Thuốc khiến cá, lợn "lăn quay" có hại không?

Những phân tích về mặt khoa học trong bài viết dưới đây của PGS.TS Lê Văn Thọ, Khoa Chăn nuôi thú Y, ĐH Nông lâm TPHCM sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về loại thuốc này.

gây mê cho cá
Gây mê cho cá

Do một số loài cá rất hiếu động, khi nhốt chung thường vùng vẫy gây ra các thương tích cho mình và đồng loại. Cá bị thương sẽ khó giữ được lâu, thậm chí chết, gây thiệt hại cho người kinh doanh đặc biệt là những giống cá có giá trị kinh tế cao. Vì vậy, việc gây mê sẽ giúp tránh được những rủi ro thường xảy ra trong quá trình vận chuyển.

Để gây mê cho thủy sản, người ta thường sử dụng cách cho thuốc vào nước để ngâm, sau đó thả cá, hoặc tôm cần gây mê vào. Phải lưu ý là không cho cá ăn trong khoảng từ 12 - 24 giờ trước khi gây mê để bảo đảm cơ quan tiêu hóa trống rỗng, tránh cá bị ựa thức ăn ra làm mệt hoặc chết cá.

Những loại thuốc được phép sử dụng

Thuốc gây mê lý tưởng để sử dụng trong nuôi trồng thủy sản phải đáp ứng các yêu cầu như không độc với thủy sản và người sử dụng, an toàn với môi trường, tác dụng gây mê nhanh. Chất gây mê phải chuyển hóa hoặc bài tiết nhanh, thời gian phân hủy ngắn, không để lại tồn dư hoặc tồn dư không đáng kể trong các mô của cơ thể.

Dựa vào các tiêu chí nêu trên, hiện nay Mỹ và các nước châu Âu chỉ cho phép sử dụng duy nhất loại thuốc Tricaine methanesulphonate (còn có các tên gọi khác như Metacaine, Tricaine, MS-222, Finquel, TMS) để gây mê cho cá dùng làm thực phẩm cho người. Đây là loại thuốc được sử dụng rộng rãi nhất trên thế giới với độ an toàn cao cho nhiều loài cá và tôm.

Chất gây mê sau quá trình tác dụng sẽ bị phân hủy, và thải ra môi trường qua hô hấp của cá. Khi cá được đưa vào môi trường nước sạch mới, thuốc mê bị bài thải hết, cá sẽ dần trở lại trạng thái bình thường.

Ngoài ra, còn có một số thuốc khác cũng được sử dụng đối với thủy sản nuôi, nhưng chỉ dùng trên cá cảnh, như thuốc Aquacalm là tên thương mại của Metomidate hydrochloride, hoặc thuốc Transmore... Những loại thuốc này thường được sử dụng phổ biến và bán rộng rãi ở những nơi kinh doanh cá cảnh quanh TPHCM để gây mê trong quá trình vận chuyển hoặc phẫu thuật cắt đuôi cho cá rồng. Những thuốc này không được phép dùng cho cá làm thực phẩm cho người.

Không nên dùng cho lợn thịt

Đối với gia súc loại thuốc an thần thường được sử dụng là Stresnil, với hoạt chất chính là azaperone. Người ta thường sử dụng thuốc này để vận chuyển lợn giống nhằm ngăn ngừa tử vong hoặc bị chấn thương trong quá trình vận chuyển. Liều tiêm bắp là 1,6mg/kg thể trọng (1ml/25kg thể trọng). Sau khi tiêm vài phút lợn sẽ nằm xuống sàn. Vì vậy, sàn xe phải đủ rộng và bảo đảm thông thoáng để tăng độ an toàn.

Trong thời gian qua, chỉ với những lợn giống có giá trị kinh tế cao và số lượng vận chuyển ít thì các trại bán lợn giống mới sử dụng thuốc an thần Stresnil để đảm bảo lợn không bị thương tích, đau chân, đau móng khi vận chuyển. Còn đối với lợn thịt, không nên dùng, mà cách vận chuyển hiệu quả nhất là nên vận chuyển vào ban đêm lúc trời mát, không cho lợn ăn no, mà nên cho uống nước có pha vitamin C để tăng sức đề kháng và chống stress cho lợn. Vì vitamin C hòa tan được trong nước nên bài thải ra khỏi cơ thể nhanh và không còn tồn dư trong thịt.

Một số thuốc an thần và thuốc mê nếu sử dụng đúng chủng loại, đúng đối tượng và đúng theo sự khuyến cáo về thời gian ngừng thuốc trước khi giết mổ sẽ an toàn cho người tiêu dùng. Ngược lại, nếu người sử dụng thuốc cố tình dùng thuốc không đúng đối tượng (thuốc an thần cho cá cảnh đem dùng cho cá làm thực phẩm) hoặc không tuân thủ đúng thời gian ngừng thuốc thì lượng tồn dư vẫn còn.

