Thủy sản một năm thắng lợi, kim ngạch xuất khẩu tăng vọt

Chưa năm nào kim ngạch xuất khẩu ngành thủy sản tăng vọt lên 1 tỷ USD như 2017, từ 7 tỷ đã tăng lên 8,2 tỷ USD là thành công lớn của ngành.

Thủy sản một năm thắng lợi, kim ngạch xuất khẩu tăng vọt
Thủy sản một năm thắng lợi, kim ngạch xuất khẩu tăng vọt

Bốn năm liên tiếp gặp khó khăn: 2014 sự kiện giàn khoan HD981, 2015 vụ 800 sản phẩm thủy sản, 2016 sự cố môi trường biển miền Trung, 2017 tàu vỏ thép hoen rỉ và liên tiếp bão mạnh tàn phá nhưng vượt lên tất cả, thủy sản năm nay thắng lợi. 

Thủy sản xuất khẩu ước đạt 8,2 tỷ USD

Chiều 4/12, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Xuân Cường và Thứ trưởng Vũ Văn Tám đã có buổi làm việc với Tổng cục Thủy sản. Sau khi nghe lãnh đạo Tổng cục báo cáo, đại diện các đơn vị nêu ý kiến, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường phát biểu kết luận với nhiều nội dung quan trọng.

ngành thủy sản 2017, thủy sản, xuất khẩu thủy sản, ngành thủy sản
Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường phát biểu tại buổi làm việc

Bộ trưởng bày tỏ vui mừng trước những bước phát triển vượt bậc của toàn ngành thủy sản. Thành tựu chung của ngành NN-PTNT luôn có sự đóng góp to lớn của thủy sản. Bộ trưởng biểu dương sự nỗ lực cố gắng của toàn ngành, cảm ơn sự quan tâm của Chính phủ, sự vào cuộc sát sao của cấp ủy, chính quyền các địa phương và sự chung lưng đấu cật của cộng đồng doanh nghiệp và người dân.

Đề cập những vấn đề cụ thể cả thành tựu và tồn tại trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành và hoạt động của ngành thủy sản, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường đã thẳng thắn chỉ ra những vấn đề cốt lõi, đưa ra các bài học, giải pháp tích cực để ngành thực hiện có hiệu quả trong thời gian tới.

Theo Bộ trưởng, trong năm 2017, ngành thủy sản đã chủ động tham mưu các giải pháp tích cực để tôm, cá phát triển. Bao nhiêu hội nghị, xây dựng Luật, tổ chức sản xuất được triển khai quyết liệt. Nhiều việc bị động như bão lũ, tàu vỏ thép 67, EU rút thẻ vàng… nhưng ngành đã có phản ứng nhanh để khắc phục hiệu quả.

“Trong năm chúng ta có hẳn một hội nghị lớn chỉ bàn một con đấy là con tôm do đích thân Thủ tướng chủ trì cho thấy sứ mệnh của tôm đối với ngành”, Bộ trưởng nhớ lại.

Qua ý kiến của ông Nguyễn Duy Vĩnh, Vụ phó Vụ kế hoạch và bà Phạm Thanh Huyền, Vụ phó Vụ Tài chính liên quan đến kế hoạch vốn và các dự án xây dựng, trong đó có dự án xây dựng Trạm kiểm ngư Cồn Cỏ, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường chỉ đạo nên phối hợp với cả bên Quốc phòng để Hải quân và Cảnh sát biển cùng làm.

“Trong khi mình tuyển người không được, lại ít tiền nữa sao lại ôm vào lắm thế. Về điều tra nguồn lợi thủy sản nó có liên quan đến một điều của Luật Thủy sản, các Vụ Kế hoạch và Tài chính nên ghi nhận theo hướng liệu cơm gắp mắm thôi. Trong đề xuất 50 tỷ thì nay chỉ giới hạn ở mức 25 tỷ đồng được không? Cái gì tiết kiệm được thì tiết kiệm, cái nào lồng ghép, gắng gượng được thì cùng phối hợp để làm”, Bộ trưởng nói.

