Thủy sản liên tục bị cảnh báo

Nếu không kiểm soát được hóa chất, kháng sinh trong sản phẩm thủy sản, các doanh nghiệp có nguy cơ đánh mất những thị trường trọng điểm

tôm Việt Nam
Tôm Việt Nam liên tục bị nước ngoài cảnh báo do nhiễm kháng sinh cấm hoặc hạn chế sử dụng. Ảnh: THỐT NỐT

Ngày 29-10, tại TP HCM, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT) tổ chức hội nghị kiểm soát an toàn thực phẩm (ATTP) thủy sản xuất khẩu sau khi nhận được hàng loạt cảnh báo từ các nước về những lô hàng của Việt Nam vi phạm ATTP.

Gặp khó vì... hóa chất

Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Vũ Văn Tám nêu thực trạng trong 9 tháng đầu năm, xuất khẩu thủy sản thuộc nhóm ngành có kim ngạch giảm sâu nhất, tới 17% so với cùng kỳ. “Có nhiều nguyên nhân như tỉ giá, cung cầu thị trường nhưng nổi lên là sự chủ quan của doanh nghiệp (DN) dẫn đến chất lượng sản phẩm bị nhiễm hóa chất, kháng sinh. Nếu không thay đổi, cánh cửa xuất khẩu sẽ bị thu hẹp” - ông Tám nhấn mạnh.

Minh chứng cho điều này, ông Nguyễn Như Tiệp, Cục trưởng Cục Quản lý Chất lượng nông lâm sản và thủy sản (Nafiqad), cho biết 9 tháng đầu năm 2015, Việt Nam có 181 lô hàng bị nước ngoài cảnh báo (cả năm 2014 là 187 lô) về ATTP, gồm các chỉ tiêu như kháng sinh cấm sử dụng, kháng sinh hạn chế sử dụng, vi sinh và các cảnh báo khác.

Trong đó, tại thị trường Nhật Bản, cơ quan thẩm quyền nước này đã áp dụng chế độ kiểm tra chặt đối với các chỉ tiêu bị cảnh báo và có thể áp dụng biện pháp đình chỉ nhập khẩu nếu tình hình không cải thiện. Lý do là 9 tháng đầu năm, nước này phát hiện 27 lô hàng thủy sản nhập khẩu từ Việt Nam bị nhiễm hóa chất, kháng sinh, tăng 1,28 lần so với cả năm 2014. Mặt hàng bị phát hiện nhiều nhất là tôm (19 lô), nhóm chỉ tiêu bị cảnh báo tăng mạnh là hóa chất kháng sinh bị cấm (tăng 2,5 đến 3,7 lần).

Thị trường Liên minh châu Âu (EU) có 24 DN bị cảnh báo do sản phẩm nhiễm hóa chất, kháng sinh và có những DN bị cảnh báo tới 7 - 8 lô hàng.

Theo ông Tiệp, qua truy xuất nguồn gốc, xác định có 2 nguồn nhiễm chính là từ nuôi trồng, nông dân lạm dụng hóa chất kháng sinh và nhà máy chế biến sử dụng hóa chất với mục đích bảo quản. “Hệ thống giám sát nội bộ của DN chưa chặt chẽ, nhiều nơi còn làm hình thức, gửi mẫu đến những phòng kiểm nghiệm chưa được công nhận dẫn đến kết quả không được tin cậy” - ông Tiệp nói.

Tôm ăn cả... sổ đỏ

Đại diện Xí nghiệp Chế biến thủy sản Việt Thắng (Nha Trang) cho biết đã xuất tôm đi Nhật từ năm 1997. Đến năm 2010, Việt Thắng có 2 lô hàng bị cảnh báo nhiễm kháng sinh nên không còn xuất sang Nhật được. Đến nay, Việt Thắng phải bỏ tôm chuyển sang làm ghẹ xuất khẩu để dễ kiểm soát hơn.

