Thúc đẩy hợp tác nông nghiệp Việt Nam và Cam-pu-chia đi vào chiều sâu

Là tỉnh có thế mạnh về nông nghiệp, lại có đường biên giới dài gần 100 km giáp Vương quốc Cam-pu-chia, từ nhiều năm qua, Ðảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh An Giang đã góp phần vun đắp tình hữu nghị hợp tác với Ðảng Nhân dân Cam-pu-chia, chính quyền và nhân dân đất nước Chùa Tháp bằng những hỗ trợ trên lĩnh vực nông nghiệp.

kỹ sư nông nghiệp

Kỹ sư nông nghiệp Việt Nam (người đầu tiên bên trái) giới thiệu giống lúa ngắn ngày cao sản cho nông dân quận Ki-ri-vông, tỉnh Ta-keo, Cam-pu-chia. 

Từ phát triển nuôi trồng thủy sản

Trong khuôn khổ nội dung quan hệ hợp tác giữa hai tỉnh An Giang (Việt Nam) và Can-đan (Vương quốc Cam-pu-chia), ngành nông nghiệp hai tỉnh đã triển khai thực hiện việc trao đổi và hỗ trợ trên lĩnh vực nuôi trồng thủy sản nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng các loài nuôi trồng, vừa sản xuất giống và phục vụ công tác bảo tồn cá nước ngọt vùng biên giới Cam-pu-chia - Việt Nam. Chương trình hợp tác sản xuất giống và quy trình nuôi cá thịt chất lượng cao của Chi cục Thủy sản Can-đan và Trung tâm Giống thủy sản An Giang (giai đoạn 2009-2011). Theo đó, phía An Giang hỗ trợ dụng cụ và tài liệu kỹ thuật, cử đoàn cán bộ gồm bốn chuyên gia ngành thủy sản có kinh nghiệm trong việc nghiên cứu, lai tạo, nhân giống thủy sản sang Can-đan tổ chức tập huấn, chuyển giao quy trình sản xuất con giống, kỹ thuật ương nuôi và cách phòng trị bệnh cho cá, xử lý tình huống nguồn nước bị ô nhiễm... cho hàng chục cán bộ kỹ thuật thủy sản các quận trong tỉnh Can-đan. Ðặc biệt, các đợt huấn luyện còn mở rộng cho đông đảo người nuôi cá và nông dân Cam-pu-chia tham dự. Theo Giám đốc Trung tâm Giống thủy sản An Giang Nguyễn Thị Ngọc Trinh, hầu hết những cán bộ kỹ thuật của Chi cục Thủy sản Can-đan sang An Giang tập huấn đều tiếp cận tốt với quy trình sinh sản nhân tạo và sản xuất giống cá, khi trở về Trại giống Tuôn Crô-xang là bắt tay ngay vào công việc thực hành khá tốt và kết quả rất khả quan.

Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn An Giang Ðỗ Vũ Hùng cho biết, khi triển khai chương trình hợp tác, Trung tâm Giống thủy sản An Giang chuyển 2,5 tấn cá tra bố mẹ, 20 nghìn con cá rô phi và ba trăm kg cá mè vinh, cá chép, cá trôi... cho Trại giống Tuôn Crô-xang (quận S’Ang, tỉnh Can-đan). Hai bên cùng tiến hành thực hiện sinh sản nhân tạo thành công 12 triệu con cá tra bột và 25 triệu cá bột các loại khác. Ngoài ra, còn sản xuất và cung ứng thị trường 300 nghìn con giống cá tra, hơn một triệu con giống các loại. "Kết quả này thể hiện sự nỗ lực rất lớn của cán bộ kỹ thuật Trung tâm Giống thủy sản An Giang và hợp tác có hiệu quả trong điều kiện trang thiết bị chưa đầy đủ, cùng cơ sở vật chất Trại giống Tuôn Crô-xang còn nhiều khó khăn". - đồng chí Ðỗ Vũ Hùng nhận xét.

Thông qua sự hợp tác này, Can-đan cũng đã giúp An Giang mua mười nghìn con cá tra bố mẹ và 200 con cá leo bố mẹ (một loài cá đặc trưng vùng Biển Hồ có giá trị thương phẩm cao), đồng thời phía Cam-pu-chia còn tạo điều kiện cho nhiều cơ sở sản xuất giống và ngư dân chuyên nuôi trồng thủy sản trong tỉnh sang mua cá tra bố mẹ đem về sinh sản nhân tạo và phục vụ thay đổi đàn giống. Năm 2010, Trung tâm Giống thủy sản An Giang tập trung tư vấn cho Sở Nông - Lâm - Ngư nghiệp Can-đan và Chi cục Thủy sản Can-đan sửa chữa, nâng cấp Trại giống Tuôn Crô-xang; vừa tổ chức sản xuất 11,5 triệu con cá tra bột, tám triệu cá mè vinh bột và ương 90 nghìn cá tra giống, 700 nghìn cá mè vinh giống và 40 nghìn cá rô phi giống.

