Thuật ngữ gây hiểu lầm "xổ ký sinh trùng" trên tôm

Xổ ký sinh trùng là một khái niệm không còn xa lạ với người nuôi tôm. Tuy nhiên, trên thực tế vẫn có một số bà con hiểu sai ý nghĩa và chưa biết cơ chế hoạt động của một số thuốc xổ ký sinh trùng. Qua bài viết dưới đây sẽ đề cập rõ hơn về xổ ký sinh trùng.

Tôm thẻ chân trắng
Tôm dễ dàng bị ký sinh trùng tấn công nếu không có biện pháp phòng vệ. Ảnh: saltstrong.com

Một số ký sinh trùng trên tôm  

Nội ký sinh trùng 

Microspora 

Tác nhân gây bệnh được xác định là do kí sinh trùng Enterocytozoon hepatopenaei (EHP). Khi nhiễm vi bào tử trùng nhiều phần trên cơ thể tôm chuyển sang màu trắng đục hoặc trắng sữa. Khi tôm lớn dấu hiệu này càng rõ hơn, đặc biệt ở phần lưng từ gan tuỵ đến phần giữa thân.  

Một số con có hiện tượng đục cơ đốt cuối cơ thể. Bệnh không gây tỷ lệ chết cao tuy nhiên vi bào tử trùng ảnh hưởng đến một số cơ quan khác như gan tuỵ và buồng trứng. Tôm nhiễm vi bào tử trùng thường có khả năng đề kháng kém và khả năng chống chịu stress kém vì vậy chúng dễ dàng bị ăn thịt, chậm lớn và sống sót kém trong quá trình vận chuyển. 

Gregarina 

Gregarines là một nhóm động vật nguyên sinh kí sinh lây lan rộng rãi trên tôm biển với tỉ lệ 10-90%. Hai chi chính được phân lập là Nematopsis và Cephalobolus, chi thứ ba chỉ được mô tả trên tôm chân trắng nuôi thương phẩm là Paraophiodine. 

Gregarine xuất hiện trong ống tiêu hoá của tôm và thường được quan sát thấy nhiều nhất dưới dạng trophozoite hoặc thỉnh thoảng dưới dạng kén (gametocyst). Vòng đời của chúng liên quan đến một số loài động vật không xương sống là kí chủ trung gian như nhuyễn thể hai mảnh vỏ, ốc hoặc giun biển. 

Ký sinh trùng trên tômMột số ký sinh trùng trên tôm. Ảnh: biogency.com.vn

Ngoại ký sinh trùng 

Nhóm ngoại kí sinh trùng Cilliata bao gồm Zoothamnium sp., Vorticella sp., và Epistylis sp. 

Sự có mặt của ngoại kí sinh trùng trong ao nuôi phụ thuộc vào một số yếu tố khác nhau như điều kiện hoá lý của môi trường nước. Thông thường, môi trường nước nuôi giàu dinh dưỡng là điều kiện thích hợp cho sự phát triển của ngoại kí sinh trùng, chúng dinh dưỡng bằng cách lọc chất dinh dưỡng hoặc vi sinh vật từ môi trường nước. 

Dấu hiệu nhận biết tôm nhiễm ký sinh trùng 

Tôm nhiễm kí sinh trùng với số lượng ít thường không gây hại nhưng khi nhiễm kí sinh trùng với số lượng lớn tôm thường có hiện tượng: 

- Bơi chậm chạp, tấp bờ nhiều.

- Một số loài kí sinh trùng khi kí sinh thường gây hiện tượng đục cơ ở lưng hay đốt cuối cơ thể (EHP), mất phụ bộ, chậm lớn (EHP),... 

- Tôm nhiễm Haplosporidian thường làm cho gan tôm teo lại, cơ thể nhợt nhạt, tôm chậm lớn… 

- Phân tôm có màu trắng đục, xuất hiện thành từng dãi nổi trên mặt nước hay trong sàn ăn (hội chứng phân trắng), tôm giảm ăn, vỏ óp, mềm, tôm chậm lớn, đường ruột tôm thường bị đứt quãng hay rỗng, tôm có màu sậm bất thường, ruột tôm có màu trắng (white intestine) hay chuyển vàng…là những biểu hiện điển hình khi tôm nhiễm Vermiform và Gregarine. 

Các biện pháp xử lý ký sinh trùng hiệu quả 

Lấy mẫu xét nghiệm 

Nhanh chóng lấy mẫu xét nghiệm để kiểm tra loại ký sinh trùng và mức độ nhiễm bệnh của tôm trong ao. 

