Thừa Thiên - Huế: Đầm phá ô nhiễm, dân kêu trời

Hàng ngàn hộ dân ở 33 xã, phường, thị trấn sống dựa vào đầm phá Tam Giang - Cầu Hai (tỉnh Thừa Thiên - Huế), đang khốn khổ vì nguồn nước ô nhiễm nghiêm trọng.

Ô nhiễm đầm phá ở Thừa Thiên - Huế
Rác thải nhựa tràn lan trên phá Tam Giang. Ảnh: baotainguyenmoitruong.vn

Nước đổi màu, tôm cá chết 

Thôn Trung Chánh, xã Lộc Điền (huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên - Huế) hiện có hơn 1.000 hộ dân hoạt động trong lĩnh vực ngư nghiệp. Địa phương này từ lâu nổi tiếng với nghề nuôi cá mú, cá dìa và các loại thủy sản nước lợ ở vùng đầm phá Cầu Hai.

Đặc biệt nơi đây có chợ trung chuyển hải sản đánh bắt từ đầm phá lên bờ. Trung bình mỗi ngày chợ Trung Chánh cung cấp từ 2-3 tấn cá tôm và những đặc sản nước lợ cho TP Huế và Đà Nẵng. Thế nhưng gần 2 tháng nay, bà con ngư dân gần như kiệt quệ do nước trên phá đổi màu khiến cá nuôi chết hàng loạt. Theo phản ánh của ngư dân, những năm trước không hề có hiện tượng nước đổi màu như nước lũ. Nhưng 2 năm trở lại đây, hễ có mưa lớn là đất đá, bụi đỏ tràn về đầm phá, khiến cá tôm bị ngạt, đỏ mắt mà chết. 

Tôm chết hàng loạtTôm cá chết nhiều khiến kinh tế bà con ngư dân Thừa Thiên - Huế gặp nhiều khó khăn. Ảnh: Bắc Bình

Bức xúc trước tình trạng trên, anh Mai Thanh Hiền (thôn Trung Chánh) đã cất công đi tìm hiểu nguyên nhân và bước đầu xác định: do mở đường khai thác cây rừng ở dãy núi trước thôn khiến đất đỏ theo các khe suối chảy xuống khu vực nuôi trồng thủy sản trên đầm phá. Anh Hiền nói: “Nhà nào nuôi cá dìa, cá đối hay tôm thiệt hại ít nhất cũng cả trăm triệu, nhiều thì mất tiền tỉ. Thuyền ghe thì luồng lạch bị bồi lấp, không thể vào ra nên khó khăn càng thêm chồng chất”.

 Ông Hoàng Sa - Chủ tịch UBND xã Lộc Điền - cho hay: xã đã có công văn gửi UBND huyện Phú Lộc đề nghị chấn chỉnh việc khai thác keo tràm ảnh hưởng đến nguồn nước đổ ra đầm Cầu Hai. “Cũng mong cơ quan chức năng sớm vào cuộc để tìm ra nguyên nhân, đánh giá tác động môi trường, cũng như thống kê thiệt hại để có chính sách hỗ trợ, đền bù cho người dân” - ông Sa nói.

Nghề nuôi cá lồng trước nguy cơ phá sản 

Quá trình nghiên cứu của các cơ quan chức năng, mỗi ngày môi trường vùng ven biển và đầm phá Tam Giang - Cầu Hai tiếp nhận trung bình khoảng 394.818 túi ni lông, 112.805 chai nhựa, trong đó tỉ lệ tái sử dụng khá thấp nên đã gây ra tình trạng ô nhiễm rác thải nhựa.

Chợ Thuận An nằm sát bờ phá Tam Giang, dù có dịch vụ thu gom rác thải nhưng đoạn sát bờ phá vẫn còn khá nhiều túi ni lông, rác thải. Cảng cá Thuận An cũng được xem là nơi tập trung rác thải gây ô nhiễm môi trường. Ông Trần Quang Nhất - Giám đốc cảng cá Thừa Thiên - Huế (phường Thuận An, TP Huế) - khẳng định, cảng cá có hợp đồng với công ty thu gom rác thải hằng ngày, nhưng vào mùa này rác thải vẫn theo thủy triều tấp vào bờ.

