Thuốc gây mê tự nhiên cho cá

Bài viết này so sánh và đánh giá thuốc gây mê hóa học và thuốc gây mê tự nhiên từ thảo dược được sử dụng cho cá.

Gây mê cá
Gây mê là sự ức chế các chức năng của một bộ phận hoặc toàn bộ cơ thể

Gây mê là gì, tại sao phải gây mê?

Gây mê là sự ức chế các chức năng của một bộ phận hoặc toàn bộ cơ thể gây ra bởi một tác nhân dược lý tự nhiên hoặc tổng hợp. Thuốc gây mê cho cá có thể được sử dụng để an thần, giảm căng thẳng, giảm thiểu những thay đổi sinh lý. Sử dụng trong quá trình vận chuyển, sinh sản, thậm chí là trợ tử cho cá. Hầu hết cá gặp phải chất gây mê vào một thời điểm nào đó trong đời vì những lý do đã nêu trên.

Do những tác hại tiềm ẩn của thuốc gây mê hóa học, thuốc gây mê từ thảo dược được tìm kiếm ngày càng tăng sử dụng cho thủy sản. Thuốc gây mê thảo dược được coi là an toàn, do thành phần tự nhiên, không gây ra bất kỳ tác dụng phụ nào, không có đặc tính gây ung thư và không tích tụ trong các mô. Bài viết này so sánh và đánh giá thuốc gây mê hóa học và thuốc gây mê tự nhiên từ thảo dược được sử dụng cho cá.

Có khoảng 30.000 loài cá khác nhau. Lớp cá xương chiếm gần 96% trong số này. Vì thế, hầu hết các nghiên cứu về gây mê đều được thực hiện với cá có xương. Ở mức độ thấp hơn, cá mập hay các loài có xương mềm như cá đuối và một số loài tương tự cũng được sử dụng trong các nghiên cứu.

Cá koiThuốc gây mê tự nhiên từ thảo dược được sử dụng cho cá. Ảnh: Tép Bạc

Thuốc gây mê tốt

Tiêu chí để lựa chọn một loại thuốc gây mê lý tưởng cho cá bao gồm: dễ sử dụng, không độc hại, không ảnh hưởng đến sinh vật và môi trường, hiệu quả kinh tế, có tác dụng nhanh cùng với sự bài tiết và phục hồi nhanh chóng và không tạo ra dư lượng trong vật chủ. Ngoài ra, thuốc gây mê này phải cho thấy hiệu quả đầy đủ ở liều lượng thấp, phải có chi phí thấp và dễ dàng mua được.

Liều tối ưu của thuốc gây mê cá phụ thuộc vào loài, kích cỡ cá, các yếu tố môi trường và quy trình thực hiện. Thời gian cá vào thuốc mê không quá 3 phút, thời gian hết thuốc mê không quá 5 phút. Sự phục hồi sau khi gây mê có thể được quan sát thấy khi cá được thả trở lại vùng nước không có thuốc. Các dấu hiệu chính là chuyển động của nắp mang, chuyển động bơi lội và giữ được thăng bằng.

So sánh các chất gây mê hóa học và tự nhiên

Các chất gây mê tổng hợp thường được sử dụng trên cá là MS-222 (Tricaine methanesulfonate), benzocaine, isoeugenol, AQUI-S, 2-phenoxyethanol,  metomidate, quinaldine và carbon dioxide. Thời gian bắt đầu mê và phục hồi được khuyến nghị là dưới 5 phút.

Tinh dầu của các loại thực vật khác nhau như Bạc hà, Cỏ roi ngựa, Nguyệt quế và Sim có tác dụng gây mê đối với cá. Ngoài ra, các hợp chất thảo dược như linalool, myrcene, cineole, globulol, spathulenol, guaiol, caryophyllene  oxide, terpinen-4-ol và dehydro quinone cũng được nghiên cứu về tác dụng gây mê cho cá trong những năm gần đây.

Bạc hàTinh dầu của các loại thực vật khác nhau như bạc hà, sim có tác dụng gây mê đối với cá.

Thuốc gây mê thảo dược

Dầu Đinh hương là một loại thuốc gây mê tự nhiên và hiệu quả được sử dụng rộng rãi trên cá. Nó thu được bằng cách chưng cất hoa, thân và lá của cây Đinh hương. Dầu Đinh hương rẻ và tiết kiệm chi phí hơn so với MS-222, một loại thuốc gây mê hóa học. Dầu Kinh giới và Khuynh diệp cũng là những sản phẩm rẻ tiền như dầu Đinh hương. Trên thực tế, dầu Đinh hương và eugenol là những chất gây mê tự nhiên tương đối hiệu quả hơn cả những chất gây mê tổng hợp về thời gian mê và phục hồi. Nhược điểm của dầu Đinh hương là liều lượng của nó rất nhạy cảm trong quá trình sử dụng. Một sự thay đổi nhỏ về liều lượng có thể dẫn đến cá chết hoặc làm thời gian hồi phục chậm hơn.

