Thức ăn mới giúp cá ngựa lớn nhanh hơn gấp 10 lần

Một nghiên cứu mới đây vừa công bố về loại thức ăn mới giúp cá ngựa con tăng trưởng nhanh gấp 10 lần so với thức ăn truyền thống. Đây cũng là nguồn nguyên liệu thức ăn mới đầy tiềm năng trong thay thế bột cá.

Loài thức ăn mới giúp cá ngựa lớn nhanh hơn gấp 10 lần
Amphipod được sử dụng làm thức ăn cho cá ngựa. Ảnh: calphotos.berkeley

Amphipod là gì?


Một loài amphipod. Ảnh Global News

Amphipod là các loài thuộc bộ Amphipoda - các loài động vật giáp xác có giáp mềm chúng chủ yếu là động vật biển được tìm thấy nhiều ở các ao hoặc đầm lầy nước mặn.

Ứng dụng Amphipod trong nuôi trồng thủy sản


Phát triển nuôi trồng thủy sản đòi hỏi nguồn protein biển, n-3 LC-PUFA và vi chất dinh dưỡng bền vững hơn so với nguồn nguyên liệu hiện đang sử dụng là bột cá. Do đó, rất nhiều nghiên cứu mới được tiến hành nhằm tìm ra các nguồn thức ăn biển mới để sử dụng trong nuôi trồng thủy sản. Những báo cáo trước đây đã cho thấy việc sử dụng các amphipod có thể thay thế thức ăn truyền thống như copepod, artemia, rotifers và thức ăn từ bột cá.

Một số loài amphipod tiềm năng có thể sử dụng làm thức ăn cho động vật thủy sản như: Themisto libellula, Jassa marmorata Microdeutopus gryllotalpa , Filly cymadusa, Monocorophium acherusicum , Gammarus insensibilis , Melita palmata và Cymadusa filosa...

Cho đến nay, amphipods đã được nghiên cứu thay thế bột cá trên nhiều loài khác nhau. Báo cáo của Moren et al. (2006) cho thấy sự tăng trưởng cá hồi được cải thiện khi thay thế hoàn toàn bột cá bằng Themisto libellula. Một loài amphipod khác là Jassa marmorata , được sử dụng làm con mồi sống cho loài thủy sản và giúp loài này đạt mức tăng trưởng cao hơn 20% so với khi ăn thức ăn Artemia ( González, Pérez-Schultheiss & López, 2011 ).

Amphipod - nguồn thức ăn mới cho cá ngựa

Ở nước ta cá ngựa được nuôi nhiều ở Quảng Nam, tuy nhiên một trong những trở ngại của quá trình nuôi cá ngựa là khó chủ động được nguồn thức ăn. Thức ăn chủ yếu của cá ngựa là nhóm chân chèo (Copepoda) lấy từ các ao nuôi tôm, cá quảng canh, hoặc bán thâm canh. Nguồn này thường không ổn định. Khi thời tiết thay đổi hay đến mùa mưa thì rất khó tìm. Trước đây không có thông tin về việc sử dụng amphipod – loại giáp xác 2 chân làm thức ăn nuôi trồng thủy sản. Do đó một báo cáo mới đây khám phá khả năng sử dụng amphipod (đông lạnh), con mồi tự nhiên chính của cá ngựa Hippocampus erectus nhằm nâng cao hiệu quả của quá trình nuôi cá ngựa.

Kết quả cho thấy cá ngựa con có kích thước > 50 mm dễ dàng ăn amphipod. Phân tích tỷ lệ thức ăn cho thấy rằng cá ngựa ăn amphipods  lớn nhanh hơn gần 10 lần so với thức ăn là Artemia -loài thức ăn đang  được sử dụng phổ biến. Điều này không có gì đáng ngạc nhiên khi kích thước amphipod đóng một vai trò quan trọng trong hành vi ăn uống của cá ngựa. Hơn nữa, Artemia không phải là một con mồi tự nhiên của cá ngựa H. erectus và không đáp ứng các yêu cầu dinh dưỡng của cá ngựa, đặc biệt là các axit béo không bão hòa cao (HUFA) và các chất dinh dưỡng khác như phospholipid, vitamin A và C. Nghiên cứu cũng cho thấy vai trò quan trọng của việc lựa chọn con mồi với hành vi ăn uống sẽ quyết định sự tăng trưởng và phát triển của cá ngựa.

