Thương mại Việt - Nga sẽ tăng trưởng mạnh

Việc ký kết Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Liên minh Kinh tế Á - Âu (EEUV - FTA) gồm 5 nước Nga, Belarus, Kazakhstan, Armenia và Kyrgyzstan giúp cho mục tiêu kim ngạch song phương đạt 10 tỷ USD vào năm 2020 sớm thành hiện thực.

thương mại tự do
Thủy sản là một trong ba ngành hàng có lợi ích cốt lõi khi EEUV - FTA ký kết. Ảnh: DANH LAM.

Mục tiêu 10 tỷ USD

EEUV - FTA đã chính thức được ký kết sau hơn 2 năm đàm phán. Theo Bộ Tài chính, lợi ích Việt Nam có được từ FTA này là Liên minh cam kết xóa bỏ ngay thuế NK đối với một số mặt hàng nông, thủy sản XK chủ lực của Việt Nam như thuỷ sản, cá chế biến, ngũ cốc, rau quả chế biến; gạo (lượng hạn ngạch thuế quan 10.000 tấn) và các loại hoa quả nhiệt đới… sẽ tạo điều kiện cho các DN Việt Nam mở rộng và đa dạng hóa thị trường XK. Những thuận lợi này cũng mở ra cơ hội đẩy mạnh XK hàng Việt vào Nga.

Ông Hà Duy Tùng, Phó Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế (Bộ Tài chính) cho biết, Nga là thị trường tiêu thụ hàng hóa lớn của thế giới nên đây là cơ hội XK của Việt Nam.

Ông Maxim Golikov, Trưởng Đại diện thương mại Liên bang Nga tại Việt Nam cho biết, nếu trong những năm 2005-2009, tổng kim ngạch thương mại song phương Việt - Nga trung bình vào khoảng 1,1 tỷ USD/năm, thì trong giai đoạn 2010-2014, con số này đã tăng gấp 3 lần và đạt gần 3,5 tỷ USD. Thương mại Việt Nga sẽ tăng trưởng nhanh trong thời gian tới khi Hiệp định này được ký kết. “Kim ngạch thương mại đầu tư song phương sẽ cao hơn, đạt và vượt 10 tỷ USD vào năm 2020”, ông Dương Hoàng Minh, Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường châu Âu (Bộ Công Thương) nhận định.

Phía DN cũng kỳ vọng rất lớn vào thị trường Nga. Ông Nguyễn Tôn Quyền, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Gỗ và Chế biến Lâm sản Việt Nam cho hay, hiện nay XK đồ gỗ sang thị trường Nga chỉ khoảng 40-50 triệu USD nhưng khi EEUV - FTA ký kết, thị trường Nga được đánh giá là thị trường XK lớn thứ 3 của đồ gỗ sau Mỹ, EU. Với ngành thủy sản, Hiệp định này vừa giúp các DN được hưởng ưu đãi về thuế vừa đem lại một loạt các thỏa thuận thương mại về kiểm tra chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm, kiểm dịch sản phẩm (SPS). Khi EEUV - FTA có hiệu lực, các hàng rào kỹ thuật này sẽ được thống nhất trên nguyên tắc minh bạch, đúng với thông lệ quốc tế. Với những quy tắc như thế, DN XK thủy sản Việt Nam sẽ tránh được rất nhiều rủi ro về các yêu cầu an toàn thực phẩm XK”, một đại diện của Hiệp hội Chế biến và XK Thủy sản Việt Nam đánh giá.

Có thoát các rào cản?