Do ô nhiễm ngày càng tăng nên những năm qua người nuôi cá lồng ở các thôn An Hải, Hải Tiến (phường Thuận An) như ngồi trên lửa, khi hàng chục tấn cá cứ sắp đến ngày thu hoạch thì chết hàng loạt. Bà Nguyễn Thị Vĩnh (thôn An Hải) cho rằng, một trong những nguyên nhân dẫn đến cá chết là do người dân thiếu ý thức, thường xuyên đổ rác thải nhựa xuống phá, gây ô nhiễm nguồn nước. “Rất mong chính quyền có biện pháp mạnh để răn đe, nếu không thì nghề nuôi cá lồng trên phá Tam Giang sẽ phá sản” - bà Vĩnh nói.

Nghề nuôi cá lồng trước nguy cơ phá sản Nguồn nước ô nhiễm tác động rất lớn đến đời sống người dân thôn Trung Chánh. Ảnh: phunuonline.com

Kết quả nghiên cứu tình hình thất thoát rác thải nhựa từ TP Huế và tác động đến môi trường đầm phá Tam Giang - Cầu Hai của Trung tâm Nghiên cứu chuyển giao công nghệ môi trường miền Trung (CRET.HUE, thuộc Trường đại học Khoa học - Đại học Huế) vừa thực hiện cho thấy: rác thải nhựa phát sinh từ các hoạt động sinh hoạt, nuôi trồng thủy sản, nông nghiệp.

2 nguồn đóng góp nhiều nhất vào dòng phát sinh rác thải nhựa là hộ gia đình (chiếm 70,4%) và chợ (chiếm 16,9%). Khối lượng nhựa thất thoát ra môi trường của khu vực đầm phá Tam Giang - Cầu Hai là 479 tấn/năm, chiếm 12% tổng lượng nhựa phát sinh. Nguyên nhân dẫn đến sự thất thoát rác thải nhựa ra môi trường tại khu vực này một phần do tỉ lệ thu gom ở một số khu vực chưa cao, đa số các địa phương không có hệ thống thoát nước mưa nên khi mưa, nước chảy tràn sẽ đưa rác thải nhựa ra hệ thống thủy vực.

Theo ông Nguyễn Trung - Giám đốc Công ty TNHH Hằng Trung, đơn vị thu gom rác thải sinh hoạt tại 20 xã, phường, thị trấn nằm quanh phá Tam Giang thuộc TP Huế và huyện Phú Vang - với lượng rác trung bình mỗi tháng khoảng 2.000 tấn, trong đó 60% lượng rác hữu cơ, 20% rác thải nhựa thì khu vực phá Tam Giang, đoạn qua chợ Thuận An, cảng cá và đập Hòa Duân nối phường Thuận An với xã Phú Thuận (huyện Phú Vang) là những nơi tập trung rác thải nhiều nhất. Rác một phần do người dân xả xuống nhưng phần lớn từ khu vực sông Hương theo dòng nước đẩy về.

Để giảm ô nhiễm môi trường do rác thải nhựa ven phá Tam Giang, ông Trung dự định đề xuất phương án thu gom rác thải trên phá Tam Giang (đoạn qua chợ Thuận An, cảng cá và đập Hòa Duân) bằng phà túc trực ở phường Thuận An, đồng thời sẽ đầu tư dây chuyền xử lý rác thải nhựa để làm các sản phẩm tái chế. 

Báo Phụ Nữ Online
Đăng ngày 14/03/2023
Thuận Hóa
Môi trường

Sử dụng men vi sinh trong nuôi trồng thủy sản

Men vi sinh (probiotic) là các vi sinh vật có lợi, khi được bổ sung vào môi trường nuôi trồng thủy sản, giúp cải thiện chất lượng nước, nâng cao sức khỏe của động vật thủy sản và hạn chế sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh.

Ao nuôi tôm
• 10:55 20/11/2024

Tổng hợp các phương pháp kiểm soát nguồn gốc chất thải

Kiểm soát nguồn gốc chất thải thủy sản đặc biệt là nuôi tôm là một khâu quan trọng trong quản lý chất thải, nhằm xác định nguồn phát sinh, loại chất thải, lượng chất thải và các thông tin liên quan khác. Các phương pháp này giúp chúng ta có những biện pháp xử lý và giảm thiểu chất thải hiệu quả hơn.

