Thu nhập ổn định từ việc nuôi cá lồng bè trên hồ chứa

Nhờ tận dụng tiềm năng dồi dào của nguồn nước hồ chứa thủy lợi Mỹ Thuận (xã Cát Hưng, huyện Phù Cát), nhiều hộ dân ở đây đã phát triển nghề nuôi cá lồng với nhiều đối tượng có giá trị kinh tế như cá điêu hồng, cá thát lát,...

Nuôi lồng bè
Phát triển nuôi cá lồng mang lại thu nhập ổn định. Ảnh: NT

Qua đó góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân địa phương, phát triển nghề nuôi trồng thủy sản theo hướng bền vững. 

Tại hồ Mỹ Thuận (xã Cát Hưng, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định), ông Nguyễn Văn Điều thả nuôi 5.000 con cá giống thát lát cườm kích cỡ 6 – 10 cm. Nhờ áp dụng tốt theo quy trình kỹ thuật đã được hướng dẫn nên sau 8 tháng thả nuôi, cá lớn nhanh, không xuất hiện bệnh. Đây là giống cá có giá trị kinh tế cao hơn hẳn, cá lớn nhanh và chống chịu được bệnh tốt. 

Trong quá trình nuôi, phải luôn tuân thủ theo sự hướng dẫn của cán bộ kỹ thuật về vệ sinh lồng nuôi, quản lý thức ăn dư thừa,… Thường xuyên theo dõi tốc độ phát triển của cá về kích cỡ và trọng lượng. Đặc biệt, khi cá phân đàn, cần có biện pháp tách đàn, sang lồng nuôi theo cùng kích cỡ giúp cá phát triển đồng đều hơn.

Ông Điều cho biết: với kích cỡ cá hiện tại khoảng 400 gam/con thì chưa thể thu hoạch, để đạt lợi nhuận cao thì cá phải đạt trên 700 gam. Tuy nhiên đến thời điểm hiện tại cá phát triển rất đồng đều, phù hợp với điều kiện môi trường nước trên hồ chứa. Trong thời gian tới, tôi sẽ tiếp tục đầu tư và chăm sóc đến khi đạt trọng lượng để thu hoạch, khi đó hiệu quả kinh tế đem lại sẽ cao hơn.

Ông Nguyễn Xuân Cảnh, thôn Mỹ Long, xã Cát Hưng đầu tư làm bè với 20 lồng nuôi cá điêu hồng trong hồ chứa nước Mỹ Thuận, với diện tích 20 m2/lồng nuôi, mỗi lồng ông thả nuôi 3.000 con cá giống. Nhờ lựa chọn con giống tốt, nguồn nước sạch, không có sán ký sinh và tích cực chăm sóc, theo dõi, phòng trừ bệnh kịp thời nên cá nuôi sinh trường phát triển tốt. Sau 5 tháng nuôi, cá thương phẩm được thương lái trong và ngoài tỉnh đến tận hồ để thu mua, với giá 45.000 đồng/kg, sau khi trừ chi phí đầu tư, ông thu lãi hơn 12 triệu đồng/lồng nuôi. 

Với tiềm năng diện tích mặt nước hồ chứa Mỹ Thuận, đây là điều kiện thuận lợi để phát triển nghề nuôi cá lồng bè. Tuy nhiên, nuôi cá lồng trong hồ chứa nước đòi hỏi chi phí đầu tư khá cao về lồng bè, con giống và thức ăn,…. Vì vậy, các hộ nuôi cần được tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi để đầu tư phát triển nghề nuôi bền vững và ổn định, nâng cao thu nhập, ổn định đời sống cho người dân./.

Đăng ngày 03/07/2024

Bình Định: Tổng sản lượng thủy sản 6 tháng đầu năm đạt 146.445,2 tấn

Theo Cục Thống kê tỉnh Bình Định, tổng sản lượng thủy sản 6 tháng đầu năm 2024 trên địa bàn tỉnh ước đạt 146.445,2 tấn, tăng 2,9% ( tăng 4.161,2 tấn) so với cùng kỳ.

