Thương lái TQ lại “chơi bẩn” với thủy sản Việt

Sau khi chiêu trò vơ vét nông sản bị lật tẩy, các thương lái Trung Quốc lại bắt đầu lấn sân sang thị trường thủy sản đầy tiềm năng.

tàu cập bến
Sau khi tàu thuyền cập bến, chỉ ít giờ sau hàng tấn hải sản của ngư dân đều bị các thương lái Trung Quốc vét sạch với giá cao.

Lặp lại kịch bản đẩy giá cao để vơ vét thủy sản

Đang ở chính vụ thu mua hải sản nhưng hàng trăm doanh nghiệp chế biến thủy hải sản ở miền Trung rơi vào cảnh khó khăn khi hầu hết nguồn nguyên liệu đã và đang bị thương lái Trung Quốc thu mua với giá cao ngất ngưởng.

Năm nay, trời yên biển lặng nên chỉ 10 ngày sau Tết, hàng trăm tàu thuyền của ngư dân miền Trung lại tấp nập cập bến Thọ Quang (Sơn Trà, Đà Nẵng) với những khoang tàu đầy ắp cá tôm. Nhưng chỉ trong khoảng nửa ngày cập bến, hàng tấn hải sản này đã được thương lái Trung Quốc mua hết với giá cao hơn từ 3-4 lần so với giá thị trường.

Nhiều ngư dân cho biết, mọi năm, mỗi khi cập bến, ngư dân phải mất cả tuần mới bán hết lượng hải sản đánh bắt được. Nhưng khoảng vài ba tháng gần đây, tại Đà Nẵng bỗng nhiên xuất hiện nhiều thương lái nước ngoài (nhiều nhất là Trung Quốc) đến thu mua hải sản với giá cao nên chỉ trong khoảng một ngày là hàng tấn cá, tôm đều được bán hết.

Anh Lê Văn Bảy (ở Sơn Trà, Đà Nẵng) cũng cho biết, khi tàu cập bến, chỉ cần có hàng là thương lái Trung Quốc mua hết, không kể là tôm hay cá, loại to hay nhỏ. Họ cũng không quan tâm cá đánh từ bao giờ mà chỉ cần đừng quá ươn. “Thú thật, chúng tôi cũng không biết họ mua rồi chuyển đi đâu, làm gì nhưng thấy họ mua giá cao hơn thì chúng tôi bán tất”, anh Bảy nói.

Theo tiết lộ của nhiều chủ tàu đánh bắt xa bờ, chỉ số rất ít thương lái Trung Quốc ra mặt mua hàng, còn đại đa số họ đều núp sau các đầu nậu là người Việt Nam để thu gom. Chiêu trò mà các thương lái này thường sử dụng là “bơm tiền” cho các đầu nậu, sau đó các đầu nậu này cho ngư dân vay tiền để mua ngư lưới cụ, đá cây và các nhu yếu phẩm cần thiết khác để đi biển. Tất nhiên, khi đánh bắt trở về, ngư dân này phải bán cá cho các đầu nậu và các đầu nậu sẽ chuyển hàng cho các ông chủ là người Trung Quốc. Nhiều ngư dân khác, dù không vay tiền của các đầu nậu nhưng vì ham lời nên cũng sẳn sàng cắt mối làm ăn với các doanh nghiệp chế biến thủy sản trong nước để “làm ăn” với thương lái Trung Quốc.

Doanh nghiệp khan hiếm nguyên liệu ngay trên sân nhà

Là doanh nghiệp có thâm niên hàng chục năm sản xuất kinh doanh ở miền Trung nhưng nhiều tháng trở lại đây, Công ty Thủy sản Thuận Phước (Đà Nẵng) đang phải đối mặt với cảnh khan hiếm nguyên liệu ngay tại sân nhà. Ông Trần Văn Lĩnh, Tổng Giám đốc Công ty kiêm Phó Chủ tịch Hiệp hội chế biến thủy sản Việt Nam (VASEP) bức xúc, cho biết: Thông thường, các thương lái Trung Quốc tổ chức thu gom sau ngày rằm tháng giêng, nhưng năm nay, họ rầm rộ thu gom từ rất sớm. Không những thu gom hải sản từ ngư dân, nhiều thương lái Trung Quốc còn tìm cách đặt cọc tiền sớm cho các chủ hồ nuôi tôm ở đất liền nhằm “vét” hàng vào đợt cao điểm những tháng tới.