Nguồn gốc chất thải
• 09:42 14/11/2024

Tìm hiểu các loại vi sinh vật trong nước thải

Vi sinh vật trong nước thải đóng vai trò quan trọng trong việc phân hủy các chất hữu cơ và làm sạch nước. Hiểu biết về các loại vi sinh vật này sẽ giúp chúng ta tối ưu hóa quá trình xử lý nước thải, giảm thiểu ô nhiễm môi trường và bảo vệ nguồn nước.

Nước thải ao nuôi
• 09:38 12/11/2024

Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến năng suất nuôi thủy sản tại vùng ven biển Việt Nam

Biến đổi khí hậu đang ngày càng ảnh hưởng mạnh đến ngành nuôi trồng thủy sản ven biển Việt Nam, gây ra các hiện tượng thời tiết cực đoan như bão lớn, hạn hán kéo dài, xâm nhập mặn và nhiệt độ nước biển tăng cao trong năm 2023-2024. Những tác động này không chỉ làm suy giảm năng suất và sản lượng thủy sản, mà còn đe dọa sinh kế và an ninh kinh tế của người dân ven biển.

Nuôi trồng thủy sản
• 09:53 05/11/2024

Tôm vào vụ đông - Sale không giới hạn

Khi tôm vào vụ mới công tác chuẩn bị vật tư, vệ sinh ao, nguồn nước,... là những khâu quan trọng để có một mùa vụ thành công. Việc này ngoài bỏ công sức ra thì cũng tốn khá nhiều chi phí. Để tiết kiệm hơn, bà con hãy ghé ngay Farmext eShop, tại đây sắp diễn ra nhiều ưu đãi cực to cho các sản phẩm phục vụ nuôi tôm vụ đông.

Tôm vào vụ đông
• 01:49 22/11/2024

Chẩn đoán đúng bệnh: Bí quyết thành công trong nuôi trồng thủy sản

Để có thể hiểu rõ hơn tầm quan trọng của việc chẩn đoán đúng bệnh trong nuôi trồng thủy sản, đặc biệt đối với tôm cá. Ngày hôm nay Tép Bạc đã có buổi trò chuyện giao lưu với TS. Lưu Thị Thanh Trúc, chuyên gia có hơn 20 năm kinh nghiệm giảng dạy và hoạt động trong ngành.

Xét nghiệm kháng sinh đồ
• 01:49 22/11/2024

Cá tra năm 2024 và định hướng năm 2025

Hội nghị tổng kết ngành hàng cá tra do Bộ NN&PTNT tổ chức ngày 17/11/2024 cho biết, xuất khẩu năm 2024 đạt 1,56 tỷ USD và đặt mục tiêu năm 2025 tăng lên 2 tỷ USD.

Cá tra
• 01:49 22/11/2024

Điểm mặt rào cản chuyển đổi xanh trong chế biến tôm đông lạnh

Chuyển đổi xanh trong ngành chế biến thủy sản, đặc biệt là tôm đông lạnh, không chỉ là xu hướng mà còn là yêu cầu tất yếu trong bối cảnh biến đổi khí hậu và yêu cầu ngày càng khắt khe từ thị trường quốc tế. Tuy nhiên, hành trình này đang gặp nhiều rào cản lớn liên quan đến chi phí, cơ sở hạ tầng và quản lý năng lượng.

Chế biến tôm
• 01:49 22/11/2024

Loài cá cảnh kiêu sa trong bể nuôi thủy sinh

Cá thần tiên (Angelfish) là một trong những loài cá cảnh nước ngọt được ưa chuộng nhất trong giới chơi cá cảnh. Với dáng bơi duyên dáng, thân hình dẹt độc đáo, và màu sắc rực rỡ, cá thần tiên không chỉ mang đến vẻ đẹp kiêu sa cho bể thủy sinh mà còn là biểu tượng của sự thanh lịch và tinh tế.

Cá thần tiên
• 01:49 22/11/2024
Some text some message..