Lẽ thường, cơ hội luôn đi kèm với thách thức. Dù Nga là thị trường tiêu thụ hàng hóa lớn của thế giới tạo cơ hội XK cho Việt Nam, nhưng ông Minh cũng không ngại nói về những thách thức mà DN Việt Nam cần lưu ý khi XK sang thị trường này. Trước hết, tiềm năng của thị trường Nga rất lớn nhưng thông tin thị trường còn ít do DN Việt Nam hướng tập trung vào thị trường khác có sử dụng ngôn ngữ tiếng Anh. Vấn đề nữa là thuế của Nga rất cao. Ví dụ như ngành gỗ, Nga áp dụng hệ thống giám sát đánh vào trọng lượng, trong khi đồ gỗ rất nặng nên mức thuế, phí cao nên XK gỗ vào Nga khó khăn hơn. Tuy nhiên, khi Hiệp định này được ký sẽ giảm rào cản về thuế, tạo thuận lợi cho DN hơn.

Một thách thức khác cho DN Việt Nam là vấn đề thanh toán làm cản trở thương mại hai nước, đặc biệt với DN nhỏ và vừa Việt Nam. Theo ông Minh, tập quán thanh toán của Nga là T/T chứ không mở tín dụng thư (L/C), tức là họ thường đề nghị thanh toán trả chậm, đặt cọc trước 10-12% sau đó giao hàng và thanh toán tiếp. Đây là rào cản khiến nhiều DN e ngại. Tuy nhiên, nhiều DN làm ăn lâu năm tại Nga cho rằng, DN Nga rất đáng tin cậy, dù thanh toán theo hình thức L/C nhưng ít xảy ra tranh chấp. Ở Nga, mở L/C quy định khá chặt như thế chấp cao, khiến chi phí cao, giá hàng cao, gây khó khăn, trở ngại cho DN Việt Nam. Tuy vậy, hai bên đang thúc đẩy cơ chế thanh toán song phương, hy vọng hợp tác thương mại hai bên sẽ có nhiều khởi sắc.

Vấn đề về chất lượng với hàng nông, lâm, thủy sản cũng đang là thách thức cho DN Việt Nam. Do vậy, ông Minh cho rằng, cần phải cung cấp thông tin cho DN nắm bắt chính xác về quy định chất lượng của Nga, Liên minh Á - Âu với các mặt hàng này. “Tôi nghĩ sắp tới vấn đề này sẽ được giải quyết bởi hiện nay Bộ Công Thương đang phối hợp với Bộ NN&PTNT làm việc với một số cơ quan quản lý của Liên bang Nga để tháo gỡ rào cản này, nhằm mục tiêu trong thời gian tới tăng nhiều hơn số lượng DN Việt Nam được phép XK hàng thủy sản, gia súc, gia cầm vào thị trường Nga và Liên minh Á - Âu”, ông Minh cho biết.

Chia sẻ thêm, ông Quyền cho biết, Nhà nước hiện đang rất ủng hộ XK sang Nga nhưng chính sách để DN XK sang đây vẫn không rõ. “XK sang Nga khó bởi đây là thị trường đóng, chưa mở, thuế suất XNK cao, thủ tục hành chính nặng nề. Do vậy, nên có chính sách xúc tiến thương mại với thị trường Nga”, ông Quyền cho hay.

Những nội dung chính của Hiệp định EEUV-FTA

Ngày 29-5-2015, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng dẫn đầu đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới Cộng hòa Kazakhsatn tham dự Lễ ký chính thức Hiệp định Thương mại Tự do giữa Việt Nam và các nước thành viên Liên minh Kinh tế Á - Âu (EEUV - FTA). Hiệp định này là một sự kiện lịch sử đối với Liên minh bởi Việt Nam là một trong những đối tác đầu tiên ký kết Hiệp định Thương mại tự do với Liên minh. Việt Nam cũng là đối tác chiến lược của Liên minh tại Đông Nam Á trong nhiều thập kỷ qua.

Về hàng hóa, Liên minh Kinh tế Á - Âu đã dành cho Việt Nam ưu đãi, tạo thêm nhiều cơ hội xuất khẩu quan trọng đối với các nhóm hàng Việt Nam có lợi ích cơ bản như nông sản và hàng công nghiệp như dệt may, da giày, đồ gỗ và một số sản phẩm chế biến.

