Thu nhập gần 800 triệu đồng/năm nhờ nuôi cua đinh

Vay vốn đầu tư nuôi cua đinh, trải qua nhiều khó khăn, cuối cùng anh Trần Minh Quan (ngụ ấp Tân Thành, xã Nhơn Nghĩa, H.Phong Điền, Cần Thơ) đã thành công và thoát nghèo, thu nhập từ 700 - 800 triệu đồng/năm.

Cua đinh khác với baba gai. Ảnh: soc-pet.com
Cua đinh khác với baba gai. Ảnh: soc-pet.com

Tham quan trại nuôi cua đinh của anh Quan, chúng tôi ấn tượng với cách làm khác hẳn so với nhiều nơi. Đó là 1 bể nuôi trên cạn diện tích khoảng 100 m2 và 2 bể xi măng âm dưới mặt đất, mỗi bể rộng 500 - 600 m2.

Anh Quan kể, năm 2008 anh khởi nghiệp với nghề nuôi ba ba. Tuy nhiên, mô hình này không hiệu quả do ba ba thường nhiễm bệnh, giá bán thấp, không có lãi. Năm 2011, sau khi tìm hiểu, thấy cua đinh là loài hoang dã, sức đề kháng mạnh, giá bán cao…, anh quyết định mua 100 con giống về nuôi.

“Khi đó, cuộc sống khó khăn, tôi nuôi ba ba lỗ liên tục nên tiền tích lũy chẳng được bao nhiêu. Hai vợ chồng gom hết vốn liếng được 30 triệu đồng, tôi vay thêm 20 triệu đồng nuôi cua đinh. Ai cũng cho rằng tôi làm liều quá, bởi địa phương lúc đó chưa ai nuôi cua đinh”, anh Quan kể.

Cua đinhNhững con cua đinh giống đến tuổi được xuất bán. Ảnh: Duy Tân

Nhờ kinh nghiệm sẵn có từ nuôi ba ba, anh áp dụng vào nuôi cua đinh và đạt hiệu quả. Tận dụng đất vườn nhà, ban đầu anh dựng bể xi măng. Sau đó, anh nảy sinh ý tưởng xây bể xi măng âm dưới đất để đỡ tốn công thay nước hằng ngày.

Thấy hiệu quả kinh tế cao, anh Quan chi thêm 50 triệu đồng mua 100 con giống về nhân đàn. “Vốn đầu tư nuôi cua đinh nặng lại lâu thu hồi. Do đó, để đỡ tốn chi phí, hằng đêm, vợ chồng tôi đi đặt lú kiếm thức ăn cho chúng. Những năm đầu, thu nhập thấp lắm. Song tôi nhận định về lâu về dài thu nhập sẽ càng tăng nên quyết tâm gắn bó”, anh Quan chia sẻ.

Đến nay, anh Quan sở hữu trại nuôi cua đinh gồm hơn 200 con bố mẹ (mỗi con nặng 20 - 25 kg) cùng hàng ngàn con giống, hậu bị và con thịt. Bể nuôi cua đinh thịt được nuôi theo dạng quần thể. Riêng bể nuôi sinh sản chia thành 18 hộc nhỏ, mỗi hộc có chiều dài 1,5 - 2 m, nuôi ghép 4 con cái với 1 con đực.

Anh Quan cho biết nhiều người thích nuôi cua đinh Thái, riêng anh vẫn giữ quan điểm nuôi cua đinh Nam bộ. Bởi loại này thịt ngon, dai và được thị trường ưa chuộng hơn. Tuy nhiên, giá con giống mắc hơn và chậm lớn hơn so với cua đinh Thái.

Để mô phỏng môi trường sống hoang dã của cua đinh, anh Quan cho đất sình, lục bình, bèo vào mỗi bể nuôi. Theo anh Quan, cua đinh nuôi năm đầu tiên rất chậm lớn, từ năm thứ 2 trở đi mới lớn nhanh. Mỗi ngày cho chúng ăn 1 cữ. Riêng cua sinh sản thì cách ngày mới cho ăn một lần, tránh tình trạng cua bị béo dẫn đến khó sinh sản.

Mỗi năm, cua đinh sinh sản 3 - 4 lần, mỗi con đẻ từ 7 - 18 trứng. Trứng ấp khoảng 100 - 105 ngày mới nở. Sau đó đem nuôi khoảng 1 tuần rồi đưa ra dưỡng trong bể xi măng, khoảng 1 tháng rưỡi thì xuất bán con giống.

Cua đinh giống có giá 400.000 - 450.000 đồng/con (tùy kích cỡ). Cua đinh thương phẩm từ 450.000 - 550.000 đồng/kg. Mỗi năm, anh Quan xuất bán trên 1.800 con giống, cùng hàng trăm ký cua đinh thịt. Nhờ đó, anh có thu nhập từ 700 - 800 triệu đồng/năm.