Vẫn theo Bộ trưởng, đến nay ở vùng biển 4 tỉnh miền Trung, khu vực khai thác và nuôi trồng có đà tăng trưởng. Năm nay sản xuất cơ bản như thế là thắng lợi lớn. Chưa năm nào ngư dân được mùa lớn, giá thành thấp, dịch bệnh kiểm soát tốt, tình hình xuất khẩu sáng lạn. Từ đó dẫn đến đời sống nhân dân được cải thiện. 

EU rút thẻ vàng là bài học để mình làm tốt lên

Đề cập đến những tồn tại, hạn chế cũng như nêu ra các giải pháp, Bộ trưởng yêu cầu Tổng cục Thủy sản phải nâng cao chất lượng công việc, từ đồng chí lãnh đạo đến cán bộ, nhân viên phải bám vào công việc đến cùng, chủ động hơn nữa. “Có nhiều việc vẫn thấy chưa hài lòng”, Bộ trưởng chia sẻ và yêu cầu lãnh đạo Tổng Cục phải phân công công việc cụ thể, rõ ràng tập trung lãnh đạo, chỉ đạo tốt lên. Phản xạ tốt các vấn đề nảy sinh, nhảy cảm hơn nữa từ cấp độ xử lý, hình thức xử lý.

Đề cập đến sự việc tàu vỏ thép 67 xảy ra ở Bình Định, Bộ trưởng cho rằng chúng ta đã có phản ứng và tiến hành kiểm tra đồng loạt tại các tỉnh. Rất hoan nghênh tỉnh Bình Định đã vào cuộc quyết liệt, chủ động và trách nhiệm. Chúng ta đã xử lý kỷ luật cá nhân, tập thể tại Trung tâm đăng kiểm một cách nghiêm túc.

Đối với công tác kiểm ngư, Bộ trưởng nói là vô cùng quan trọng nhưng công tác tổ chức, phương thức, điều kiện, mô hình hoạt động vẫn chưa thực sự hiệu quả. Tại sao biên chế được giao mà vẫn không tuyển chọn được? Kiểm ngư 2 vùng còn yếu cả con người, phương tiện, chế tài.

Bộ trưởng đề nghị ngay đầu năm 2018 phải làm tốt công tác tổ chức tại Cục kiểm ngư từ cơ sở, quy trình vận hành, quy chế phối hợp. Về tuyển nhân sự, tới đây làm việc với Bộ Quốc phòng, mình đặt hàng luôn. Nhắm vào lực lượng xuất ngũ về mình đón họ vào. Được vào biên chế anh em họ sẽ phấn khởi và ra sức cống hiến thôi.

Nhắc đến việc Liên minh châu Âu (EU) rút thẻ vàng thủy sản, Bộ trưởng cho rằng đó là bài học kinh nghiệm để chúng ta làm cho tốt lên. Bộ trưởng lưu ý, việc phiên dịch văn bản và lời thoại như thế nào để đối tác nước ngoài hiểu cặn kẻ. Mình làm chưa rõ thì phải thuê người khác. Làm thế nào để việc tuyên truyền được sâu rộng, rõ, tích cực, hiệu quả.

Giao thêm nhiệm vụ cụ thể, Bộ trưởng yêu cầu năm 2018, Tổng cục Thủy sản phải xác định mục tiêu phát triển đột phá lên, khu vực nuôi trồng là chiến lược, tôm, cá tra. Một mặt mở diện tích theo đúng quy hoạch, năng suất cũng vậy, có cái tăng gấp đôi, có cái chấp nhận rón rén chỉ tăng 10% thôi. Cái này phải bám sát để có phương thức chỉ đạo hiệu quả.

Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường cho rằng, có hai vấn đề quan tâm lớn là giống và thị trường. Hiện chúng ta đã làm rất tốt rồi. Cần cố gắng hơn để khẳng định vị thế. Con cá tra đặt ra mục tiêu một ngành hàng sản phẩm quốc gia. Cá tra đẩy sản lượng lên được nhưng cái quan trọng nhất là khâu chế biến tốt rồi thì phải làm tốt hơn khâu thị trường.

