Thủy sản Cà Mau: Tạo chuỗi liên kết giá trị

Dù là tỉnh đứng trong tốp đầu cả nước về diện tích lẫn sản lượng thuỷ sản, đặc biệt là con tôm, nhưng những năm qua, người nuôi tôm Cà Mau vẫn chưa trọn niềm vui làm giàu. Trái lại, họ chính là người luôn phải gánh chịu nhiều thiệt thòi từ đầu vào con giống, vật tư lẫn đầu ra sản phẩm. Từ thực tế này đòi hỏi phải thắt chặt mối liên kết giữa người nông dân và doanh nghiệp mới mong giảm được gánh nặng cho người nuôi tôm.

thuy-san
Thanh tra Sở NN&PTNT thường xuyên kiểm tra đối với các cơ sở kinh doanh thuốc, thức ăn thuỷ sản để bảo đảm chất lượng cho người nuôi tôm sử dụng.

Ông Châu Công Bằng, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT, thừa nhận: “Lợi thế thì nhiều, nhưng chuỗi liên kết trong sản xuất thuỷ sản còn nhiều bất cập. Phải mất 3-4 công đoạn, người nông dân mới có thể đưa con tôm tiếp cận được thị trường xuất khẩu. 

Tất nhiên, qua mỗi giai đoạn ấy người nuôi tôm sẽ mất dần lợi nhuận. Và người được lợi trực tiếp không ai khác lại chính là những người trung gian”.

Thiếu chuỗi liên kết

Theo thống kê của Chi cục Nuôi trồng thuỷ sản (NTTS), trung bình hằng năm tổng sản lượng NTTS khoảng 225.000 tấn, riêng tôm khoảng 120.000 tấn. Có tổng số 28 công ty với 38 xí nghiệp chế biến thuỷ sản trực thuộc trên toàn tỉnh, tổng công suất thiết kế 190.000 tấn/năm. 

Riêng năm 2012 chế biến đạt hơn 90.000 tấn. Trong đó, xuất khẩu tôm đạt trên 73.000 tấn, kim ngạch xuất khẩu đạt gần 900 triệu USD, chiếm 36% kim ngạch xuất khẩu tôm của cả nước.

Không chỉ thế, năng lực chế biến xuất khẩu thuỷ sản và thị trường xuất khẩu ngày càng được nâng cao và mở rộng. Hiện tôm Cà Mau đã có mặt tại 82 quốc gia và vùng lãnh thổ; các điều kiện về an toàn vệ sinh thực phẩm đều được tổ chức quốc tế chứng nhận, sản phẩm tôm chế biến đa dạng và phong phú theo yêu cầu của từng khách hàng. Đặc biệt, tôm sinh thái Cà Mau đã được Tổ chức Naturland chứng nhận và giá trị được nâng lên hơn 10% so giá thị trường.

Kết quả là vậy, nhưng trên thực tế người nuôi tôm không làm giàu từ chính nguồn lợi này mà luôn lao đao bởi chuỗi liên kết giá trị chưa có sự phối hợp giữa các chủ thể. Tức là giữa các doanh nghiệp (DN trong lĩnh vực sản xuất, cung ứng giống, thuốc, thức ăn, chế phẩm sinh học và các DN chế biến xuất khẩu (CBXK) thuỷ sản hầu hết chỉ phát triển theo lĩnh vực của mình, chưa có sự phối hợp, liên kết với nhau. Đối với DN sản xuất giống phải qua đại lý mới đến người nuôi. Còn DN chế biến thức ăn, hoá chất, chế phẩm sinh học đến đại lý cấp 1, rồi cấp 2 mới đến tay người tiêu dùng dưới dạng hợp đồng.

Ông Lâm Thanh Dũng, Chủ nhiệm Hợp tác xã (HTX) Đoàn Kết, ấp Tân Long, xã Tân Duyệt, huyện Đầm Dơi, cho biết: “Dù mang tiếng là HTX nhưng trước giờ hoạt động chủ yếu theo hình thức bán cho thương lái chứ không hợp đồng được DN trực tiếp thu mua tôm nên giá cả thường bị ép, thiệt thòi rất nhiều cho người nuôi tôm. Thậm chí có khi lên đầm kiếm lái không kịp khiến tôm “rớt” (chết) nhiều, giảm lợi nhuận rất lớn”.

Toàn tỉnh có hơn 780 cơ sở sản xuất giống và gần 200 cơ sở kinh doanh giống, nhưng mỗi năm cũng chỉ có thể cung cấp 8-9 tỷ con, đáp ứng khoảng 40% lượng tôm thả nuôi trong tỉnh. Còn lại xấp xỉ gần 10-11 tỷ con giống nhập tỉnh. 