Phó Tỉnh trưởng tỉnh Can-đan Chun Sa Khom hài lòng trước kết quả vượt bậc này bởi nó đã đáp ứng được yêu cầu của lãnh đạo và nhân dân hai tỉnh. Ðó là mong muốn phát triển nghề nuôi trồng thủy sản, cùng chung sức bảo tồn nguồn gen thủy sản nước ngọt quý hiếm vùng Biển Hồ thượng nguồn sông Cửu Long.

... Ðến cây lúa chất lượng cao

Ðây là một trong những lĩnh vực quan trọng, thiết thực và hiệu quả nhất giữa các tỉnh biên giới Việt Nam - Cam-pu-chia trên tinh thần thỏa thuận của lãnh đạo ba tỉnh có đường biên giới chung An Giang (Việt Nam) với Tà-keo và Can-đan, từ đó từng bước nâng quan hệ hợp tác nông nghiệp giữa hai nước đi vào chiều sâu. Tham quan cánh đồng mẫu ứng dụng chương trình quản lý dịch hại mà các kỹ sư nông nghiệp thuộc Công ty cổ phần bảo vệ thực vật An Giang hỗ trợ chuyển giao kỹ thuật, ngài Brây Ben, Tỉnh trưởng Tà-keo chia sẻ, nhờ sự giúp đỡ của An Giang, nông dân các quận Tà-keo tiếp giáp An Giang biết được kỹ thuật và đất đai của mình trồng được cây lúa ngắn ngày cao sản, góp phần phát triển sản xuất nông nghiệp cho tỉnh, không chỉ bảo đảm đủ lương thực mà còn có dư để xuất khẩu.

Bước phát triển vượt bậc này bắt nguồn từ khi chính quyền hai tỉnh An Giang - Tà-keo triển khai thỏa thuận của lãnh đạo cấp cao hai tỉnh và chương trình hợp tác của ngành nông nghiệp. Ðó là các lớp huấn luyện kỹ thuật canh tác tại An Giang được tổ chức từ những năm 2002, dành cho cán bộ chuyên ngành cấp quận, lãnh đạo cấp xã và quân đội. Theo đó, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh An Giang đã cử nhiều đoàn chuyên gia sang trao đổi, xuống tận phum, sóc "dạy nghề" cho nông dân Cam-pu-chia và tổ chức các điểm trình diễn sản xuất lúa theo kỹ thuật hiện đại. Với mô hình "cầm tay chỉ việc" từ Tà-keo, những cánh đồng lúa chất lượng cao được nhân rộng sang Can-đan, rồi đưa lên ứng dụng tại Kôm-pông Xpêu và Kôm-pông Chơ-năng. Cùng với quy trình kỹ thuật canh tác lúa ngắn ngày cao sản, nông dân Cam-pu-chia còn được các chuyên gia nông nghiệp tỉnh An Giang hướng dẫn phương pháp chăm sóc, phòng trừ dịch bệnh gây hại lúa và cách diệt chuột để bảo vệ mùa màng.

Trại sản xuất nông nghiệp Kôm-pông Leng (tỉnh Kôm-pông Chơ-năng) của lực lượng Hiến binh Hoàng gia Cam-pu-chia và Cánh đồng mẫu ở Sto Stung (xã Phnom Din, quận Ki-ri-vông, tỉnh Tà-keo) đạt năng suất đến tám tấn/ha trở thành kỷ lục về năng suất cây lúa cao sản ở Cam-pu-chia. Kết quả này không chỉ khẳng định về mặt kỹ thuật cao trong lĩnh vực trồng lúa của Việt Nam trên đất Cam-pu-chia, mà còn góp phần quan trọng vào chương trình hợp tác

nông nghiệp của hai nước và thúc đẩy tình đoàn kết, láng giềng hữu nghị giữa hai bên biên giới. Ngài Chan Sa-run, Bộ trưởng Nông - Lâm - Ngư nghiệp Cam-pu-chia sau khi thực tế kiểm chứng những thành quả ấy đã đánh giá rất cao mối quan hệ của tỉnh An Giang với các tỉnh biên giới của Cam-pu-chia, trong đó hợp tác trong lĩnh vực nông nghiệp đã minh chứng rõ nét nhất cho tình hữu nghị giữa chính quyền và nhân dân hai nước.

