Thủ tướng chỉ đạo giải pháp phát triển ngành Thủy sản

Hỗ trợ tối đa, tạo thuận lợi nhất trong điều kiện có thể của đất nước để phát triển nhanh và bền vững ngành Thủy sản, nâng cao đời sống nhân dân, gắn liền với bảo vệ chủ quyền, lãnh thổ, biển đảo quốc gia.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phát biểu chỉ đạo Hội nghị. Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định quan điểm này khi phát biểu chỉ đạo Hội nghị về giải pháp và chính sách phát triển thủy sản tổ chức ngày 15/4 tại Đà Nẵng.

Theo Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, nhìn lại 10 năm qua, ngành Thủy sản nước ta đã có bước phát triển nhanh, ổn định; đánh bắt, nuôi trồng, xuất khẩu... thủy sản tăng mạnh. Thủy sản Việt Nam đang giành được vị thế cao trong cộng đồng nghề cá trên thế giới, đứng đầu về sản lượng cá tra, đứng thứ 3 thế giới về nuôi trồng thủy sản (trong đó đứng đầu thế giới về sản xuất tôm sú), thứ 4 về giá trị xuất khẩu thủy sản.

Những kết quả đạt được của ngành Thủy sản đã trực tiếp đóng góp vào tăng trưởng của nền kinh tế quốc dân; giải quyết công ăn việc làm, tạo thu nhập, cải thiện đời sống cho người lao động; vào bảo vệ chủ quyển, biển đảo quốc gia...

Tuy nhiên, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng nêu những tồn tại, hạn chế mà ngành Thủy sản cần tập trung khắc phục, đó là năng lực sản xuất, sức cạnh tranh, giá trị gia tăng, tính hiệu quả của ngành còn thấp, chưa tương xứng với tiềm năng; phương tiện đánh cá chủ yếu là tàu cũ, tiêu tốn nhiều nhiêu liệu; còn sự cạnh tranh không lành mạnh trong xuất khẩu; sự rủi ro của người đi biển còn lớn, thu nhập của ngư dân thấp; vốn đầu tư phát triển nghề cá của doanh nghiệp, của ngư dân còn ít; việc ứng dụng khoa học công nghệ vào nghề cá chưa đáp ứng được yêu cầu, thất thoát sản lượng trong đánh bắt còn cao; chưa hình thành được chuỗi giá trị trong ngành. Bên cạnh đó, quản lý Nhà nước đối với ngành tuy có nhiều tiến bộ, song so với yêu cầu cần phải làm tốt hơn, một số cơ chế, chính sách chưa đáp ứng, chưa sát với thực tế, chiến lược quy hoạch nghề cá còn yếu... 

Đề cập tới các nhiệm vụ cụ thể, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chỉ đạo cần đặc biệt quan tâm tăng cường quản lý Nhà nước trong lĩnh vực thủy sản; tập trung rà soát các cơ chế, chính sách, tổng kết thực tiễn, phân tích, làm rõ và đề xuất sửa đổi, bổ sung, ban hành mới các cơ chế, chính sách phù hợp.

Trước hết là về tín dụng, đây là chính sách hết sức quan trọng, theo đó phải quan tâm tập trung tín dụng cho những người đang có tàu, những tàu đã cũ để đóng mới tàu bằng vỏ thép, hiện đại hơn, công suất cao hơn; tín dụng cho ngư dân nâng cấp, cải hoán các tàu đang còn tốt; hỗ trợ tín dụng cho người đánh bắt, nuôi trồng thủy hải sản.

“Trong cho vay, ngân hàng không được để ngư dân ra khơi phải đi vay nặng lãi”, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh.

Đồng thời quan tâm rà soát, xây dựng các cơ chế, chính sách phù hợp liên quan đến bảo hiểm; xuất khẩu; đầu tư cơ sở hạ tầng nghề cá như các khu neo đậu tránh trú bão cho tàu; hạ tầng các cảng cá; hạ tầng thông tin liên lạc nhằm đảm bảo an toàn cho ngư dân....

Trong quản lý Nhà nước, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng đặc biệt lưu ý cần phải từng bước hình thành quan hệ hợp tác sản xuất mới, hình thành các hợp tác xã, các liên kết sản xuất, các nghiệp đoàn nghề cá... qua đó tạo chuỗi giá trị, đảm bảo hiệu quả, an ninh, an toàn cao hơn trong hoạt động nghề cá.