Ngoài ra, với 147 đại lý, cơ sở kinh doanh thức ăn, chế phẩm sinh học, vi sinh vật, hoá chất dùng trong NTTS có thể đáp ứng khoảng 85% nhu cầu của người nuôi trong toàn tỉnh. Vậy mà, khi đến tay người tiêu dùng thì giá cả cao ngất ngưỡng, chưa có sự hỗ trợ nào cho người nuôi tôm khiến họ luôn kêu ca, phàn nàn, nan giải bài toán lỗ lãi..

Tạo “chất kết dính” cho chuỗi giá trị

Mô hình liên kết đã qua của Cà Mau chủ yếu theo dạng: đầu vào - sản xuất - thu gom - chế biến - thương mại - tiêu dùng. Ở loại hình này, nhà cung cấp đầu vào gồm tôm giống, thuốc thú y thuỷ sản (TYTS) thông qua đại lý cung cấp đến người nuôi tôm.

Theo khảo sát thực tế của Chi cục NTTS, sau khi sản xuất có tới 95% người nuôi tôm bán sản phẩm theo hình thức thu gom (thương lái), chỉ 4% bán cho các vựa thu mua, và 1% là tới thẳng tay người tiêu dùng nội địa. Từ người thu gom có 62,7% tiếp tục bán lại cho vựa thu mua và chỉ 32,3% trực tiếp đến nhà máy chế biến thuỷ sản và sau nhiều công đoạn mới đến giai đoạn cuối cùng là xuất khẩu.

Nhìn vào mô hình liên kết hiện nay có thể thấy từ người nuôi đến xuất khẩu phải trải qua 4 giai đoạn. Cũng có nghĩa là số lợi nhuận mà người nuôi tôm thật sự nhận được giảm dần qua các giai đoạn ấy. Và cuối cùng người trực tiếp sản xuất ra con tôm, cũng là người chịu nhiều vất vả, rủi ro nhất lại chính là người chịu thiệt thòi nhiều nhất trong mô hình liên kết như hiện nay.

Từ những thực tế đó, Sở NN&PTNT xây dựng mô hình liên kết mới, trong đó có sự tham gia tích cực và gắn trách nhiệm từ các bên trong chuỗi giá trị. Đối với người nuôi tôm: một đơn vị diện tích đất nuôi tôm công nghiệp phải góp tối thiểu 25% vốn (qua máy móc, trang thiết bị, con giống, lao động, nhiên liệu…); doanh nghiệp cung cấp vật tư hỗ trợ người nuôi tôm tối thiểu 35% thông qua hình thức bán hàng trả sau không tính lãi. Còn về phía ngân hàng cho vay tối thiểu 40% vốn qua hình thức cho vay thế chấp.

DN CBXK hỗ trợ người nuôi tôm thông qua tất cả các kích cỡ tôm với giá thị trường, xem xét hỗ trợ giá cho bà con trong vùng dự án (có chứng nhận) từ 2-10%/kg tôm nguyên liệu. Nhà nước hỗ trợ cơ chế, chính sách, đầu tư hạ tầng, thuỷ lợi khép kín, lưới điện 3 pha, hỗ trợ kỹ thuật, hỗ trợ kiểm soát dịch bệnh, xét nghiệm tôm giống và kiểm tra dư lượng kháng sinh và hỗ trợ nhà máy trong việc thu mua và xuất khẩu.

Chuỗi liên kết mới sẽ là người nuôi tôm được mua trực tiếp con giống, thức ăn, thuốc TYTS từ doanh nghiệp với mức ưu đãi. Người nuôi tôm sẽ được bán trực tiếp con tôm cho DN chế biến, đóng gói bỏ qua 2 trung gian đầu mối. Theo đó, mô hình mới sẽ đặt trách nhiệm cho mỗi bên tham gia cùng có lợi.

Đại diện Công ty giống Việt Úc, đơn vị sẽ cùng phối hợp trong chuỗi liên kết giá trị này, hứa hẹn: “Sẽ hỗ trợ từ 20-30% con giống cho các HTX nếu như có sự cố xảy ra nhưng người dân cũng phải tuân thủ theo quy trình nuôi của công ty để giảm rủi ro, thất thoát”.

“Quan trọng hơn hết trong chuỗi liên kết này chính là tạo dựng lòng tin giữa các bên tham gia, gắn trách nhiệm của người dân và doanh nghiệp. Thông qua đó nâng cao năng lực cho các cán bộ HTX, tổ hợp tác trong bố trí sản xuất, nhằm đảm bảo đúng quy trình, kỹ thuật nuôi. 

Về phía Sở NN&PTNT sẽ tạo điều kiện thuận lợi nhất cho DN hỗ trợ các hoạt động. Làm sao để chuỗi liên kết thật sự phát huy hiệu quả và giảm gánh nặng, tăng lợi nhuận cho người nuôi tôm”, ông Châu Công Bằng nhấn mạnh./.