Đinh hươngDầu Đinh hương là một loại thuốc gây mê tự nhiên và hiệu quả được sử dụng rộng rãi trên cá

Một ví dụ khác về thuốc gây mê từ thực vật là rau mùi (ngò rí). Rau mùi chứa hoạt chất linalool, chiếm 50-70% thành phần chính. Tùy theo khô hay ướt mà hàm lượng tinh dầu dao động trong khoảng 0,03-2, và 60% được sử dụng cho mục đích gây mê ở cá. Húng quế cũng được phát hiện là một loại thuốc gây mê hiệu quả và an toàn ở cá.

Ngò ríThuốc gây mê từ thực vật là rau mùi (ngò rí)

Nó thường được sử dụng như một loại gia vị và một loại thuốc an thần, chữa bệnh căng thẳng và đau đầu trong y học của con người. Linalool và myrcene là những chất thường được sử dụng trong gây mê cá. Hoạt tính gây mê của citronellal cao hơn linalool và thấp hơn eugenol. Tuy nhiên, Linalool và myrcene lại được ưa chuộng hơn vì nó ít gây ra tác dụng phụ.Tinh dầu hoa oải hương cũng hiệu quả trong việc gây mê cá tương tự như chiết xuất đinh hương, mà không có bất kỳ tác dụng phụ nào.

Thuốc gây mê hóa học

Tricaine methanesulfonate (MS-222) là một chất tổng hợp thường được sử dụng trong gây mê cho cá. Tuy nhiên, tricaine methanesulfonate (MS-222) đã được báo cáo là có sự khác biệt về dược động học và dược lực học trong thành phần của nó. Cũng có báo cáo rằng hợp chất này có tác động tiêu cực đối với một số loài cá. MS-222 có thể gây ra những thay đổi trạng thái trong hệ thống miễn dịch và các thông số sinh hóa như tăng cortisol, thay đổi phản ứng oxy hóa và miễn dịch ở các loài cá khác nhau trong quá trình vận chuyển.

MS-222

Tricaine methanesulfonate (MS-222) là một chất tổng hợp thường được sử dụng trong gây mê cho cá

Xem xét về tác dụng của thuốc mê propofol (2,6-diisopropyl phenol), được sử dụng rộng rãi để gây mê cho người, thú y và các loài cá khác nhau. Propofol là một chất gây mê có tác dụng ngắn, làm lành vết thương nhanh và chuyển hóa mà không có tác dụng tích lũy với cá rô phi. Do sự khác biệt về phản ứng thuốc giữa các loài và trong loài, thuốc gây mê phải được sử dụng trên cơ sở từng loài để đảm bảo an toàn. Tuy nhiên, propofol được chứng minh là làm tăng nồng độ glucose trong khi giảm nồng độ hematocrit (HCT) và lactate,  MS 222 cũng gặp tình trạng tương tự.

Sử dụng thuốc gây mê liều cao để cho cá “cái chết êm dịu”

Có thể sử dụng quá liều thuốc gây mê để làm chết cá. Lựa chọn phổ biến nhất để diễn ra “cái chết êm dịu” của cá là sử dụng thuốc ngâm (đặc biệt là MS-222) từ 5 đến 10 lần so với nồng độ thuốc mê cho một loài nhất định. Tuy nhiên, thuốc tiêm cũng có hiệu quả.

Đối với các giống cá lớn, phương pháp ngâm, tắm không thích hợp và thiết thực. Thuốc mê được đổ trực tiếp lên mang, giữ cá trong dung dịch thuốc mê từ 5 đến 10 phút, đến khi ngừng cử động ở mắt là đủ để gây chết “êm dịu”. Cắt ngang cột sống hoặc chấn động não, gây mất máu cũng là những phương pháp thay thế để làm cá chết.

Vì các hợp chất hóa học gây tác dụng phụ khi gây mê cá, nên thuốc gây mê thảo dược đóng vai trò thay thế chính. Thuốc gây mê có nguồn gốc tự nhiên có tác động tích cực hơn đến quá trình vận chuyển, sinh sản và trợ tử cá. Tuy nhiên, cần có nhiều nghiên cứu hơn và đưa thuốc gây mê thảo dược từ thí nghiệm vào thực tế.