Một nội dung quan trọng của Hiệp định này là phía Liên minh sẽ áp dụng mức thuế suất 0% cho tất cả các mặt hàng thủy sản của Việt Nam ngay khi Hiệp định có hiệu lực. Cùng với việc xóa bỏ thuế quan, hai bên sẽ triển khai tích cực Chương về SPS, trong đó có các nội dung về công nhận tương đương đối với các biện pháp hoặc hệ thống quản lý trong lĩnh vực liên quan, công nhận lẫn nhau về các khái niệm về thích ứng với điều kiện khu vực, sử dụng kết quả kiểm toán, thông tin của các tổ chức quốc tế lớn; thúc đẩy hợp tác, triển khai các sáng kiến thuận lợi hóa thương mại và hỗ trợ kỹ thuật và thiết lập cơ chế tham vấn hiệu quả giữa hai bên.

Phía Việt Nam đồng ý mở cửa thị trường có lộ trình cho Liên minh đối với một số sản phẩm chăn nuôi, một số mặt hàng công nghiệp gồm máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải... Các mặt hàng này nhìn chung đều không cạnh tranh với hàng hóa Việt Nam mà ngược lại góp phần làm đa dạng hóa thêm thị trường tiêu dùng trong nước. Riêng đối với các mặt hàng nông sản, tuy là các mặt hàng phía Liên minh coi thuộc diện ưu tiên và đã được Việt Nam đồng ý mở cửa ngay, chẳng hạn như sữa và các sản phẩm sữa, một số sản phẩm ngũ cốc... Nhưng trong bối cảnh hiện nay, do sản xuất nông nghiệp của phía bạn chủ yếu phục vụ nhu cầu nội địa và chưa tập trung cho xuất khẩu nông sản nên dự báo trong 5 năm đầu thực thi Hiệp định, ngành nông nghiệp Việt Nam sẽ không bị tác động rõ rệt bởi việc nhập khẩu mặt hàng nông sản từ Liên minh.

Về tổng thể, hai bên dự kiến sẽ dành cho nhau mức mở cửa thị trường hàng hóa chiếm vào khoảng 90% số dòng thuế, tương đương vào khoảng trên 90% kim ngạch thương mại song phương.

Theo đánh giá bước đầu của Liên minh, sau khi Hiệp định có hiệu lực, kim ngạch xuất nhập khẩu hai bên sẽ đạt 10-12 tỷ USD vào năm 2020 (năm 2014 đạt khoảng 4 tỷ USD). Theo ước tính của Việt Nam, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Liên minh sẽ tăng khoảng 18-20% hàng năm.

Những nội dung về sở hữu trí tuệ, cạnh tranh, phát triển bền vững... của Hiệp định chủ yếu mang tính hợp tác và không vượt quá những cam kết của Việt Nam trong WTO và tại các FTA ta đã ký hoặc đang đàm phán, tạo khung khổ để hai bên có thể xem xét hợp tác sâu hơn khi thấy phù hợp. Hiệp Hòa (tổng hợp)

Báo Hải Quan, 23/06/2015
Đăng ngày 24/06/2015
Diệp Anh
Kinh tế

Xuất khẩu một tháng trở lại tỷ đô sau 27 tháng

Tháng 10/2024, xuất khẩu thủy sản 1,1 tỷ USD, tăng gần 31% so với cùng kỳ năm ngoái và đây là lần đầu tiên sau 27 tháng kể từ tháng 6/2022 đã trở lại mức tỷ đô một tháng. Lũy kế 10 tháng đầu năm 2024 đạt 8,33 tỷ USD, tăng 12% so với cùng kỳ năm ngoái với các mặt hàng chủ lực và các thị trường chính đều tăng.