Cà Mau Online, 06/09/2013
Đăng ngày 07/09/2013
Bài và ảnh: Hồng Nhung
Kinh tế

Xuất khẩu một tháng trở lại tỷ đô sau 27 tháng

Tháng 10/2024, xuất khẩu thủy sản 1,1 tỷ USD, tăng gần 31% so với cùng kỳ năm ngoái và đây là lần đầu tiên sau 27 tháng kể từ tháng 6/2022 đã trở lại mức tỷ đô một tháng. Lũy kế 10 tháng đầu năm 2024 đạt 8,33 tỷ USD, tăng 12% so với cùng kỳ năm ngoái với các mặt hàng chủ lực và các thị trường chính đều tăng.

Tôm thẻ
• 10:00 25/11/2024

Điểm mặt rào cản chuyển đổi xanh trong chế biến tôm đông lạnh

Chuyển đổi xanh trong ngành chế biến thủy sản, đặc biệt là tôm đông lạnh, không chỉ là xu hướng mà còn là yêu cầu tất yếu trong bối cảnh biến đổi khí hậu và yêu cầu ngày càng khắt khe từ thị trường quốc tế. Tuy nhiên, hành trình này đang gặp nhiều rào cản lớn liên quan đến chi phí, cơ sở hạ tầng và quản lý năng lượng.

Chế biến tôm
• 10:29 21/11/2024

Cua ghẹ Việt Nam tăng trưởng ấn tượng khi hút hàng tại Trung Quốc

Xuất khẩu cua ghẹ và các loại giáp xác khác của Việt Nam đang có sự bứt phá ngoạn mục trên thị trường quốc tế, đặc biệt là tại Trung Quốc. Số liệu từ tháng 9/2024 cho thấy, ngành hàng này tiếp tục ghi nhận mức tăng trưởng ấn tượng, mở ra nhiều cơ hội phát triển trong thời gian tới.

Ghẹ
• 09:34 20/11/2024

Xuất khẩu cua ghẹ và nhuyễn thể tiếp tục tăng từ đầu năm đến nay

Ngành thủy sản Việt Nam đã ghi nhận những tín hiệu khả quan trong xuất khẩu, đặc biệt đối với nhóm sản phẩm cua ghẹ và nhuyễn thể có vỏ. Theo thông tin từ Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), xuất khẩu thủy sản cả nước đã đạt mức ấn tượng trong tháng 10/2024, với kim ngạch hơn 1 tỷ USD, tăng 28% so với cùng kỳ năm ngoái.

Nhuyễn thể
• 11:14 18/11/2024

Giải thích cơ chế cắt tảo ao nuôi bằng vi sinh

Trong quá trình nuôi tôm, sự xuất hiện và phát triển quá mức của các loại tảo độc như tảo lam, tảo giáp hay tảo mắt,… luôn là một thách thức lớn đối với người dân.

Ao nuôi
• 05:39 29/11/2024

Tôm sinh thái của Việt Nam: Mở khóa tiềm năng tại thị trường Châu Âu và Hoa Kỳ

Khi người tiêu dùng ở châu Âu và Hoa Kỳ ngày càng coi trọng sức khỏe và các mối quan tâm về môi trường, tôm sinh thái đang nổi lên như một lựa chọn bền vững trong ngành thủy sản.

Tôm sú
• 05:39 29/11/2024

Từ loài cá gây sợ hãi đến món ăn sánh ngang với tôm hùm

Trước đây, cá thầy tu là một trong những loài cá được cho là sở hữu ngoại hình lập dị nhất thế giới đại dương và thậm chí còn từng bị nước Pháp cấm săn bắt và buôn bán vì nó mang lại nỗi khiếp sợ cho khách hàng.

Món cá
• 05:39 29/11/2024

Giải quyết vấn đề nấm đồng tiền trong ao nuôi tôm

Nấm đồng tiền trong ao nuôi tôm là một trong những vấn đề nghiêm trọng mà người nuôi tôm phải đối mặt. Loại nấm này gây ra nhiều tác động tiêu cực đến sức khỏe của tôm, làm giảm năng suất và chất lượng sản phẩm, thậm chí dẫn đến thiệt hại lớn về kinh tế.

Nấm đồng tiền
• 05:39 29/11/2024

Xử lý cá cảnh bị nấm: Hướng dẫn chi tiết và hiệu quả

Nấm là một trong những vấn đề thường gặp ở cá cảnh, đặc biệt là khi môi trường sống của chúng không được duy trì đúng cách. Nấm có thể xuất hiện dưới dạng các vết loét trắng trên da, vây hoặc mang cá, khiến cá bị suy yếu và dễ mắc các bệnh khác.

Bệnh nấm cá
• 05:39 29/11/2024
Some text some message..