Thủy sản lo nhất vốn

Năm 2012, xuất khẩu thủy sản không đạt như mong muốn và chỉ tăng trưởng rất ít so với năm 2011. Trong năm 2013, nhiều dự báo cho hay XK thủy sản sẽ còn khó khăn hơn nữa.

vốn cá tra
Doanh nghiệp và người nuôi đều thiếu trầm trọng vốn nuôi cá tra

MỘT NĂM ĐẦY “SÓNG GIÓ”

Năm 2012 có thể nói là một năm hạn của ngành thủy sản khi có nhiều doanh nghiệp vào hàng đại gia bị “ngã ngựa” bởi những khoản nợ khổng lồ, bởi thiếu vốn trầm trọng... Xuất khẩu thủy sản cũng đạt mức tăng trưởng thấp nhất trong nhiều năm qua do thiếu vốn, thiếu nguyên liệu, ảnh hưởng bởi khủng hoảng kinh tế ở châu Âu, các vấn đề về dư lượng chất cấm ở Nhật Bản... Mãi đến những tháng cuối năm, đầu ra xuất khẩu thủy sản nói chung mới có sự khởi sắc trở lại.

Thế nhưng sự khởi sắc ấy chỉ mang tính thời điểm do nhiều thị trường cần tăng nhập khẩu thủy sản để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng vào Lễ Giáng sinh, năm mới 1013 hay Tết Quý Tỵ. Bởi theo nhận định của các chuyên gia, doanh nghiệp thủy sản, xuất khẩu thủy sản trong năm 2012 vốn đã rất khó khăn thì năm 2013 sẽ còn khó khăn hơn nữa. Trong đó, tôm sẽ gặp khó khăn nhất về mặt thị trường bởi phải tiếp tục chịu sự cạnh tranh gay gắt với các nhà xuất khẩu lớn khác như Thái Lan, Ấn Độ, Indonesia…

Những nước này vẫn đang có xu hướng hạ giá bán đối với các sản phẩm tôm, gây bất lợi lớn đối với con tôm Việt Nam. Sở dĩ các nhà xuất khẩu của những nước trên có thể hạ giá bán tôm xuống là do họ không bị thiệt hại nhiều về sản lượng do dịch bệnh như nuôi tôm ở Việt Nam, do đó nguồn tôm nguyên liệu dồi dào hơn, giá thành hạ hơn.

Ông Nguyễn Văn Dương, GĐ Cty TNHH Hải Dương – một doanh nghiệp chuyên nuôi tôm ở Bình Thuận, cho hay: “Trình độ kỹ thuật của người nuôi, đầu tư cơ bản ở Thái Lan tốt hơn Việt Nam nhiều. Năng suất tôm của họ cao hơn, do đó chi phí sản xuất thấp hơn nhiều so với người nuôi tôm ở Việt Nam. Bằng chứng là trong năm 2012, đã có những thời điểm các doanh nghiệp Việt Nam nhập khẩu tôm nguyên liệu từ Thái Lan về để chế biến xuất khẩu vì giá nhập về đã cộng chi phí vận chuyển, thuế…, mà vẫn rẻ hơn so với giá tôm nguyên liệu trong nước”.

Mặt khác, các doanh nghiệp ở Thái Lan, Ấn Độ… đang có lợi thế lớn về mặt lãi suất so với doanh nghiệp thủy sản Việt Nam. Ông Trần Thiện Hải, Chủ tịch VASEP cho hay các doanh nghiệp Thái Lan, Ấn Độ… chỉ phải chịu lãi suất 3%, trong khi các doanh nghiệp Việt Nam nếu vay với lãi suất hiện tại cũng ở mức cao hơn nhiều là 11%. Lãi suất của họ thấp hơn gần 4 lần so với doanh nghiệp Việt Nam, thì chi phí sản xuất của họ sẽ thấp hơn nhiều nên có thể hạ tiếp giá bán tôm mà doanh nghiệp Việt Nam không thể “đua” theo được.

Trong khi đó, thị trường lớn nhất của tôm Việt Nam là Nhật Bản thì vẫn chưa gỡ được cái “ải” Ethoxyquin. Vừa vướng chất cấm, vừa bị cạnh tranh về sản lượng cũng như giá cả từ con tôm ở các nước xuất khẩu khác, tôm Việt Nam sẽ càng gặp khó nhiều hơn về mặt xuất khẩu.