Tàu
• 08:00 06/07/2024

Thu nhập ổn định từ việc nuôi cá lồng bè trên hồ chứa

Nhờ tận dụng tiềm năng dồi dào của nguồn nước hồ chứa thủy lợi Mỹ Thuận (xã Cát Hưng, huyện Phù Cát), nhiều hộ dân ở đây đã phát triển nghề nuôi cá lồng với nhiều đối tượng có giá trị kinh tế như cá điêu hồng, cá thát lát,...

Nuôi lồng bè
• 10:25 03/07/2024

Tăng cường quản lý NTTS trong thời tiết nắng nóng, mưa bão và hạn hán xâm nhập mặn

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Quốc gia, từ nay đến cuối năm thời tiết thay đổi theo hướng cực đoan, nắng nóng, hạn hán, xâm nhập mặn, áp thấp nhiệt đới, mưa, bão xảy ra không theo quy luật.

Nuôi thủy sản lồng bè
• 10:22 28/06/2024

Tăng cường công tác gỡ “Thẻ vàng” của Ủy ban châu Âu

Ngày 17/6, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang chủ trì Hội nghị trực tuyến của Ban chỉ đạo Quốc gia về chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo, không theo quy định (IUU). Hội nghị được kết nối trực tuyến với 28 địa phương ven biển trên cả nước.

Họp
• 11:39 19/06/2024

Bệnh vi bào tử trùng trên tôm nuôi

Bệnh vi bào tử trùng do vi bào tử trùng Enterocytozoon hepatopenaei (EHP) gây ra, làm cho tôm chậm lớn bởi EHP ký sinh nội bào và sử dụng dinh dưỡng, năng lượng dự trữ trong gan, tụy khiến tôm không đủ dinh dưỡng, năng lượng cho sự tăng trưởng và lột xác.

Tôm thẻ
• 21:09 05/07/2024

So sánh sự tăng trưởng của tôm ở mỗi vùng nước nuôi khác nhau

Nuôi tôm là một ngành kinh tế quan trọng và phát triển mạnh mẽ tại nhiều địa phương ở Việt Nam. Tuy nhiên, hiệu quả nuôi tôm không phải lúc nào cũng giống nhau ở các vùng nước khác nhau. Mỗi môi trường nuôi đều có những đặc điểm riêng, ảnh hưởng đến sự phát triển và tăng trưởng của tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 21:09 05/07/2024

Những dưỡng chất mà tôm có thể hấp thụ qua mang

Một trong những bộ phận quan trọng nhất của tôm để hấp thụ dưỡng chất chính là mang. Mang tôm không chỉ giúp tôm hô hấp mà còn đóng vai trò trong việc hấp thụ các dưỡng chất từ môi trường nước.

Tôm thẻ
• 21:09 05/07/2024

Nuôi tôm hữu cơ: Giải pháp cho tương lai ngành tôm Việt Nam

Trong bối cảnh đó, mô hình nuôi tôm hữu cơ đang nổi lên như một giải pháp tiềm năng, mang lại lợi ích bền vững cho cả người nuôi và người tiêu dùng. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu chi tiết về nuôi tôm hữu cơ, từ lịch sử phát triển đến các kỹ thuật nuôi và những lợi ích mà mô hình này mang lại.

Tôm thẻ chân trắng
• 21:09 05/07/2024

Nhiều doanh nghiệp tham gia bảo tồn hệ sinh thái biển Phú Quốc

Ngày 27/6/2024, tại thành phố Phú Quốc (Kiên Giang), một cuộc họp tham vấn ý kiến doanh nghiệp trong công tác bảo tồn biển Phú Quốc do Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN) cùng Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên tại Việt Nam (WWF-Việt Nam) và Ban quản lý Khu Bảo tồn Biển (KBTB) Kiên Giang tổ chức đã thu hút đại diện 28 doanh nghiệp.

Biển Phú Quốc
• 21:09 05/07/2024
Some text some message..