báo Nhân Dân
Đăng ngày 07/07/2012
Nuôi trồng

Giải pháp cải thiện hiệu quả nuôi hàu

Sản phẩm hàu Việt Nam đang được nhiều thị trường ưa chuộng, nhất là Trung Quốc và Đài Loan như Tép Bạc đã phản ánh qua bài “Thủy sản năm 2025 với cơ hội thị trường Trung Quốc”.

Hàu
• 08:00 19/01/2025

Giải pháp thực hiện Quy hoạch bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản

Vừa qua, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 1598/QĐ-TTg Phê duyệt Kế hoạch, chính sách và giải pháp thực hiện Quy hoạch bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Đánh bắt cá
• 10:40 17/01/2025

Bao lâu thì nên thay nước bể cá một lần?

Thay nước bể cá là một trong những công việc quan trọng để duy trì môi trường sống khỏe mạnh cho cá. Tuy nhiên, việc xác định thời gian và tần suất thay nước không phải lúc nào cũng đơn giản. Nếu thay nước quá thường xuyên hoặc không đúng cách, bạn có thể vô tình làm căng thẳng cá hoặc phá vỡ hệ sinh thái trong bể. Vậy bao lâu thì nên thay nước bể cá một lần?

Bể cá
• 10:00 17/01/2025

Kinh nghiệm chọn mua cá cảnh và phụ kiện cho người mới bắt đầu

Nuôi cá cảnh là một thú vui tao nhã, mang lại không gian sống động và thư giãn cho gia đình. Tuy nhiên, để bắt đầu hành trình này, việc lựa chọn cá cảnh và phụ kiện phù hợp là vô cùng quan trọng, đặc biệt đối với người mới bắt đầu. Dưới đây là những kinh nghiệm hữu ích giúp bạn có một khởi đầu thuận lợi.

Cá cảnh
• 11:30 16/01/2025

Xu hướng giá tôm thẻ đầu năm

Đầu năm luôn là thời điểm nhạy cảm đối với giá cả các loại nông sản và thủy sản, đặc biệt là tôm thẻ. Xu hướng giá tôm thẻ đầu năm 2025 hứa hẹn mang đến cả cơ hội và thách thức cho người nuôi và các doanh nghiệp xuất khẩu.

Tôm thẻ
• 15:21 19/01/2025

Giải pháp thực hiện Quy hoạch bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản

Vừa qua, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 1598/QĐ-TTg Phê duyệt Kế hoạch, chính sách và giải pháp thực hiện Quy hoạch bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Đánh bắt cá
• 15:21 19/01/2025

Top 7 loài cá có răng đáng sợ nhất thế giới

Đại dương luôn ẩn chứa những điều kỳ diệu và cũng không thiếu những yếu tố đáng sợ. Trong lòng nước sâu thẳm, một số loài cá sở hữu bộ răng sắc nhọn và ngoại hình đầy ám ảnh, khiến chúng trở thành những sát thủ tự nhiên của hệ sinh thái.

Cá
• 15:21 19/01/2025

Biện pháp quản lý thức ăn hiệu quả trong nuôi tôm

Thức ăn trong nuôi tôm chiếm một phần chi phí khá cao. Quản lý thức ăn hiệu quả trong nuôi tôm là một yếu tố quan trọng giúp tăng trưởng tôm khỏe mạnh, giảm chi phí, mang lại lợi nhuận cho người nuôi tôm và bảo vệ môi trường. Dưới đây là một số biện pháp quản lý thức ăn hiệu quả trong nuôi tôm:

Tôm thẻ
• 15:21 19/01/2025

Bao lâu thì nên thay nước bể cá một lần?

Thay nước bể cá là một trong những công việc quan trọng để duy trì môi trường sống khỏe mạnh cho cá. Tuy nhiên, việc xác định thời gian và tần suất thay nước không phải lúc nào cũng đơn giản. Nếu thay nước quá thường xuyên hoặc không đúng cách, bạn có thể vô tình làm căng thẳng cá hoặc phá vỡ hệ sinh thái trong bể. Vậy bao lâu thì nên thay nước bể cá một lần?

Bể cá
• 15:21 19/01/2025
Some text some message..