VỐN VAY QUÁ KHÓ!

Tình hình kinh tế khó khăn ở nhiều thị trường nhập khẩu quan trọng, cũng sẽ tiếp tục ảnh hưởng xấu đến xuất khẩu thủy sản Việt Nam năm 2013. Theo VASEP, tín hiệu xấu nhất vẫn đến từ thị trường EU. Từng là thị trường số 1 của thủy sản Việt Nam trong nhiều năm qua, nhưng trong năm 2012, xuất khẩu thủy sản sang EU trong hầu hết các tháng đều đạt mức tăng trưởng âm so với tháng tương tự của năm 2011. Dự báo trong năm 2013, giá trị xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang EU sẽ còn tiếp tục tăng trưởng âm, với mức giảm khoảng 12-15% so với năm 2012.

Tuy nhiên, cái khó khăn nhất đối với xuất khẩu thủy sản Việt Nam trong năm 2013 vẫn sẽ là vốn, nhất là ở ngành hàng cá tra. Ông Dương Ngọc Minh, Chủ tịch Ủy ban Cá nước ngọt của VASEP cho hay ngành cá tra không lo lắng mấy về đầu ra, bởi Việt Nam vẫn đang gần như độc chiếm thị trường cá tra thế giới. Cái lo nhất trong năm 2013 là sẽ thiếu hụt cá tra nguyên liệu bởi tình trạng người dân “treo” ao lại đang tiếp tục tăng lên vì nông dân không có vốn đầu tư nuôi tiếp, do đó sản lượng sẽ giảm mạnh. Vì thế, lượng cá tra nguyên liệu sẽ phải trông cậy nhiều hơn vào nguồn cá do các doanh nghiệp tự tổ chức nuôi.

Theo VASEP, đến nay, sản lượng cá tra do các doanh nghiệp tổ chức nuôi đã chiếm tới 70% sản lượng cá tra cả nước. Thế nhưng các doanh nghiệp cũng đang rất khó khăn để duy trì việc nuôi cá tra. Bởi mỗi ha cá tra, riêng tiền đất và xây ao nuôi đã cần vốn đầu tư lên tới 2 tỷ đồng. Và với việc đang chiếm tới 70% sản lượng cá nguyên liệu, các doanh nghiệp đã phải đầu tư vào phát triển vùng nuôi cá tra trong những năm qua với số tiền lên tới 8.000 tỷ đồng. Nuôi cá tra lại cần thời gian dài, tới 6-8 tháng/vụ, tiền vốn để nuôi cá là 8-9 tỷ đồng/ha, thành ra vốn lưu động mà các doanh nghiệp cần cho một vụ nuôi lên tới 35.000 tỷ đồng. Nhưng doanh nghiệp chỉ được vay với chu kỳ 4 tháng, với hạn mức tín dụng thấp hơn nhiều. Bởi thế, cứ nói đến chuyện vốn nuôi cá tra, ông Minh lại than thở: “Các doanh nghiệp đang lâm vào tình trạng cá có trong ao nhưng lại không có thức ăn để nuôi cá bởi không có tiền để mua thức ăn”.

Ông Phạm Anh Tuấn, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản cũng cho rằng khó khăn lớn nhất đối với xuất khẩu thủy sản hiện nay và trong thời gian tới không phải là thị trường mà là vốn. Bằng chứng điển hình là đến nay các doanh nghiệp cá tra vẫn chưa tiếp cận được nguồn vốn hỗ trợ 9.000 tỷ đồng. Ông Tuấn cho hay: “Các ngân hàng thương mại hoạt động theo cơ chế kinh doanh, tự chịu trách nhiệm lỗ - lãi. Vì thế, Chính phủ tuy có chủ trương hỗ trợ vốn nhưng không thể chỉ đạo các ngân hàng phải cho vay thế này, thế kia với các doanh nghiệp thủy sản”. Chính vì thế, để gỡ khó về vốn cho các doanh nghiệp thủy sản, Bộ NN-PTNT đang đề nghị Chính phủ xem xét sử dụng nguồn vốn vay ODA từ một số tổ chức tài chính quốc tế để cho các doanh nghiệp vay phục vụ sản xuất với lãi suất thấp hơn so với lãi suất vay từ các ngân hàng thương mại.

