Thua lỗ vì ốc hương giống

Từ đầu năm đến nay, các cơ sở sản xuất giống ốc hương thua lỗ tiền tỷ vì ốc chết. Bên cạnh đó, tình trạng khan hiếm ốc giống khiến nhiều hộ nuôi thương phẩm phải chấp nhận mua ốc giống với giá cao và trôi nổi, không đảm bảo chất lượng về thả nuôi.

Thua lỗ vì ốc hương giống
Cơ sở ương nuôi ốc giống của ông Ngô Đình Đức rơi vào cảnh thua lỗ do ốc chết

Những năm gần đây, do tôm sú, tôm thẻ mất mùa nên nhiều hộ nuôi trong tỉnh Khánh Hòa đã chuyển sang nuôi ốc hương. Năm nay, giá ốc hương cũng rất cao, có thời điểm lên đến 310.000 đồng/kg nên kích thích các hộ nuôi loại nhuyễn thể này, kéo theo các cơ sở sản xuất đầu tư mạnh cho hoạt động sản xuất ốc hương giống. Theo thống kê của Chi cục Thủy sản, số lượng trại sản xuất ốc hương giống của tỉnh là 157 trại, trong đó thị xã Ninh Hòa có 110 cơ sở, TP. Nha Trang 22 cơ sở, huyện Vạn Ninh 20 cơ sở và TP. Cam Ranh 5 cơ sở. Trong đó, trên địa bàn thị xã Ninh Hòa, các cơ sở sản xuất ốc hương giống tập trung chủ yếu tại các xã: Ninh Phước, Ninh Ích.

Từ đầu năm đến nay, các cơ sở sản xuất ốc hương giống trên địa bàn tỉnh lâm vào cảnh lao đao vì ốc hương giống đến thời điểm gần xuất bán thì lăn ra chết. Ông Ngô Đình Đức - chủ cơ sở sản xuất ốc hương giống tại thôn Ninh Tịnh (xã Ninh Phước, thị xã Ninh Hòa) cho biết: “Tôi có 4 trại ương ốc hương giống với hơn 100 bể, có thể chủ động từ ấp trứng đến ương ốc giống. 7 tháng qua, tôi sản xuất khoảng 25 triệu con ốc giống nhưng đã thiệt hại gần hết, chỉ tính riêng tiền con giống và thức ăn đã thua lỗ hơn 1 tỷ đồng”. Cũng theo ông Đức, ở Ninh Tịnh có 150 cơ sở sản xuất giống thủy sản, trước đây chủ yếu sản xuất tôm giống, nhưng 5 năm gần đây các cơ sở chuyển dần sang sản xuất ốc hương giống.

Cách các trại ốc của ông Đức không xa là cơ sở sản xuất giống của ông Ngô Đình Dũng. Ông Dũng cho biết: “Từ đầu năm đến nay, cơ sở tôi đã tiến hành ương 7 đợt nhưng đã chết hết 6 đợt, thua lỗ cả tỷ đồng. Nhiều đợt đã nhận tiền đặt cọc của khách hàng, chỉ 5 - 7 ngày là xuất bán thì ốc lại chết”. Được biết, không chỉ ở Ninh Tịnh mà ở Ninh Ích (thị xã Ninh Hòa) hay Vạn Lương (huyện Vạn Ninh) cũng rơi vào tình cảnh tương tự, có hộ thua lỗ từ 700 - 800 triệu đồng đến hàng tỷ đồng.

Được biết, đa số ốc hương chết có biểu hiện của bệnh ốc bỏ vỏ và đơ mày. Các cơ sở đã chủ động đưa mẫu ốc đi xét nghiệm, kết quả ốc bị nhiễm khuẩn nặng. Theo lý giải của ông Dũng, có thể là do nguồn nước không đảm bảo; bên cạnh đó, có thể do các trại có ốc bị dịch bệnh nhưng không xử lý mà xả thẳng ra môi trường nên khi các hộ khác lấy nước vào cũng bị dịch bệnh theo. 