Đăng ngày 29/06/2023
Hà Tử @ha-tu
Nuôi trồng

Độ mặn ao nuôi tôm tăng cao

Khi độ mặn trong ao nuôi tôm tăng cao bất thường, điều này có thể dẫn đến nhiều vấn đề nghiêm trọng cho cả sức khỏe của tôm và hiệu suất nuôi trồng. Việc hiểu rõ nguyên nhân, hậu quả và cách quản lý tình trạng độ mặn tăng cao sẽ giúp người nuôi tôm bảo vệ đàn tôm của mình hiệu quả hơn.

Đo độ mặn
• 10:16 08/10/2024

Thời gian tôm đào thải hết kháng sinh

Một câu hỏi thường gặp của người nuôi tôm là: “Tôm mất bao lâu để đào thải hết kháng sinh sau khi ngưng sử dụng?”. Hiểu rõ về thời gian đào thải kháng sinh sẽ giúp người nuôi đưa ra kế hoạch nuôi phù hợp và đảm bảo tôm sạch kháng sinh trước khi xuất bán.

Tôm thẻ
• 09:51 07/10/2024

Lợi ích của việc ứng dụng nông nghiệp tuần hoàn trong nuôi trồng thủy sản

Nông nghiệp tuần hoàn là một phương thức sản xuất nông nghiệp mà các nguồn tài nguyên, vật liệu và chất thải được tái sử dụng và tái chế để tạo ra một hệ thống nông nghiệp bền vững, giảm thiểu tác động đến môi trường.

Tạt vi sinh
• 11:13 06/10/2024

Cá đối: Loài nuôi ghép mang lại lợi ích cho ao tôm

Cá đối với tập tính là loài ăn tạp, do đó khi kết hợp nuôi trong ao tôm, chúng sẽ sử dụng triệt để chất thải của tôm, thức ăn thừa và cả tảo tàn. Điều này giúp môi trường trong ao tôm được cân bằng, đáy ao tốt, tôm sinh trưởng nhanh và hạn chế được một số dịch bệnh.

Cá đối mục
• 09:29 04/10/2024

Tiềm năng xuất khẩu cá sấu

Xuất khẩu cá sấu có tiềm năng lớn trong lĩnh vực nông nghiệp và chăn nuôi, đặc biệt tại các quốc gia có nguồn tài nguyên động vật phong phú và điều kiện khí hậu phù hợp, như Việt Nam. việc xuất khẩu mặt hàng này mang lại nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp và người chăn nuôi, giúp họ phát triển và ổn định đầu ra cho sản phẩm.

Cá sấu
• 12:42 08/10/2024

Bán tín chỉ carbon biển

Trung tâm Hợp tác Quốc tế về Nuôi trồng Thủy sản và Nghề cá Bền vững (ICAFIS) thuộc Hiệp hội Nghề cá Việt Nam, hợp tác với JAPIFoods của Công ty Cổ phần WinEco Việt Nam, đã phát động chương trình “Blue Ocean – Blue Foods”. Sáng kiến ​​này nhằm mục đích tạo ra một bể chứa carbon biển cho ngành thủy sản, giảm phát thải khí nhà kính, cải thiện môi trường biển và phát triển sinh kế cộng đồng.

Rong biển
• 12:42 08/10/2024

Độ mặn ao nuôi tôm tăng cao

Khi độ mặn trong ao nuôi tôm tăng cao bất thường, điều này có thể dẫn đến nhiều vấn đề nghiêm trọng cho cả sức khỏe của tôm và hiệu suất nuôi trồng. Việc hiểu rõ nguyên nhân, hậu quả và cách quản lý tình trạng độ mặn tăng cao sẽ giúp người nuôi tôm bảo vệ đàn tôm của mình hiệu quả hơn.

Đo độ mặn
• 12:42 08/10/2024

Ngư dân Alaska nín thở chờ đợi mùa cua hoàng đế 2024

Ngư dân Alaska đang hồi hộp chờ đợi mùa cua hoàng đế năm 2024 với nhiều lo lắng và kỳ vọng. Sau hai năm liên tiếp bị cấm đánh bắt vì lượng cua hoàng đế suy giảm nghiêm trọng, năm 2023 đã mở cửa trở lại, mang đến những tín hiệu tích cực.

Cua
• 12:42 08/10/2024

Tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức bảo vệ rừng ngập mặn

Rừng ngập mặn là một hệ sinh thái đặc biệt ở vùng cửa sông, ven biển với nguồn tài nguyên phong phú và đa dạng. Hệ sinh thái rừng ngập mặn có vai trò rất quan trọng trong việc ổn định môi trường, ứng phó với tác động cực đoan của biến đổi khí hậu và bảo đảm cân bằng hệ sinh thái.

Rừng ngập mặn
• 12:42 08/10/2024
Some text some message..