Bên cạnh nuôi cua đinh, anh Quan còn cải tạo 15 công đất vườn tạp trồng 200 cây nhãn Ido và hơn 100 gốc sầu riêng. Với sự cần mẫn lao động, anh Quan là một trong những nông dân trẻ sản xuất giỏi của địa phương. “Tôi đi lên từ khó khăn, phải vay vốn để đầu tư mua con giống. Giờ thành công nên bản thân cũng mong muốn hỗ trợ người trẻ có quyết tâm khởi nghiệp từ mô hình kinh tế này tại quê nhà”, anh Quan chia sẻ.

Ông Đỗ Văn Hùm, Chi hội trưởng Chi hội Nông dân ấp Tân Thành, cho biết anh Quan phải vay vốn để khởi nghiệp, nhờ chịu khó nên bây giờ thành công. Ai muốn nuôi và cần hỗ trợ kỹ thuật đều được anh Quan hết mình hỗ trợ. Từ đó, nhiều bà con cũng tập tành nuôi theo và đạt hiệu quả khả quan.

Báo Thanh niên
Đăng ngày 17/11/2022
Duy Tân
Nuôi trồng
Bình luận
avatar

Hiện tượng tôm bị đóng rong trong ao nuôi

Tình trạng tôm đóng rong khi các loại tảo và rong rêu phát triển mạnh mẽ trong ao nuôi, bám chặt vào cơ thể tôm, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và giá trị thương phẩm của chúng.

Tôm bị đóng rong
• 11:15 11/09/2024

Vai trò của thức ăn tự nhiên trong nuôi tôm

Tôm là loài ăn tạp, khi được ương trong trại giống tâm vật lẫn động vật (tảo, artemia ... Do đó, trong những tháng đầu mới thả, việc bổ sung thêm thức ăn tự nhiên cho tấm bên cạnh thức ăn công nghiệp là điều rất quan trọng.

Vi tảo
• 10:16 11/09/2024

Ruột tôm có dấu hiệu xoắn

Quan sát và đánh giá sức khỏe của tôm thông qua các dấu hiệu bên ngoài và nội tạng là rất quan trọng.

Ruột tôm
• 11:17 10/09/2024

Bón vôi ngày mưa đúng cách cho ao nuôi tôm

Bón vôi cho ao nuôi tôm là một trong những biện pháp quan trọng để duy trì chất lượng nước, ổn định pH, và tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của tôm. Tuy nhiên, vào ngày mưa, quá trình bón vôi cần được thực hiện cẩn thận hơn để đảm bảo hiệu quả và tránh gây hại cho tôm.

Trộn vôi
• 10:12 09/09/2024

Bất lợi doanh nghiệp: Chi phí vận chuyển tăng - Nhu cầu giảm

Trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu đang đối mặt với những biến động lớn, các doanh nghiệp thủy sản tại Việt Nam cũng không nằm ngoài vòng xoáy khó khăn. Theo báo cáo tài chính quý II, dù doanh thu của nhiều doanh nghiệp tăng trưởng mạnh mẽ, lợi nhuận lại không đạt kỳ vọng.

Tàu vận chuyển
• 04:57 15/09/2024

Sinh nhật Farmext eShop 3 tuổi - Chơi Minigame vui trúng quà thiệt - Ưu đãi sốc duy nhất 22/09

Đặc biệt hơn chương trình khuyến mãi hàng tháng khác, cuối tháng 9 này chính là sinh nhật lần thứ 3 của Farmext eShop. Nhằm tri ân khách hàng đã luôn tin tưởng, đồng hành và ủng hộ trong suốt 3 năm qua, eShop mở ra các chương trình hấp dẫn gồm Minigame và ưu đãi hot duy nhất ngày 22/09. Cùng tham gia ngay - Nhận quà ngất ngây nhé!

Farmext eShop
• 04:57 15/09/2024

So sánh giữa bệnh EHP và các bệnh khác trên tôm thẻ chân trắng

Người nuôi thường phải đối mặt với nhiều loại bệnh có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và năng suất của đàn tôm.

Tôm bị EHP
• 04:57 15/09/2024

Mẹo chế biến tôm để tránh mùi tanh khi nấu

Tôm là một trong những nguyên liệu phổ biến trong ẩm thực trên thế giới, và đặc biệt được ưa chuộng tại Việt Nam nhờ hương vị đa dạng và giá trị dinh dưỡng cao. Tuy nhiên, mùi tanh của tôm là một trong những thách thức mà người nấu ăn thường gặp phải. Sau đây, Tép Bạc sẽ bật mí một số mẹo khử mùi tanh của tôm đơn giản nhưng hiệu quả và an toàn cho sức khỏe, bao gồm:

Tôm thẻ chân trắng
• 04:57 15/09/2024

Liệu pháp kháng vi-rút đầy hứa hẹn chống lại vi-rút đốm trắng

Coumarin, có trong tự nhiên ở nhiều loại thực vật và nổi tiếng với nhiều tác dụng sinh học đa dạng, được biết đến như những tác nhân cải tiến có ái lực và tính đặc hiệu đối với các mục tiêu phân tử khác nhau trong hoạt động kháng vi-rút (Hu et al., 2024, Qin et al., 2020).

Tôm thẻ chân trắng
• 04:57 15/09/2024
Some text some message..