Theo tin từ Phòng Kinh tế thị xã Ninh Hòa, thời gian qua, trên địa bàn có xảy ra tình trạng ốc giống chết nhưng chưa rõ nguyên nhân. Các cơ sở khi có ốc chết không tuân thủ khuyến cáo, không thông báo cho cơ quan chức năng để nắm bắt tình hình. Việc quản lý đối với các trại sản xuất ốc giống hiện nay gặp nhiều khó khăn do thiếu hướng dẫn cụ thể. Trong khi đó, theo báo cáo của Chi cục Chăn nuôi và Thú y, việc kiểm dịch đối với các đối tượng thủy sản chỉ đạt 30 - 50% đối với tôm sú và tôm thẻ chân trắng, còn các đối tượng nhuyễn thể như: ốc hương, tu hài, trai ngọc có số lượng kiểm dịch rất ít và rất khó kiểm soát.

Tình trạng ốc hương giống chết liên tục trong thời gian qua đã khiến cho người nuôi lâm vào cảnh thiếu ốc giống, rất nhiều hộ nuôi đã cải tạo xong ao đìa nhưng không có nguồn giống để thả nuôi. Theo tìm hiểu của chúng tôi, ốc hương thương phẩm chiếm phần lớn trong số diện tích hơn 1.000ha nuôi các loại nhuyễn thể trên địa bàn tỉnh. Chỉ tính riêng khu vực thị xã Ninh Hòa, diện tích ốc hương đã lên đến hơn 320ha, huyện Vạn Ninh hơn 400ha, rất nhiều trong số đó không tìm mua được ốc giống đảm bảo chất lượng để nuôi.

Theo đại diện phòng kinh tế các địa phương, ốc hương nuôi trên địa bàn tỉnh chủ yếu được mua từ các trại nuôi trong tỉnh; tình trạng khan hiếm ốc giống đã đẩy giá ốc lên cao. Nhiều hộ để đảm bảo vụ nuôi phải chấp nhận mua ốc không đảm bảo chất lượng từ nhiều tỉnh lân cận về thả nuôi. Đây là một trong những nguyên nhân khiến ốc hương nuôi thương phẩm của người dân chết yểu trong thời gian qua.

Báo Khánh Hòa
Đăng ngày 31/08/2017
B.L
Kinh tế

Giá cua đặc sản Cà Mau đạt mức kỷ lục dịp sát Tết

Những ngày cận Tết Nguyên đán, giá cua Cà Mau đạt mức tiền triệu, cũng là mức kỷ lục. Người nuôi thở phào sau dịch và hứa hẹn có một cái Tết vui tươi.

thu hoạch cua
• 19:55 28/01/2022

Trầy trật hàng thủy sản ngày cận tết

Nhiều nhà nông miền Tây đứng ngồi không yên trước thông tin nhiều mặt hàng nông sản bị ùn ứ tại cửa khẩu phía Bắc. Đặc biệt, những ngày gần đây một số mặt hàng thủy sản có dấu hiệu xuống giá khi Tết Nhâm Dần đã gần kề.

tôm thẻ chân trắng
• 11:25 21/01/2022

Giá lợn hơi đang tăng lên từng ngày

Theo ông Nguyễn Văn Trọng, Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), giá lợn hơi đang tăng từng ngày và dao động phổ biến từ 35.000-45.000 đồng/kg, tùy vùng.

nuôi heo
• 15:53 27/10/2021

Không tiêu thụ được, người nuôi trồng thủy hải sản tại Đà Nẵng “kêu cứu”

UBND phường Nại Hiên Đông, quận Sơn Trà, Đà Nẵng cho biết, hiện trên địa bàn còn khoảng 40 tấn hải sản nuôi trồng đang vào vụ thu hoạch nhưng gặp khó trong đầu ra. Mặc dù các chợ đã mở cửa trở lại nhưng công suất hoạt động hạn chế khiến tiểu thương không mặn mà với hải sản nuôi trồng.

nuôi cá lồng bè
• 17:12 05/10/2021

Tăng giá trị con tôm bằng cách nâng cao chất lượng tôm

Nuôi tôm là một trong những ngành kinh tế đóng góp quan trọng cho nền kinh tế nước ta, đặc biệt là trong lĩnh vực xuất khẩu thủy sản. Mặc dù mang lại nhiều lợi ích, nhưng ngành nuôi tôm cũng đối mặt với hàng loạt khó khăn và thách thức như biến đổi khí hậu, dịch bệnh, và chi phí sản xuất cao.