Còn riêng với con cá tra, để đứng vững và tiếp tục phát triển trên thị trường thế giới, nhiều doanh nghiệp cho rằng cần phải đẩy mạnh khâu quảng bá hình ảnh thông qua các chương trình XTTM quy mô ở tầm quốc gia, nhất là khi cá tra đã đi vào sản xuất bền vững theo tiêu chuẩn ASC. Theo ông Dương Ngọc Minh, trong thời gian tới, các cơ quan chức năng hiệp hội, doanh nghiệp cần phải phối hợp với WWF quốc tế, ASC… tiến hành quảng bá rộng rãi hình ảnh cá tra Việt Nam được nuôi có trách nhiệm ra toàn thế giới.

Ông Nguyễn Hữu Dũng, PCT VASEP cho rằng Chính phủ nên ưu tiên dành ngân sách thực hiện các dự án lớn và chuyên nghiệp về xúc tiến thương mại phát triển cá tra trong năm 2013 và những năm tới. Bên cạnh đó là các chính sách giải quyết khó khăn về vốn nuôi và chế biến cá tra. Chẳng hạn như thực hiện giãn nợ và cơ cấu lại nợ cho các doanh nghiệp cá tra thực sự có năng lực sản xuất và xuất khẩu, mà cục thể là chuyển đổi vốn vay ngắn hạn đã sử dụng đầu tư vào nuôi cá tra sang thành vốn vay trung hạn. Tăng cường hỗ trợ vốn tín dụng ngắn hạn, tăng hạn mức và tiếp tục cho vay theo nhu cầu doanh nghiệp để duy trì nuôi và chế biến xuất khẩu cá tra. Theo đó, trước mắt đề nghị thí điểm mở rộng hạn mức tín dụng cho 20 doanh nghiệp hàng đầu. Những doanh nghiệp này hiện đang chiếm hơn 60% tổng giá trị xuất khẩu cá tra, hầu hết đều có vùng nuôi nên tự chủ được nguyên liệu, có thị trường xuất khẩu  và có uy tín lớn. Trên cơ sở kết quả đạt được, sẽ mở rộng phương thức này cho các doanh nghiệp sản xuất cá tra khác.

NNVN
Đăng ngày 03/01/2013
SƠN TRANG
Kinh tế

Xuất khẩu cá tra xuống mức thấp nhất năm

Dù vẫn tăng 31% so với cùng kỳ, nhưng kết quả 179 triệu USD kim ngạch xuất khẩu (XK) cá tra trong tháng 10 là mức thấp nhất kể từ đầu năm 2022 tới nay. Mức tăng trưởng XK so cùng kỳ năm trước cũng thấp nhất trong các tháng. Luỹ kế tới hết tháng 10 XK cá tra Việt Nam đạt 2,1 tỷ USD, tăng 75% so với cùng kỳ năm ngoái.

Cá tra
• 12:03 21/11/2022

Tháng 8/2022, xuất khẩu cá tra hồi phục trở lại

Xuất khẩu cá tra 8 tháng đầu năm nay đã chạm mốc 1,8 tỷ USD – một con số lạc quan cho các doanh nghiệp ngành hàng này. Xuất khẩu cá tra trong 3 tháng gần đây đã tụt dần khỏi mức đỉnh 310 triệu USD hồi tháng 4, nhưng đã có xu hướng hồi phục trở lại từ tháng 8.

Cá tra
• 10:29 26/09/2022

Nâng cao thị phần xuất khẩu cá tra Việt Nam trên toàn thế giới

Tổng sản lượng xuất khẩu cá tra trong tháng 8-2022 vẫn giữ được mức tăng trưởng ổn định, tăng 114% so với cùng kỳ năm ngoái và tăng nhẹ so với tháng 7-2022, góp phần đưa kim ngạch xuất khẩu cá tra trong 8 tháng đầu năm nay đạt gần 1,8 tỉ USD, tăng 81% so với cùng kỳ năm ngoái.

Cá tra
• 10:54 14/09/2022

Lưu giữ cá tra bố mẹ phục vụ cộng đồng

Ngành hàng cá tra Việt Nam hơn 20 năm qua đã chứng kiến biết bao thăng trầm. Nhiều người giàu lên nhờ con cá, nhưng cũng không ít người phá sản vì chúng. Sự khốc liệt của ngành hàng này là vậy.