“Chính phủ sẽ hết sức cố gắng trong thực hiện các hoạt động xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường xuất khẩu thủy sản của Việt Nam”, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng yêu cầu các địa phương cần đặc biệt chú trọng thực hiện đồng bộ, hiệu quả các giải pháp giảm nghèo trong ngư dân, bởi hiện nay các hộ nghèo là ngư dân còn quá lớn. Các bộ, ngành chức năng, các địa phương hết sức quan tâm, tăng cường hơn nữa lực lượng nòng cốt trên biển, như Hải quân, Cảnh sát biển, Kiểm ngư... để hỗ trợ ngư dân trong khai thác, đánh bắt thủy hải sản, trong thiên tai cũng như các sự cố khác trên biển, góp phần bảo vệ độc lập, chủ quyền, biển đảo quốc gia.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nêu rõ yêu cầu phải quán triệt sâu sắc Chiến lược Biển của Đảng và Nhà nước bởi đây là tiềm năng, lợi thế lớn của đất nước; là không gian sinh tồn để chúng ta công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển đất nước, cải thiện đời sống nhân dân; là nơi để giữ vững chủ quyền quốc gia; là nơi để hội nhập quốc tế, gìn giữ, bảo đảm hòa bình...

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng cho biết sau Hội nghị này, Chính phủ sẽ ban hành một Nghị định về phát triển thủy sản trên tinh thần mục tiêu là hỗ trợ tối đa, tạo thuận lợi nhất trong điều kiện có thể của đất nước để phát triển triển nhanh và bền vững ngành Thủy sản, nâng cao đời sống nhân dân, gắn liền với bảo vệ chủ quyền, lãnh thổ, biển đảo quốc gia./.

http://baodientu.chinhphu.vn; 15/04/14
Đăng ngày 16/04/2014
Nguyễn Hoàng-Nhật Bắc
Nuôi trồng

FLOCponics: Sự tích hợp hoàn hảo của công nghệ biofloc và cây thủy canh

FLOCponics là một loại Aquaponics thay thế tích hợp công nghệ biofloc (BFT) với sản xuất cây trồng không sử dụng đất.

flocponics
• 15:51 07/03/2022

Mô hình nuôi ba ba lãi 300 triệu đồng/năm

Mô hình nuôi ba ba của ông Lương Thành Kỷ, ở thị trấn Búng Tàu, huyện Phụng Hiệp. Qua 14 năm phát triển, đến nay đàn ba ba sinh sản của ông Kỷ đã phát triển hơn 1.500 con, mỗi năm xuất bán ra thị trường từ 8.000-10.000 con giống, trừ hết các khoản chi phí, lợi nhuận gần 300 triệu đồng/năm.

Ba ba.
• 09:38 14/06/2021

Kinh tế ổn định nhờ nuôi ba ba sinh sản

Hơn 20 năm nuôi ba ba sinh sản, anh Nguyễn Đức Lợi, ấp Phước Thọ B, xã Mỹ Phước, huyện Mỹ Tú, tỉnh Sóc Trăng có cuộc sống khấm khá. Gắn bó lâu năm với con ba ba một phần cũng vì sự yêu thích loài vật này, ba ba lại dễ nuôi, nhẹ công chăm sóc, thị trường tiêu thụ tốt, đem lại nguồn thu nhập ổn định cho gia đình anh.

• 15:40 03/03/2021

Thu trăm triệu đồng mỗi năm từ nuôi ba ba

Nuôi ba ba gai là một công việc đòi hỏi phải có nguồn vốn lớn và kỹ thuật cao. Nhưng bằng ý chí, nghị lực, sự đam mê tận tụy với công việc cùng với áp dụng các kiến thức khoa học kỹ thuật mà ông Phạm Tất Đạt ở xã Yên Bình, thành phố Tam Điệp đã thành công, vươn lên trở thành triệu phú.

kỹ thuật sản xuất giống baba
• 10:00 30/05/2017

Nuôi thủy sản xanh giải pháp phát triển bền vững

Trong bối cảnh nhu cầu tiêu thụ thủy sản ngày càng tăng cao, việc phát triển ngành nuôi thủy sản một cách bền vững là vô cùng quan trọng. Một trong những hướng đi mới giúp ngành này phát triển lâu dài và bảo vệ môi trường là nuôi thủy sản xanh. Đây là một phương thức nuôi trồng không chỉ mang lại lợi ích về mặt năng suất mà còn góp phần bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường sống.

