩu cua ghẹ và các loại giáp xác khác của Việt Nam đang có sự bứt phá ngoạn mục trên thị trường quốc tế, đặc biệt là tại Trung Quốc. Số liệu từ tháng 9/2024 cho thấy, ngành hàng này tiếp tục ghi nhận mức tăng trưởng ấn tượng, mở ra nhiều cơ hội phát triển trong thời gian tới.

Ghẹ
• 09:34 20/11/2024

Xuất khẩu cua ghẹ và nhuyễn thể tiếp tục tăng từ đầu năm đến nay

Ngành thủy sản Việt Nam đã ghi nhận những tín hiệu khả quan trong xuất khẩu, đặc biệt đối với nhóm sản phẩm cua ghẹ và nhuyễn thể có vỏ. Theo thông tin từ Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), xuất khẩu thủy sản cả nước đã đạt mức ấn tượng trong tháng 10/2024, với kim ngạch hơn 1 tỷ USD, tăng 28% so với cùng kỳ năm ngoái.

Nhuyễn thể
• 11:14 18/11/2024

Giải thích cơ chế cắt tảo ao nuôi bằng vi sinh

Trong quá trình nuôi tôm, sự xuất hiện và phát triển quá mức của các loại tảo độc như tảo lam, tảo giáp hay tảo mắt,… luôn là một thách thức lớn đối với người dân.

Ao nuôi
• 09:35 29/11/2024

Tôm sinh thái của Việt Nam: Mở khóa tiềm năng tại thị trường Châu Âu và Hoa Kỳ

Khi người tiêu dùng ở châu Âu và Hoa Kỳ ngày càng coi trọng sức khỏe và các mối quan tâm về môi trường, tôm sinh thái đang nổi lên như một lựa chọn bền vững trong ngành thủy sản.

Tôm sú
• 09:35 29/11/2024

Từ loài cá gây sợ hãi đến món ăn sánh ngang với tôm hùm

Trước đây, cá thầy tu là một trong những loài cá được cho là sở hữu ngoại hình lập dị nhất thế giới đại dương và thậm chí còn từng bị nước Pháp cấm săn bắt và buôn bán vì nó mang lại nỗi khiếp sợ cho khách hàng.

Món cá
• 09:35 29/11/2024

Giải quyết vấn đề nấm đồng tiền trong ao nuôi tôm

Nấm đồng tiền trong ao nuôi tôm là một trong những vấn đề nghiêm trọng mà người nuôi tôm phải đối mặt. Loại nấm này gây ra nhiều tác động tiêu cực đến sức khỏe của tôm, làm giảm năng suất và chất lượng sản phẩm, thậm chí dẫn đến thiệt hại lớn về kinh tế.

Nấm đồng tiền
• 09:35 29/11/2024

Xử lý cá cảnh bị nấm: Hướng dẫn chi tiết và hiệu quả

Nấm là một trong những vấn đề thường gặp ở cá cảnh, đặc biệt là khi môi trường sống của chúng không được duy trì đúng cách. Nấm có thể xuất hiện dưới dạng các vết loét trắng trên da, vây hoặc mang cá, khiến cá bị suy yếu và dễ mắc các bệnh khác.

Bệnh nấm cá
• 09:35 29/11/2024
Some text some message..