Theo ông Hồ Quốc Lực, Tổng Giám đốc Công ty CP Thực phẩm Sao Ta (Sóc Trăng), vấn đề hiện nay là Việt Nam đang thiếu tôm sạch, phần nhiều bị nhiễm hóa chất, kháng sinh, tạp chất, vi sinh. “Tại thị trường EU, tôm Việt Nam có lợi thế rất lớn so với Thái Lan do họ không được hưởng thuế ưu đãi (Thái Lan chịu thuế 12%, Việt Nam chỉ 4% và đang hạ về 0%) nên các hệ thống phân phối lớn của EU đang chuyển hướng tìm nguồn hàng ở Việt Nam. “Thế nhưng nhiều DN đang có tôm trong kho thà để tồn chứ không dám xuất sang EU vì biết họ hậu kiểm chất lượng rất gắt, không đạt lập tức bị trả về, thiệt hại càng lớn hơn” - ông Lực nói.

Ông Đặng Quốc Tuấn, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Việt - Úc, nhận xét: Vấn đề cốt lõi là giá tôm xuất khẩu đang đi xuống trong khi chi phí đầu vào tăng. DN đang “ép” người nuôi sử dụng chất cấm, kháng sinh vì chỉ có như vậy giá thành mới rẻ nhất. “Ở nhiều nơi, nông dân nói rằng con tôm đang ăn cả... sổ đỏ của họ chứ không phải thức ăn chăn nuôi. Theo thống kê, ngành tôm Việt Nam đang có khoảng 2 triệu lao động liên quan, họ cần được sống trước khi đòi hỏi về tự giác tuân thủ các quy định” - ông Tuấn phân tích.

Theo ông Tuấn, để giải quyết vấn đề, cần nâng cao giá trị cho con tôm xuất khẩu thì mới tạo điều kiện nâng cao chất lượng sản phẩm. Nếu cứ lao vào cuộc đua hạ giá thì ngành tôm không thể phát triển được. “Những đơn hàng tốt, những thị trường tốt chúng ta đang đánh mất dần vì cuộc chiến giá rẻ. Việt Nam là nước xuất khẩu tôm thứ 3 thế giới nhưng cũng như gạo, chưa có những DN có thương hiệu nên không thể bán giá cao. Vì vậy, nhà nước cần tạo điều kiện để những DN đầu ngành xây dựng thương hiệu, từ đó dẫn dắt cả ngành đi lên” - ông Tuấn đề xuất.

Xuất khẩu không được, hàng đi đâu?

Ông Nguyễn Hải Triều, Tổng Giám đốc Công ty Thủy sản Gió Mới (TP HCM), cho biết với vai trò là DN xuất khẩu, ông ủng hộ việc nhà nước tập trung quản lý tại đầu mối là DN. Còn dưới góc độ công dân, ông cho rằng nhà nước phải có biện pháp quản lý vùng nuôi vì phần lớn kháng sinh bị nhiễm ở giai đoạn này. “Con tôm bị dính hóa chất, kháng sinh, nhà máy không thu mua thì nó đi đâu? Dân trong ngành đều biết nó đang vào bụng người tiêu dùng nội địa. Liệu người Việt Nam có khỏe mạnh hơn người nước ngoài để ăn những thứ độc hại này mà không bị bệnh hay ung thư hay không?” - ông Triều đặt vấn đề.

Người Lao Động, 29/10/2015
Đăng ngày 30/10/2015
Ngọc Ánh
Kinh tế

Xuất khẩu một tháng trở lại tỷ đô sau 27 tháng

Tháng 10/2024, xuất khẩu thủy sản 1,1 tỷ USD, tăng gần 31% so với cùng kỳ năm ngoái và đây là lần đầu tiên sau 27 tháng kể từ tháng 6/2022 đã trở lại mức tỷ đô một tháng. Lũy kế 10 tháng đầu năm 2024 đạt 8,33 tỷ USD, tăng 12% so với cùng kỳ năm ngoái với các mặt hàng chủ lực và các thị trường chính đều tăng.

Tôm thẻ
• 10:00 25/11/2024

Điểm mặt rào cản chuyển đổi xanh trong chế biến tôm đông lạnh

Chuyển đổi xanh trong ngành chế biến thủy sản, đặc biệt là tôm đông lạnh, không chỉ là xu hướng mà còn là yêu cầu tất yếu trong bối cảnh biến đổi khí hậu và yêu cầu ngày càng khắt khe từ thị trường quốc tế. Tuy nhiên, hành trình này đang gặp nhiều rào cản lớn liên quan đến chi phí, cơ sở hạ tầng và quản lý năng lượng.