nguyên liệu cá

Ông Lê Hồng Sơn - Chủ tịch HĐQT Saprodex (Đà Nẵng) cũng cho biết, khó nhất bây giờ không hẳn là tìm kiếm đơn hàng mà là vấn đề chủ động nguồn nguyên liệu. Năm 2013, không ít lần công ty này lâm vào thế khó khi nguồn cung cấp nguyên liệu bị khan hiếm trầm trọng. Điển hình, tháng 7 vừa qua, vụ thu hoạch tôm thứ hai trong năm của nông dân vừa bắt đầu thì thương lái Trung Quốc ồ ạt sang thu gom. Theo tôi biết thì các thương lái Trung Quốc thường núp bóng dưới các đầu nậu, đơn vị thu gom người Việt, rồi chào giá cao. Nhiều khi chào giá gấp 2-3 lần so với giá thị trường. Lý do này khiến các hồ nuôi ồ ạt bán tháo cho phía Trung Quốc để kiếm lời, đẩy các vùng nguyên liệu truyền thống của doanh nghiệp trong nước rơi vào khan hiếm. Không riêng lĩnh vực tôm, hiện nay các doanh nghiệp chế biến hải sản, cá, mực khô xuất khẩu cũng lao đao vì thiếu nguyên liệu.

Theo ông Lĩnh, thương lái Trung Quốc đang lũng đoạn nhiều lĩnh vực nông nghiệp, trong đó có chế biến thủy sản. Bản thân các doanh nghiệp nước này cũng thiếu nguyên liệu nên họ ồ ạt sang thu gom ở thị trường khá tiềm năng như Việt Nam. Đáng nói, tình trạng này không chỉ đẩy doanh nghiệp nội địa vào tình huống khó khăn mà còn phá hỏng cả nền sản xuất tôm, nuôi trồng và khai thác ở mức độ lớn. “Thương lái Trung Quốc ồ ạt mua tôm nguyên liệu, họ không khắt khe về các tiêu chuẩn an toàn chất lượng nên người dân dễ bán. Khi xuất khẩu mặt hàng này ra thế giới, họ đổ lỗi cho người nuôi và làm mất thương hiệu tôm Việt Nam”, ông Lĩnh nói.

Theo tìm hiểu của chúng tôi, do phải đối mặt thêm với “đối thủ” là các thương lái Trung Quốc, nhiều doanh nghiệp chế biến nhỏ ở miền Trung đã phải đóng cửa hoặc sản xuất cầm chừng. Các doanh nghiệp lớn thì phải “bơi” ra thế giới để nhập nguyên liệu về chế biến. Đơn cử như Công ty Thuận Phước, năm 2013 Cty này đã phải nhập nguyên liệu từ Ấn Độ, Ecuado về để đảm bảo việc làm cho 2.400 công nhân, đảm bảo các hợp đồng xuất khẩu.

Kiến thức, 19/02/2014
Đăng ngày 20/02/2014
Đào Nguyên
Kinh tế

50 tỷ đồng để thực hiện đầu tư dự án mở rộng cảng cá Đề Gi

Theo đó, ngày 19/9/2024, UBND tỉnh Bình Định đã có văn bản đồng ý về chủ trương đầu tư dự án mở rộng cảng cá Đề Gi, nằm ở xã Cát Khánh, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định với tổng kinh phí 50 tỷ đồng và giao Ban quản lý dự án nông nghiệp Bình Định làm chủ đầu tư.

Cảng cá Đề Gi
• 09:28 02/10/2024

Đại diện ngành tôm tham gia vào hội nghị Thủ tướng và doanh nghiệp tư nhân

Việc phát triển ngành tôm luôn đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế thủy sản Việt Nam, không chỉ bởi sản lượng xuất khẩu lớn mà còn bởi giá trị kinh tế và việc làm mà nó mang lại cho hàng triệu người dân ven biển. Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu biến động, hội nghị giữa Thủ tướng và các doanh nghiệp tư nhân ngày 21/9 đã trở thành sự kiện quan trọng, thu hút sự chú ý của nhiều ngành công nghiệp.