Guerra-García et al. (2016) đã chứng minh bằng thực nghiệm rằng mảnh vụn (bao gồm bột thức ăn thừa và phân cá nuôi trong các trang trại) có thể là thức ăn dinh dưỡng đầy đủ và rẻ tiền đối với loài amphipod. Việc nuôi loài này là hoàn toàn khả thi do đó nghiên cứu này cho thấy sử dụng amphipod có thể giúp khắc phục một số vấn đề của chế độ ăn truyền thống đem lại hiệu quả cho quá trình nuôi từ đó gián tiếp thúc đẩy bảo tồn loài cá ngựa nói chung và các loài cá biển nói riêng.

Đăng ngày 08/05/2018
VĂN THÁI (Lược dịch)
Nguyên liệu
Bình luận
avatar
avatar avatar
(>item.username<)

(>item.add_time*1000 | date:'y-M-d HH:mm:ss'<)

(>item.total_like<)

(>item.content<)

Thực hư sử dụng Ethoxyquin trong sản xuất thức ăn thủy sản

Vừa qua, có nhiều thông tin lan truyền về vấn đề thức ăn thủy sản có chứa ethoxyquin, Báo Nông nghiệp Việt Nam đã phỏng vấn Cục Thủy sản để làm rõ vấn đề này.

Tôm thẻ
• 12:12 27/05/2023

Thức ăn thủy sản từ phụ phẩm cá lên men

Là một trong những nhân tố chủ chốt quyết định thành công của một vụ nuôi. Thức ăn phù hợp với từng nhu cầu dinh dưỡng của thủy sản nuôi sẽ hỗ trợ đối tượng thủy sản phát triển tốt và khỏe mạnh, nâng cao năng suất, sản lượng nuôi.

Thức ăn thủy sản
• 10:44 26/05/2023

Quản lý, giám sát dư lượng kháng sinh cấm trong sản phẩm nông lâm thủy sản

Thời gian qua, công tác quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm (ATTP) nông lâm thủy sản trên địa bàn tỉnh có chuyển biến tích cực. Các cơ sở sản xuất kinh doanh đã có nhận thức rõ rệt và nâng cao trách nhiệm hơn trong vấn đề đảm bảo chất lượng ATTP.

Kháng sinh
• 11:17 24/05/2023

Sử dụng thuốc thú y có trách nhiệm trong nuôi tôm bền vững

Doanh nghiệp, nông dân và cơ quan quản lý có trách nhiệm trong sản xuất, sử dụng, quản lý thuốc thú y để ngành thủy sản phát triển bền vững.

Ao tôm
• 10:00 19/05/2023

Di dời đàn cá tra dầu nặng hàng tạ, lớn nhất miền Tây

Ban quản lý Khu du lịch Can Tho Eco Resort vừa di dời đàn cá tra dầu từ ao nuôi qua hồ cảnh quan. Những con cá tra dầu nặng tới hàng trăm kg gây chú ý và thích thú với nhiều du khách.

Cá tra dầu
• 01:52 03/06/2023

Lúng túng xác định chủng loại cá tầm nhập khẩu: Cá nội đang bị bóp nghẹt

Sau 4 lần Chính phủ ra chỉ đạo xử lý tình trạng cá tầm ngoại cách đây hơn 2 năm, đến nay Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) và Bộ Tài chính vẫn chưa thể xác định được giống và chủng loại cá tầm nhập khẩu.

Cá tầm
• 01:52 03/06/2023

Bình Định: Tăng cường bảo vệ nguồn lợi thủy sản từ vùng khơi đến ven bờ

Hiện nay, cường lực khai thác thủy sản ngày càng tăng, nguồn lợi thủy sản có dấu hiệu suy giảm mạnh, nhiều loài hải sản có nguy cơ cạn kiệt.

Môi trường biển
• 01:52 03/06/2023

Sản xuất sinh khối từ tảo biển

Tảo là loài có vai trò quan trọng đối với các vấn đề về môi trường nhờ khả năng hấp thụ khí CO2 và giảm thiểu lượng khí metan sản sinh trong chăn nuôi.

Rong biển
• 01:52 03/06/2023

Thích ứng kịp thời với thay đổi thị trường thủy sản

Giá trị xuất khẩu thủy sản thu về 3,47 tỷ USD trong 5 tháng đầu năm, giảm đến 25,9% so với cùng kỳ năm ngoái. Tuy nhiên, theo nhìn nhận của Bộ NN&PTNT, con số này không có ý nghĩa quá tiêu cực, bởi ngành thủy sản Việt Nam đã có sự tăng trưởng đột phá trong năm 2022.

Chế biến tôm
• 01:52 03/06/2023