Kiến thức
Đăng ngày 12/03/2013
đồng văn
Kỹ thuật

Nuôi tôm thành công nhờ vào vi sinh vật có lợi

Ngày càng nhiều người nuôi nhận thấy lợi ích của việc sử dụng vi sinh vật có lợi để cải thiện môi trường ao và tăng cường sức khỏe cho tôm. Đây không chỉ là xu hướng mới mà còn là một phương pháp nuôi tôm bền vững, giúp giảm thiểu rủi ro bệnh tật và nâng cao chất lượng sản phẩm.

Tôm thẻ chân trắng
• 09:38 11/11/2024

Điều chỉnh lượng và kích thước thức ăn cho tôm qua từng giai đoạn

Quản lý thức ăn là một yếu tố quan trọng giúp người nuôi tối ưu hóa quá trình nuôi tôm và giảm thiểu lãng phí, từ đó mang lại lợi nhuận cao. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ rằng lượng và kích thước thức ăn cần được điều chỉnh qua từng giai đoạn phát triển của tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:47 05/11/2024

Có phải khi lột vỏ, tôm sẽ trốn dưới đáy ao?

Hành vi của tôm trong giai đoạn lột vỏ có những đặc điểm rất khác biệt so với lúc bình thường. Trong đó, một trong những hành vi dễ nhận thấy nhất là tôm có xu hướng trốn dưới đáy ao hoặc các khu vực an toàn hơn.

Tôm thẻ
• 14:26 01/11/2024

Diệt nấm bám trên thiết bị ao nuôi

Trong ao nuôi tôm, các thiết bị như máy sục khí, hệ thống cấp thoát nước, và các công cụ khác rất dễ bị nấm bám trong môi trường nước giàu chất hữu cơ. Nấm không chỉ làm hỏng thiết bị mà còn ảnh hưởng đến chất lượng nước, gây nguy hiểm cho tôm.

Nấm ao nuôi
• 10:27 30/10/2024

Tôm vào vụ đông - Sale không giới hạn

Khi tôm vào vụ mới công tác chuẩn bị vật tư, vệ sinh ao, nguồn nước,... là những khâu quan trọng để có một mùa vụ thành công. Việc này ngoài bỏ công sức ra thì cũng tốn khá nhiều chi phí. Để tiết kiệm hơn, bà con hãy ghé ngay Farmext eShop, tại đây sắp diễn ra nhiều ưu đãi cực to cho các sản phẩm phục vụ nuôi tôm vụ đông.

Tôm vào vụ đông
• 03:17 22/11/2024

Chẩn đoán đúng bệnh: Bí quyết thành công trong nuôi trồng thủy sản

Để có thể hiểu rõ hơn tầm quan trọng của việc chẩn đoán đúng bệnh trong nuôi trồng thủy sản, đặc biệt đối với tôm cá. Ngày hôm nay Tép Bạc đã có buổi trò chuyện giao lưu với TS. Lưu Thị Thanh Trúc, chuyên gia có hơn 20 năm kinh nghiệm giảng dạy và hoạt động trong ngành.

Xét nghiệm kháng sinh đồ
• 03:17 22/11/2024

Cá tra năm 2024 và định hướng năm 2025

Hội nghị tổng kết ngành hàng cá tra do Bộ NN&PTNT tổ chức ngày 17/11/2024 cho biết, xuất khẩu năm 2024 đạt 1,56 tỷ USD và đặt mục tiêu năm 2025 tăng lên 2 tỷ USD.

Cá tra
• 03:17 22/11/2024

Điểm mặt rào cản chuyển đổi xanh trong chế biến tôm đông lạnh

Chuyển đổi xanh trong ngành chế biến thủy sản, đặc biệt là tôm đông lạnh, không chỉ là xu hướng mà còn là yêu cầu tất yếu trong bối cảnh biến đổi khí hậu và yêu cầu ngày càng khắt khe từ thị trường quốc tế. Tuy nhiên, hành trình này đang gặp nhiều rào cản lớn liên quan đến chi phí, cơ sở hạ tầng và quản lý năng lượng.

Chế biến tôm
• 03:17 22/11/2024

Loài cá cảnh kiêu sa trong bể nuôi thủy sinh

Cá thần tiên (Angelfish) là một trong những loài cá cảnh nước ngọt được ưa chuộng nhất trong giới chơi cá cảnh. Với dáng bơi duyên dáng, thân hình dẹt độc đáo, và màu sắc rực rỡ, cá thần tiên không chỉ mang đến vẻ đẹp kiêu sa cho bể thủy sinh mà còn là biểu tượng của sự thanh lịch và tinh tế.

Cá thần tiên
• 03:17 22/11/2024
Some text some message..