Tôm thẻ
• 10:00 25/11/2024

Điểm mặt rào cản chuyển đổi xanh trong chế biến tôm đông lạnh

Chuyển đổi xanh trong ngành chế biến thủy sản, đặc biệt là tôm đông lạnh, không chỉ là xu hướng mà còn là yêu cầu tất yếu trong bối cảnh biến đổi khí hậu và yêu cầu ngày càng khắt khe từ thị trường quốc tế. Tuy nhiên, hành trình này đang gặp nhiều rào cản lớn liên quan đến chi phí, cơ sở hạ tầng và quản lý năng lượng.

Chế biến tôm
• 10:29 21/11/2024

Cua ghẹ Việt Nam tăng trưởng ấn tượng khi hút hàng tại Trung Quốc

Xuất khẩu cua ghẹ và các loại giáp xác khác của Việt Nam đang có sự bứt phá ngoạn mục trên thị trường quốc tế, đặc biệt là tại Trung Quốc. Số liệu từ tháng 9/2024 cho thấy, ngành hàng này tiếp tục ghi nhận mức tăng trưởng ấn tượng, mở ra nhiều cơ hội phát triển trong thời gian tới.

Ghẹ
• 09:34 20/11/2024

Xuất khẩu cua ghẹ và nhuyễn thể tiếp tục tăng từ đầu năm đến nay

Ngành thủy sản Việt Nam đã ghi nhận những tín hiệu khả quan trong xuất khẩu, đặc biệt đối với nhóm sản phẩm cua ghẹ và nhuyễn thể có vỏ. Theo thông tin từ Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), xuất khẩu thủy sản cả nước đã đạt mức ấn tượng trong tháng 10/2024, với kim ngạch hơn 1 tỷ USD, tăng 28% so với cùng kỳ năm ngoái.

Nhuyễn thể
• 11:14 18/11/2024

Giải thích cơ chế cắt tảo ao nuôi bằng vi sinh

Trong quá trình nuôi tôm, sự xuất hiện và phát triển quá mức của các loại tảo độc như tảo lam, tảo giáp hay tảo mắt,… luôn là một thách thức lớn đối với người dân.

Ao nuôi
• 01:38 29/11/2024

Tôm sinh thái của Việt Nam: Mở khóa tiềm năng tại thị trường Châu Âu và Hoa Kỳ

Khi người tiêu dùng ở châu Âu và Hoa Kỳ ngày càng coi trọng sức khỏe và các mối quan tâm về môi trường, tôm sinh thái đang nổi lên như một lựa chọn bền vững trong ngành thủy sản.

Tôm sú
• 01:38 29/11/2024

Từ loài cá gây sợ hãi đến món ăn sánh ngang với tôm hùm

Trước đây, cá thầy tu là một trong những loài cá được cho là sở hữu ngoại hình lập dị nhất thế giới đại dương và thậm chí còn từng bị nước Pháp cấm săn bắt và buôn bán vì nó mang lại nỗi khiếp sợ cho khách hàng.

Món cá
• 01:38 29/11/2024

Giải quyết vấn đề nấm đồng tiền trong ao nuôi tôm

Nấm đồng tiền trong ao nuôi tôm là một trong những vấn đề nghiêm trọng mà người nuôi tôm phải đối mặt. Loại nấm này gây ra nhiều tác động tiêu cực đến sức khỏe của tôm, làm giảm năng suất và chất lượng sản phẩm, thậm chí dẫn đến thiệt hại lớn về kinh tế.

Nấm đồng tiền
• 01:38 29/11/2024

Xử lý cá cảnh bị nấm: Hướng dẫn chi tiết và hiệu quả

Nấm là một trong những vấn đề thường gặp ở cá cảnh, đặc biệt là khi môi trường sống của chúng không được duy trì đúng cách. Nấm có thể xuất hiện dưới dạng các vết loét trắng trên da, vây hoặc mang cá, khiến cá bị suy yếu và dễ mắc các bệnh khác.

Bệnh nấm cá
• 01:38 29/11/2024
Some text some message..