Thúc đẩy tăng trưởng và chuyển hóa chất béo trên cá bằng XOS

Mới đây, các nhà khoa học Trung Quốc đã có những thí nghiệm chứng minh rằng Xylooligosaccharides (XOS) là một loại Carbohydrate mới giúp tăng cường hiệu quả chuyển hóa chất béo trong cơ thể cá nuôi.

Vai trò của Xylooligosaccharides trong nuôi trồng thủy sản
Bổ sung Xylooligosaccharides kích thích tăng trưởng và thúc đẩy chuyển hóa chất béo trên cá.

Chất béo là thành phần không thể thiếu trong khẩu phần ăn của bất kỳ động vật nào, trong đó có các loài thủy sản. Chúng cung cấp và dự trữ một lượng lớn năng lượng để cơ thể hoạt động và trao đổi chất. Tuy nhiên hiện nay nhiều yếu tố kháng dưỡng sản sinh do quá trình oxy hóa chất béo làm cho hiệu quả sử dụng thành phần này từ thức ăn kém hiệu quả. Gây lãng phí nguyên liệu và hạn chế năng lượng để vật nuôi sinh trưởng tốt. Vì vậy, vấn đề hiện nay của các nhà làm thức ăn là tìm kiếm những nguyên liệu mới hay những chất xúc tác (enzyme) mới giúp cho quá trình chuyển hóa chất béo đạt được hiệu quả cao.


Xylooligosaccharides (XOS) là phân tử đường tạo thành từ các đơn vị xylose, xuất hiện nhiều trong măng, trái cây, rau, sữa và mật ong tuy nhiên, chưa có báo cáo về số lượng chính xác của XOS trong các nguồn này. Nói chung, XOS là hỗn hợp của oligosaccharides được hình thành bởi dư lượng xylose liên kết thông qua liên kết β (1 → 4). Ngày nay, XOS đã được sản xuất bằng quá trình hydrate hóa cả gỗ cứng, gỗ mềm, ngô và vỏ trấu lúa mạch... 

Các nghiên cứu trước đây trên thủy sản cho thấy XOS có tác dụng tăng cường việc sản sinh các enzyme tiêu hóa trên cá như Amylase và Lipase, XOS cũng là cơ chất lên men của Bifidobacteria và Lactobacillus, những vi khuẩn phổ biến trong đại trực tràng nên nó được dùng bổ sung làm prebiotics trong ngành nguyên liệu thức ăn...Nghiên cứu của các nhà khoa học Trung Quốc nhằm mục đích đánh giá ảnh hưởng của Xylooligosaccharides (XOS) đối với sự biểu hiện về tốc độ tăng trưởng và sự chuyển hóa lipid của thức ăn giàu có chất béo trên cá chép (C.carpio).

Nghiên cứu đánh giá tác dụng của XOS đối với cá

Tất cả 192 cá thể được phân bố ngẫu nhiên vào 24 bể xi măng và chia thành thành sáu nhóm (4 lần lặp lại/nhóm), sau đó được cho ăn các chế độ khác nhau: đối chứng (bình thường), chế độ ăn giàu chất béo (HFD) và các chế độ ăn có HFD kết hợp với XOS lần lượt là 5, 10, 20 và 30 g/kg thức ăn. Thí nghiệm được tiến hành trong 8 tuần.Sau đó sẽ được đánh giá các chỉ tiêu tăng trưởng và hiệu quả chuyển hóa lipid trong cơ thể.

Kết quả phân tích sau thí nghiệm cho thấy cá được cho ăn bổ sung HFD kết hợp với XOS 10g/kg thức ăn có trọng lượng cơ thể cao hơn hẵn các nhóm khác, tăng trọng, tốc độ tăng trưởng và tỷ lệ hiệu quả huyển hóa protein cũng cao hơn một cách có ý nghĩa so với chế độ ăn ở nhóm đối chứng và nhóm ăn đơn thuần chỉ giàu chất béo HFD. 

Khi phân tích chi tiết, các nhà khoa học nhận thấy cá được cho ăn đơn thuần HFD có chỉ số gan cao hơn, tỷ lệ mỡ cao hơn so với các nhóm khác. Điều này cho thấy chất béo trong thức ăn không được chuyển hóa một cách hiệu quả khi không có mặt XOS. Nồng độ cholesterol, triglycerides rất thấp đã được quan sát thấy ở nhóm cá nuôi HFD; ngược lại các chỉ số này cao đối với cá nuôi HFD bổ sung 10-20g XOS / kg thức ăn. Cho thấy các thành phần chất béo đã được sử dụng một cách hiệu quả nhờ XOS. 

Phân tích phân tử cho thấy việc sao chép lipoprotein lipase được điều chỉnh tăng lên, trong khi carnitine palmitoyltransferase I, acyl-CoA oxidase và CD36 được điều chỉnh xuống ở cá nuôi HFD. Xu hướng ngược lại đã được quan sát thấy ở cá nuôi HFD bổ sung với XOS 10-20g / kg  thức ăn. Qua đó chứng tỏ XOS có tác dụng kích thích các phản ứng chống oxy hóa và tăng cường hoạt động sản sinh enzyme phân giải chất béo trong cơ thể cá.


Các nghiên cứu trên đưa ra bằng cứng cho thấy việc tích hợp Xylooligosaccharides (XOS) vào thức ăn của động vật thủy sản rất có lợi đối với hiệu quả tăng trưởng và sự chuyển hóa lipid của cơ thể cá. Phân tích sâu sắc hơn những chuyển hóa trong cơ thể cá khi cho ăn thành phần lipid cao. Cung cấp những bằng chứng về vai trò của một loại Carbohydrate mới có lợi cho thủy sản. 