Tôm thẻ
• 11:01 18/04/2024

Điểm danh một số thị trường xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam

Chỉ tính riêng 2 tháng đầu năm 2024, điểm đến xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam vinh danh 3 thị trường quốc tế, đó là: Mỹ, EU và Israel.

Cá ngừ
• 11:47 16/04/2024

Làm sao để dự đoán được xu hướng giá thủy sản?

Dự đoán chính xác xu hướng giá thủy sản là một việc hết sức phức tạp, bởi nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, bao gồm cả những yếu tố vĩ mô và vi mô. Tuy nhiên, bạn có thể tham khảo một số phương pháp sau để có được dự đoán tương đối chính xác.

Hải sản
• 09:44 15/04/2024

Xu hướng thị phần doanh nghiệp sản xuất thức ăn tôm 2024

Ngành sản xuất thức ăn cho tôm hiện đang đối mặt với vấn đề phân mảnh và thiếu tính thống nhất trong chuỗi giá trị sản xuất. Tuy nhiên, vẫn có những dấu hiệu tích cực ở một số quốc gia như Việt Nam, nơi mà ngành này đang dần hướng tới sự thống nhất.

Tôm thẻ
• 08:00 13/04/2024

“Khát” nước ở vùng sông nước

Miền Hạ. Cái tên đã nói lên tất cả, sở dĩ gọi miền hạ là do mảnh đất này ở “vùng thấp hơn” của huyện, có cao độ so với mặt nước biển chừng 0,5 – 0,8m, có mật độ sông rạch tự nhiên rất dày đặc.

Hạn hán
• 16:00 19/04/2024

Mắt cá ngừ đại dương có gì hấp dẫn?

Mắt cá ngừ đại dương với vẻ ngoài đặc biệt có thể khiến nhiều người cảm thấy e dè khi lần đầu nhìn thấy. Tuy nhiên, ẩn chứa bên trong "vẻ ngoài dị biệt" ấy là hương vị thơm ngon, béo ngậy cùng giá trị dinh dưỡng dồi dào, biến nó thành món ăn độc đáo, hấp dẫn thực khách và trở thành đặc sản trứ danh của Phú Yên.

Mắt cá ngừ
• 16:00 19/04/2024

Bảo hiểm nuôi trồng thủy sản

Bảo hiểm nuôi trồng thủy sản là thỏa thuận giữa người nuôi, trồng thủy sản và công ty bảo hiểm, trong trường hợp xảy ra tổn thất/thiệt hại với thủy sản do sự cố/rủi ro cụ thể được xác định trước khi bắt đầu tham gia bảo hiểm, công ty bảo hiểm đồng ý bồi thường một khoản tiền nhất định cho nông dân đã mua bảo hiểm cho loại thủy sản đó.

Ao tôm
• 16:00 19/04/2024

Ép khuẩn và diệt khuẩn cho ao nuôi tôm

Trong môi trường ao nuôi, vi khuẩn luôn có khả năng xuất hiện mặc dù đã xử lý cẩn thận từ đầu vụ nuôi. Chúng xuất hiện và tấn công tôm gây nên một số bệnh khó điều trị, từ đó tôm mất sức đề kháng dẫn đến chết. Chính vì vậy vấn đề diệt khuẩn luôn được bà con quan tâm đến. Diệt khuẩn như thế nào là đúng cách để không ảnh hưởng đến tôm, mời bà con tham khảo bài viết dưới đây nhé!

Tôm thẻ
• 16:00 19/04/2024

Chuyển đổi một số nghề khai thác hải sản ảnh hưởng đến nguồn lợi và môi trường sinh thái

UBND tỉnh Bình Định vừa ban hành Quyết định số 1161/QĐ-UBND ngày 04/4/2024 về Kế hoạch Chuyển đổi một số nghề khai thác hải sản ảnh hưởng đến nguồn lợi và môi trường sinh thái trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2024 – 2030, Kế hoạch này do Sở Nông nghiệp và PTNT Bình Định chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan, UBND các huyện, thị xã, thành phố ven biển triển khai thực hiện.

Tàu thuyền
• 16:00 19/04/2024