Không khí hội nghị
• 10:05 26/09/2024

Nhập khẩu sò điệp Nhật Bản về Việt Nam tăng đột biến

Sò điệp Nhật Bản, một loại hải sản cao cấp, đã trở thành món ăn quen thuộc với những người sành ăn tại Việt Nam. Với hương vị đặc trưng và giá trị dinh dưỡng cao, sò điệp Hokkaido được xem là "tinh hoa từ biển cả" của Nhật Bản. Tuy nhiên, sự gia tăng đột biến trong lượng nhập khẩu sò điệp Nhật Bản vào Việt Nam thời gian gần đây đã tạo ra nhiều biến động trên thị trường. Điều gì đã dẫn đến hiện tượng này và cơ hội nào đang mở ra cho các doanh nghiệp Việt Nam? Cùng khám phá sâu hơn về xu hướng nhập khẩu hải sản Nhật Bản đặc biệt là sò điệp vào Việt Nam và những cơ hội đến thị trường trong nước.

Sò điệp
• 10:20 23/09/2024

Giá tôm toàn cầu tháng 9: Ecuador tăng mạnh, Việt Nam và Thái Lan ổn định

Tin tức thủy sản tháng 9 đã chứng kiến những biến động đáng chú ý trên thị trường tôm toàn cầu. Với sự gia tăng mạnh mẽ về giá tại Ecuador, trong khi giá tôm ở Việt Nam và Thái Lan lại giữ được sự ổn định. Điều này không chỉ phản ánh tình hình cung cầu trong từng quốc gia mà còn ảnh hưởng đến các chuỗi cung ứng toàn cầu.

Tôm thẻ
• 09:48 20/09/2024

Tôm hùm Bình Ba: Niềm tự hào của vùng biển Khánh Hòa

Tôm hùm đảo Bình Ba, Khánh Hòa là một đặc sản biển nổi tiếng với hương vị tươi ngon, thịt chắc và giàu dinh dưỡng. Được nuôi trồng trong môi trường biển trong lành, tôm hùm Bình Ba không chỉ thu hút du khách mà còn đóng góp quan trọng vào kinh tế địa phương, giúp đảo này trở thành "Quốc đảo tôm hùm" của Việt Nam.

Quốc đảo tôm hùm
• 20:21 05/10/2024

Khám phá lồng bè nuôi cá chục tỷ ở lòng hồ thủy điện Bản Chát Lai Châu

Lồng bè nuôi cá tại lòng hồ thủy điện Bản Chát, Lai Châu đã trở thành một mô hình kinh tế quy mô lớn và mang lại hiệu quả cao cho người dân địa phương.

Nuôi lồng bè
• 20:21 05/10/2024

Khuyến cáo bảo vệ các lĩnh vực thủy sản khi có bão

Từ tháng 10-12/2024, theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, có khả năng xuất hiện bão trên biển Đông xấp xỉ hoặc cao hơn trung bình hàng năm (4,5 cơn bão) và đổ bộ vào đất liền cao hơn trung bình hàng năm (1,9 cơn bão), tập trung ở Trung Bộ và phía Nam. Mùa mưa ở Nam Bộ có thể đến nửa cuối tháng 12/2024 mới kết thúc, muộn hơn bình thường. Bão gây mưa to, sóng biển cao ảnh hưởng lớn đến nuôi trồng, khai thác thủy sản và chuyên gia khuyến cáo một số biện pháp bảo vệ.

Ao nuôi
• 20:21 05/10/2024

Cá ngọc trai và chiếc “hầm trú ẩn” lạ kỳ

Thế giới đại dương không chỉ là phần không gian bí ẩn đối với con người mà những sinh vật biển với sở thích, tập tính quái dị cũng thu hút chúng ta tìm hiểu không kém. Chẳng hạn như câu chuyện “cộng sinh” kỳ lạ giữa cá ngọc trai và hải sâm dưới đây.

Cá ngọc trai
• 20:21 05/10/2024

Những yếu tố sống còn quyết định thành bại trong nuôi tôm thẻ chân trắng

Tôm giống Postlarvae chiếm 8 – 10 %, trong cơ cấu giá thành nuôi tôm thẻ chân trắng thương phẩm công nghệ cao, nhưng quyết định sự thành công của mô hình do liên quan đến tỷ lệ sống. Tỷ lệ sống của tôm sau chu kỳ nuôi cao, đồng nghĩa mô hình thành công, có lợi nhuận.

Tôm thẻ chân trắng
• 20:21 05/10/2024
Some text some message..