Đăng ngày 27/04/2018
TRỊ THỦY Lược dịch
Nguyên liệu

Da cá hồi: Từ phế phẩm trở thành món ăn được ưa chuộng

Trong những năm gần đây, da cá hồi đã trở thành một nguyên liệu được ưa chuộng trong ẩm thực, không chỉ nhờ vào hương vị đặc biệt mà còn bởi những lợi ích sức khỏe mà nó mang lại. Từ một phần thường bị bỏ đi trong chế biến cá, da cá hồi đã được khám phá và tận dụng một cách sáng tạo, biến thành món ăn hấp dẫn được nhiều người yêu thích.

Da cá hồi
• 10:25 24/12/2024

Phụ phẩm từ mực và bạch tuộc được tận dụng như thế nào?

Ngành chế biến thủy sản, đặc biệt là mực và bạch tuộc, đang ngày càng phát triển với sự gia tăng của nhu cầu tiêu thụ toàn cầu. Tuy nhiên, một lượng lớn phụ phẩm như đầu, xúc tu, nội tạng, da, và nước thải từ quá trình chế biến lại bị bỏ phí hoặc chưa được sử dụng hiệu quả. Việc tận dụng các phụ phẩm này không chỉ giúp giảm thiểu lãng phí mà còn mang lại giá trị kinh tế và bảo vệ môi trường.

Mực
• 10:34 19/12/2024

Chuyển đổi sang các nguồn thức ăn bền vững

Ngừng phụ thuộc vào các thành phần có nguồn gốc từ biển là ưu tiên của ngành nuôi trồng thủy sản trong nhiều thập kỷ. Protein thực vật hiện là thành phần được sử dụng nhiều nhất trong sản xuất thức ăn thủy sản trên toàn cầu.

Đậu nành
• 10:09 06/12/2024

Một số sản phẩm dinh dưỡng phổ biến được dùng để ủ vi sinh

Ủ vi sinh là một quá trình quan trọng trong nuôi trồng thủy sản, nhằm tối ưu hóa sức khỏe của hệ sinh thái và tăng cường hiệu quả sản xuất.

Vi sinh
• 10:07 19/11/2024

Lipid sinh học của tôm: Một kho báu dinh dưỡng

Các thành phần lipid trong tôm là cực kỳ phong phú và có thể mang lại lợi ích về sức khỏe. Một bài đánh giá khoa học do các nhà nghiên cứu từ Đại học Democritus công bố đã đi sâu vào thành phần lipid của nhiều loài tôm khác nhau, tập trung vào lợi ích sức khỏe tiềm năng của các hợp chất hoạt tính sinh học của chúng. Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Marine Drugs của MDPI, giải thích cách các lipid này có thể góp phần phòng ngừa và điều trị các bệnh mãn tính, bao gồm các rối loạn tim mạch, tiểu đường, bệnh thoái hóa thần kinh và ung thư.

Lipid
• 01:32 14/01/2025

Cập nhật thị trường thủy sản qua top 6 các website uy tín dưới đây

Trong ngành nuôi trồng và kinh doanh thủy sản, việc cập nhật thông tin giá cả thị trường không chỉ giúp người nông dân đưa ra quyết định hợp lý mà còn hỗ trợ các doanh nghiệp tối ưu hóa hoạt động sản xuất, xuất khẩu. Nhưng làm thế nào để tìm được nguồn thông tin đáng tin cậy? Bài viết này sẽ giới thiệu đến 6 website uy tín nhất giúp bà con dễ dàng cập nhật giá thủy sản mới nhất và chính xác nhất tại Việt Nam.

Tôm thẻ chân trắng
• 01:32 14/01/2025

Xuất khẩu tôm 2024: Hành trình giữ vững vị thế ngành tôm Việt Nam

Năm 2024, ngành tôm Việt Nam vẫn kiên cường duy trì vị thế xuất khẩu mặc dù phải đối mặt với nhiều thách thức. Từ việc phục hồi nhu cầu tại các thị trường lớn đến những chiến lược phát triển bền vững, cùng khám phá hành trình đầy thách thức nhưng cũng đầy tiềm năng của ngành tôm Việt Nam.

Tôm
• 01:32 14/01/2025

Bảo vệ cá nuôi trước thời tiết chuyển biến lạnh

Thời tiết lạnh thường đem đến nhiều thách thức cho việc nuôi cá. Sự thay đổi nhiệt độ đột ngột không chỉ ảnh hưởng đến sự phát triển của cá mà còn tăng nguy cơ nhiễm bệnh. Bài viết này sẽ cung cấp những biện pháp hiệu quả giúp bảo vệ cá nuôi trước thời tiết lạnh.

Cá nuôi
• 01:32 14/01/2025

Các đặc điểm cần lưu ý khi chọn tôm giống

Việc chọn tôm giống chất lượng là bước đầu tiên và quan trọng nhất để đảm bảo thành công. Tôm giống khỏe mạnh sẽ giúp giảm thiểu rủi ro bệnh tật, tăng tỷ lệ sống sót và cải thiện năng suất ao nuôi. Tuy nhiên, để chọn được tôm giống đạt tiêu chuẩn, người nuôi cần nắm rõ một số đặc điểm quan trọng.

Tôm giống
• 01:32 14/01/2025
Some text some message..