Xổ ký sinh trùng và diệt khuẩn 

Xổ ký sinh trùng cho tôm theo liều lượng và thời gian khuyến cáo. Sau đó, tiến hành diệt khuẩn môi trường ao nuôi để loại bỏ ký sinh trùng trong nước, tránh nhiễm lại bệnh. 

Thay nước và sục khí 

Thay từ 20% – 30% nước cho ao nuôi và sục khí dưới đáy ao mạnh để cải thiện chất lượng nước và oxy hòa tan. 

Phòng ngừa bệnh ký sinh trùng 

Chọn mua giống chất lượng cao, khỏe mạnh và từ đơn vị cung cấp uy tín. Đồng thời phải qua xét nghiệm và không mang các loại ký sinh trùng gây hại. 

Theo dõi sức khỏe tôm liên tục, quan sát thường xuyên để phát hiện sớm các bệnh trên tôm và có biện pháp xử lý kịp thời. 

Cải tạo ao nuôi đúng cách trước và trong quá trình nuôi tôm. Đảm bảo môi trường nước ao nuôi luôn sạch sẽ, hạn chế các yếu tố gây ô nhiễm, cung cấp cho tôm một môi trường sống thuận lợi nhất. 

Nguồn nước ao nuôi phải đảm bảo các chỉ tiêu về độ kiềm, độ pH,…đạt mức tối ưu, đảm bảo tôm phát triển tốt nhất. 

Tôm thẻ chân trắngTôm thẻ thương phẩm. Ảnh: tomgiongchauphi.com

Sử dụng các chế phẩm sinh học an toàn trong nuôi tôm, giảm tác nhân gây ra các mầm bệnh, bảo vệ sức khỏe của tôm và an toàn sức khỏe người tiêu dùng, thúc đẩy quá trình phân hủy các chất hữu cơ, lượng thức ăn dư thừa trong ao hiệu quả bằng các loại men vi sinh thủy sản 

Cải thiện hệ tiêu hóa, tăng mật độ vi sinh có lợi giúp tôm có một đường ruột khỏe mạnh bằng cách bổ sung men vi sinh đường ruột. 

Một số điều cần lưu ý khi xổ ký sinh trùng trên tôm 

Liều lượng và cách xổ ký sinh trùng trên tôm để đạt hiệu quả triệt để sẽ tùy thuộc vào mật độ ký sinh trùng và tình trạng tôm. 

Chỉ xổ ký sinh trùng trên tôm sau 30 ngày tuổi, tránh xổ sớm. 

Xổ ký sinh trùng trên tôm trong điều kiện thời tiết đẹp. 

Chú ý thể trạng tôm trước khi xổ, nếu tôm yếu có thể cho ăn thuốc để dưỡng một thời gian trước khi xổ. 

Tóm lại, xổ ký sinh trùng là một kỹ thuật khá phức tạp. Đòi hỏi người nuôi phải có kinh nghiệm. Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại thuốc xổ ký sinh trùng, bà con chỉ nên lựa chọn các loại được phép sử dụng. Nếu sử dụng phải các chất cấm có thể ảnh hưởng rất nhiều đến ảnh hưởng của tôm sinh trưởng. 

Đăng ngày 10/01/2024
Thuần Phạm @thuan-pham
Kỹ thuật

Bệnh đỏ chân ở ếch: Cách phòng tránh để bảo vệ đàn ếch

Bệnh đỏ chân ở ếch là một trong những căn bệnh phổ biến, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và tốc độ phát triển của đàn ếch nuôi. Nếu không có biện pháp phòng tránh và xử lý kịp thời, bệnh có thể lan rộng, dẫn đến thiệt hại lớn về kinh tế. Vậy bệnh đỏ chân ở ếch do đâu mà có? Làm thế nào để phòng ngừa và bảo vệ đàn ếch hiệu quả? Câu trả lời sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây nhé!

Ếch nuôi
• 10:06 14/03/2025

Bệnh đốm trắng ở tôm: Cần lưu ý điều gì để phòng rủi ro?

Bệnh đốm trắng là một trong những bệnh nguy hiểm nhất đối với ngành nuôi tôm, đặc biệt là tôm thẻ chân trắng và tôm sú. Bệnh do virus gây ra, có tốc độ lây lan nhanh, ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất và gây thiệt hại lớn cho người nuôi. Để hạn chế rủi ro, người nuôi cần hiểu rõ nguyên nhân, dấu hiệu bệnh và các biện pháp phòng ngừa hiệu quả.