Cá tra
• 15:21 13/09/2022

Thực phẩm chỉnh sửa gen của nhật bản đến tay người tiêu dùng

Nhật Bản là một trong những nước tiêu thụ thực phẩm thủy sản lớn nhất thế giới. Người Nhật thích ăn cá và một nghiên cứu do Trường Cao đẳng Tim mạch Hoa Kỳ thực hiện cho thấy trung bình người Nhật ăn khoảng 3 ounce cá mỗi ngày. Ẩm thực địa phương của Nhật Bản rất giàu cá và hải sản, nguồn protein chính trong chế độ ăn ít chất béo và giàu dinh dưỡng của người dân Nhật Bản.

Hải sản
• 12:02 25/04/2024

Tăng giá trị con tôm bằng cách nâng cao chất lượng tôm

Nuôi tôm là một trong những ngành kinh tế đóng góp quan trọng cho nền kinh tế nước ta, đặc biệt là trong lĩnh vực xuất khẩu thủy sản. Mặc dù mang lại nhiều lợi ích, nhưng ngành nuôi tôm cũng đối mặt với hàng loạt khó khăn và thách thức như biến đổi khí hậu, dịch bệnh, và chi phí sản xuất cao.

Tôm thẻ
• 11:01 18/04/2024

Điểm danh một số thị trường xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam

Chỉ tính riêng 2 tháng đầu năm 2024, điểm đến xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam vinh danh 3 thị trường quốc tế, đó là: Mỹ, EU và Israel.

Cá ngừ
• 11:47 16/04/2024

Làm sao để dự đoán được xu hướng giá thủy sản?

Dự đoán chính xác xu hướng giá thủy sản là một việc hết sức phức tạp, bởi nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, bao gồm cả những yếu tố vĩ mô và vi mô. Tuy nhiên, bạn có thể tham khảo một số phương pháp sau để có được dự đoán tương đối chính xác.

Hải sản
• 09:44 15/04/2024

Nói không với kháng sinh trong nuôi tôm?

Khi tiếp cận với việc sử dụng kháng sinh trong nuôi tôm, việc áp dụng chúng một cách chính xác và hiệu quả là vô cùng quan trọng để đảm bảo sức khỏe của tôm và người tiêu dùng, cũng như duy trì sự bền vững của ngành nuôi tôm.

Tôm sú
• 13:53 25/04/2024

Thực phẩm chỉnh sửa gen của nhật bản đến tay người tiêu dùng

Nhật Bản là một trong những nước tiêu thụ thực phẩm thủy sản lớn nhất thế giới. Người Nhật thích ăn cá và một nghiên cứu do Trường Cao đẳng Tim mạch Hoa Kỳ thực hiện cho thấy trung bình người Nhật ăn khoảng 3 ounce cá mỗi ngày. Ẩm thực địa phương của Nhật Bản rất giàu cá và hải sản, nguồn protein chính trong chế độ ăn ít chất béo và giàu dinh dưỡng của người dân Nhật Bản.

Hải sản
• 13:53 25/04/2024

Nhiệt độ ao nuôi tăng cao do thời tiết nắng nóng

Hiện nay, thời tiết nắng nóng kéo dài gây nhiều ảnh hưởng đến các khu vực nuôi trồng thủy sản. Đặc biệt với thời tiết ngày và đêm chênh nhiệt độ rõ rệt, việc nhiệt độ của nước ao nuôi liên tục tăng là điều đáng chú ý cho các hộ nuôi.

Nắng nóng
• 13:53 25/04/2024

Ban Bí thư chỉ thị quyết tâm gỡ “thẻ vàng” trong năm 2024

Ngày 10/4/2024, bà Trương Thị Mai, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương ký Chỉ thị số 32-CT/TW về việc về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác chống khai thác thuỷ sản bất hợp pháp, không báo cáo, không theo quy định (IUU) và phát triển bền vững ngành thuỷ sản.

Tàu cá Việt Nam
• 13:53 25/04/2024

Xả kho - Không lo vận chuyển

Hàng loạt ưu đãi hấp dẫn diễn ra trong tháng này, cùng eShop mua hàng Không lo về giá nhé!

Chương trình khuyến mãi
• 13:53 25/04/2024