Chế biến tôm
• 10:29 21/11/2024

Cua ghẹ Việt Nam tăng trưởng ấn tượng khi hút hàng tại Trung Quốc

Xuất khẩu cua ghẹ và các loại giáp xác khác của Việt Nam đang có sự bứt phá ngoạn mục trên thị trường quốc tế, đặc biệt là tại Trung Quốc. Số liệu từ tháng 9/2024 cho thấy, ngành hàng này tiếp tục ghi nhận mức tăng trưởng ấn tượng, mở ra nhiều cơ hội phát triển trong thời gian tới.

Ghẹ
• 09:34 20/11/2024

Xuất khẩu cua ghẹ và nhuyễn thể tiếp tục tăng từ đầu năm đến nay

Ngành thủy sản Việt Nam đã ghi nhận những tín hiệu khả quan trong xuất khẩu, đặc biệt đối với nhóm sản phẩm cua ghẹ và nhuyễn thể có vỏ. Theo thông tin từ Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), xuất khẩu thủy sản cả nước đã đạt mức ấn tượng trong tháng 10/2024, với kim ngạch hơn 1 tỷ USD, tăng 28% so với cùng kỳ năm ngoái.

Nhuyễn thể
• 11:14 18/11/2024

Xử lý cá cảnh bị nấm: Hướng dẫn chi tiết và hiệu quả

Nấm là một trong những vấn đề thường gặp ở cá cảnh, đặc biệt là khi môi trường sống của chúng không được duy trì đúng cách. Nấm có thể xuất hiện dưới dạng các vết loét trắng trên da, vây hoặc mang cá, khiến cá bị suy yếu và dễ mắc các bệnh khác.

Bệnh nấm cá
• 20:37 27/11/2024

Bản chất pH ao nuôi tôm và cách xử lý

Các kỹ sư thường tư vấn bà con việc kiểm tra pH đều đặn ngày 2 lần. Tuy nhiên nếu kiểm soát được môi trường tốt, nuôi được tảo có lợi chiếm ưu thế thì pH ao tôm sẽ được ổn định và hạn chế dao động. Việc hiểu bản chất sẽ giúp chúng ta có cái nhìn tổng quan và điều chỉnh pH theo ý muốn của mình được dễ dàng.

pH ao nuôi tôm
• 20:37 27/11/2024

Dấu hiệu tôm bệnh thể hiện ở ruột và gan

Trong quá trình nuôi tôm, bệnh tật là một trong những vấn đề nghiêm trọng ảnh hưởng đến sức khỏe và năng suất của tôm. Một trong những dấu hiệu rõ rệt để nhận biết tôm có bệnh là sự thay đổi bất thường ở gan và ruột. Việc phát hiện sớm những dấu hiệu này giúp người nuôi có thể can thiệp kịp thời, từ đó giảm thiểu thiệt hại và duy trì sự phát triển khỏe mạnh cho tôm.

Gan tôm
• 20:37 27/11/2024

Tại sao sử dụng men vi sinh trong nuôi tôm không hiệu quả?

Men vi sinh đã và đang được ứng dụng rộng rãi trong nuôi tôm, với mục tiêu cải thiện sức khỏe tôm, phòng ngừa bệnh tật, và tối ưu hóa chất lượng môi trường nuôi. Tuy nhiên, một thực tế đáng tiếc là không phải lúc nào việc sử dụng men vi sinh cũng mang lại kết quả như kỳ vọng.

Men vi sinh
• 20:37 27/11/2024

Loài tảo mới làm thức ăn cho cá tôm

Các nhà nghiên cứu Philippines tại Trung tâm Phát triển Thủy sản Đông Nam Á (SEAFDEC/AQD) đang thử nghiệm “tảo spaghetti”, có tên khoa học là Chaetomorpha linum, trong thành phần thức ăn cho cá và tôm nhằm giảm chi phí thức ăn thủy sản.

Tảo
• 20:37 27/11/2024
Some text some message..