Đốm trắng trên tôm
• 09:41 13/03/2025

Nguyên nhân gây bệnh phân trắng: Do tảo, môi trường hay vi khuẩn Vibrio?

Bệnh phân trắng là một trong những vấn đề nghiêm trọng ảnh hưởng đến sức khỏe và tốc độ tăng trưởng của tôm nuôi. Bệnh này có thể gây thiệt hại đáng kể nếu không được kiểm soát kịp thời. Để có biện pháp phòng ngừa và xử lý hiệu quả, người nuôi tôm cần hiểu rõ nguyên nhân gây bệnh. Trong số các yếu tố tác động đến bệnh phân trắng, ba nguyên nhân chính thường được nhắc đến là tảo độc, môi trường ao nuôi và vi khuẩn Vibrio.

Tôm thẻ chân trắng
• 09:00 12/03/2025

Những tác hại từ độ đục nước ao nuôi

Một trong những yếu tố ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và tốc độ tăng trưởng của tôm chính là độ đục của nước ao. Độ đục cao có thể gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng, từ cản trở quá trình quang hợp của tảo, ảnh hưởng đến hệ sinh thái ao nuôi, cho đến làm suy giảm chất lượng nước, gây bệnh cho tôm. Dưới đây là những tác hại chính của nước ao bị đục và cách khắc phục tình trạng này.

Ao nuôi tôm
• 09:49 06/03/2025

Vĩnh Hoàn (VHC) tăng tốc sau quyết định bỏ thuế chống bán phá giá: Cơ hội nào cho ngành cá tra 2025?

Vĩnh Hoàn (VHC) tăng tốc sau quyết định bỏ thuế chống bán phá giá: Cơ hội nào cho ngành cá tra 2025?

Cá tra
• 09:44 17/03/2025

Nuôi cá chuột hỗ trợ cho bể cá luôn được dọn dẹp

Nếu bạn đang tìm kiếm một giải pháp tự nhiên để giữ cho lớp cát trong bể cá luôn sạch sẽ, việc nuôi cá chuột (cá Corydoras) có thể là một lựa chọn tuyệt vời. Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về vai trò của cá chuột trong việc làm sạch cát, cách lựa chọn loài phù hợp, thiết lập môi trường sống lý tưởng, chế độ ăn uống, những lưu ý quan trọng và kinh nghiệm thực tế từ người nuôi.

Cá chuột
• 09:44 17/03/2025

Thách thức từ các quy định xuất khẩu tôm vào thị trường khó tính

Ngành tôm Việt Nam là một trong những nhà xuất khẩu hàng đầu thế giới, với các thị trường chính gồm EU, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Úc và New Zealand. Đây là những thị trường mang lại giá trị kinh tế cao nhưng cũng đòi hỏi các tiêu chuẩn nghiêm ngặt. Để duy trì uy tín và mở rộng xuất khẩu, ngành tôm Việt Nam cần đáp ứng đầy đủ các quy định về chất lượng, an toàn thực phẩm và truy xuất nguồn gốc.

Tôm thẻ chân trắng
• 09:44 17/03/2025

Nghi vấn sản xuất thuốc, thức ăn thủy sản giả – Cơ quan chức năng vào cuộc

Ngày 12/3, Phòng Cảnh sát Kinh tế (CSKT) Công an tỉnh An Giang phối hợp với Thanh tra Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chi cục Thủy sản tỉnh cùng Công an phường Bình Khánh đã tiến hành kiểm tra một cơ sở sản xuất và phân phối thuốc, thức ăn thủy sản có dấu hiệu vi phạm pháp luật tại địa bàn thành phố Long Xuyên.

Thuốc, thức ăn
• 09:44 17/03/2025

Bệnh đỏ chân ở ếch: Cách phòng tránh để bảo vệ đàn ếch

Bệnh đỏ chân ở ếch là một trong những căn bệnh phổ biến, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và tốc độ phát triển của đàn ếch nuôi. Nếu không có biện pháp phòng tránh và xử lý kịp thời, bệnh có thể lan rộng, dẫn đến thiệt hại lớn về kinh tế. Vậy bệnh đỏ chân ở ếch do đâu mà có? Làm thế nào để phòng ngừa và bảo vệ đàn ếch hiệu quả? Câu trả lời sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây nhé!

Ếch nuôi
• 09:44 17/03/2025
Some text some message..