Nuôi trồng thủy sản
• 10:30 21/03/2025

Áp dụng quy trình nuôi VIETGAP: Lợi ích thiết thực cho người dân

VIETGAP là quy trình thực hành nông nghiệp tốt do Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn ban hành, nhằm đảm bảo an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường và sức khỏe người lao động. Quy trình này áp dụng cho nhiều lĩnh vực nông nghiệp, trong đó có nuôi trồng. Mục tiêu chính của VIETGAP là giảm thiểu rủi ro trong sản xuất, đảm bảo chất lượng sản phẩm và mang lại lợi ích bền vững cho cả người sản xuất lẫn người tiêu dùng.

Nuôi trồng thủy sản
• 09:49 20/03/2025

Đa dạng hóa các loài nuôi thủy sản nước lợ, mặn

Trong bối cảnh nhu cầu tiêu thụ thủy sản ngày càng tăng cao và điều kiện môi trường thay đổi, việc đa dạng hóa các loài nuôi thủy sản nước lợ, mặn trở thành một xu hướng quan trọng, giúp phát triển bền vững ngành thủy sản và bảo vệ nguồn lợi thủy sản.

Cá nâu
• 10:26 19/03/2025

Cách nào giải quyết NO2 tối ưu tới thời điểm hiện tại

Việc duy trì môi trường nước sạch và ổn định là yếu tố sống còn để đảm bảo sự phát triển khỏe mạnh của tôm.

Ao tôm
• 10:04 19/03/2025

Đọc để có thể chăm sóc đàn cá con tốt nhất có thể

Cách chăm sóc cá cảnh con mới nở là một quy trình tỉ mỉ và yêu cầu kiên nhẫn, nhằm đảm bảo cá con có điều kiện tốt nhất để sinh trưởng. Hãy cùng tìm hiểu các bước cần thiết trong việc chăm sóc cá con từ khi chúng mới chào đời.

Cá cảnh
• 22:55 22/03/2025

Thị trường thức ăn thủy sản dự báo đạt 171,53 tỷ USD vào năm 2030

Thị trường thức ăn thủy sản toàn cầu dự kiến sẽ duy trì tốc độ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) ở mức 4,1%, từ 129,48 tỷ USD vào năm 2023 lên 171,53 tỷ USD vào năm 2030. Đà tăng trưởng này được thúc đẩy bởi sự mở rộng mạnh mẽ của ngành nuôi trồng thủy sản, mức tiêu thụ hải sản ngày càng cao và sự phát triển trong công thức thức ăn giúp tối ưu hóa giá trị dinh dưỡng cũng như tính bền vững.

Thức ăn thủy sản
• 22:55 22/03/2025

Học gì để làm giàu từ vuông tôm, ao cá? Câu hỏi từ học sinh Cà Mau

Cà Mau – vùng đất được mệnh danh là "thủ phủ tôm" của cả nước, nơi có những vuông tôm, ao cá rộng lớn mang lại nguồn thu nhập chính cho hàng ngàn hộ dân.

Tư vấn
• 22:55 22/03/2025

Nuôi thủy sản xanh giải pháp phát triển bền vững

Trong bối cảnh nhu cầu tiêu thụ thủy sản ngày càng tăng cao, việc phát triển ngành nuôi thủy sản một cách bền vững là vô cùng quan trọng. Một trong những hướng đi mới giúp ngành này phát triển lâu dài và bảo vệ môi trường là nuôi thủy sản xanh. Đây là một phương thức nuôi trồng không chỉ mang lại lợi ích về mặt năng suất mà còn góp phần bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường sống.

Nuôi trồng thủy sản
• 22:55 22/03/2025

Nhận biết sớm tôm bệnh trong ao nuôi

Phòng bệnh luôn hiệu quả hơn chữa bệnh. Việc thường xuyên theo dõi, quan sát và kiểm tra tình trạng sức khỏe của tôm nuôi là yếu tố quan trọng giúp người nuôi phát hiện sớm các dấu hiệu bất thường như tôm yếu hoặc nhiễm bệnh từ đó có kịp thời đưa ra biện pháp điều trị kịp thời.

Tôm thẻ chân trắng
• 22:55 22/03/2025
Some text some message..