Về lộ trình khai thác, Bộ trưởng nhấn mạnh giảm tổng thể nhưng phải nghiêm. Giảm do tái cơ cấu 110.000 tàu, có 33.000 tàu dưới 90CV và có 2000 tàu cá của ngư dân miền Trung vừa rồi bị hư hỏng do bão 12. Song tổng thể khai thác lộng khơi là phải tăng lên, một số nhóm đối tượng di cư được phép khai thác tăng lên thì cứ tiếp tục khai thác.

Về EU, Bộ trưởng chỉ đạo tiếp tục tổ chức gặp gỡ đối thoại với Đại sứ quán EU tại Việt Nam. Phải phiên dịch sát sao để họ thấy được những nỗ lực cố gắng, quyết tâm hành động thiết thực của Việt Nam trong khắc phục 9 khuyến cáo của EU.

Đối với tàu vỏ thép Bình Định đang nằm bờ, Bộ trưởng là yêu cầu hai Cty đóng tàu phải có trách nhiệm với ngư dân. Việc này chính yếu là giữa ngư dân và Cty đóng tàu nhưng mình là cơ quan quản lý Nhà nước phải có trách nhiệm đôn đốc, giám sát yêu cầu họ phải làm bằng mọi giá để đảm bảo quyền lợi cho ngư dân.

Về các đề nghị của Tổng Cục thủy sản, Bộ trưởng đồng ý và giao cụ thể cho các đầu mối sớm hoàn thiện trình Bộ trưởng Quyết định trên tinh thần tiền ít nhưng chất lượng hiệu quả công việc vẫn phải cao.

Sự cố tàu 67 là hồi chuông cảnh tỉnh

Phát biểu tại hội nghị, Thứ trưởng Vũ Văn Tám cho rằng, năm 2017 mặc dù thiên tai như vậy nhưng sản lượng và kim ngạch xuất khẩu ngành thủy sản vẫn tăng trưởng tốt. Theo chỉ đạo của Bộ trưởng bắt đầu từ quý III mới điều chỉnh tăng 5% sau đó điều chỉnh lên 5,5% và báo cáo mới nhất của Tổng cục rất có thể tăng trưởng đạt 6,2%.

Về Luật Thủy sản, đó là một Luật chi tiết. Chúng ta đa có cách tiếp cận rất mới. Nhân việc EU rút thẻ vàng chúng ta đã kịp thời đưa vào Luật những khuyến cáo tích cực. Đây cũng là một thành công trong xây dựng luật.

Đối với sự cố tàu vỏ thép 67 để lại cho chúng ta nhiều bài học. Đây là hổi chuông cảnh tỉnh công tác đóng tàu, khai thác tàu vỏ gỗ chuyển sang tàu vỏ thép. UBND tỉnh Bình Định đã làm việc với hai Cty đóng tàu. Phía Cty Nam Triệu đồng ý bồi thường nhưng đang xác định mức bồi thường. Còn Cty Đại Nguyên Dương thì không chấp nhận bồi thường. Thứ trưởng có đề nghị tỉnh yêu cầu Cty này phải sửa ngay 10 tàu đang nằm bờ. Nếu hai cơ sở này không thể hiện trách nhiệm thì UBND tỉnh sẽ chủ trì để ngư dân khởi kiện.

NNVN
Đăng ngày 05/12/2017
Văn Hùng - Thiện Nhân
Kinh tế

TS Nguyễn Thanh Tùng làm Viện trưởng Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản II

Chiều 25/2, tại Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản II, Thứ trưởng Phùng Tiến đã trao Quyết định điều động, bổ nhiệm TS Nguyễn Thanh Tùng giữ chức Viện trưởng Viện này.

Viện Nuôi trồng Thủy sản II
• 10:09 04/03/2022

6 năm “sóng gió” của cộng đồng thủy sản, chỉ vì một quy định

Mới đây, Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản (VASEP) đã có đơn thỉnh nguyện gửi Thủ tướng Chính phủ, cùng một số Bộ, ngành về kiến nghị việc sửa đổi quy định “kiểm dịch” đối với sản phẩm thuỷ sản dùng làm thực phẩm.

chế biến cá hồi
• 13:35 21/12/2021

Đề nghị đưa ngành chế biến thủy sản ra khỏi danh mục có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường

Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) vừa có văn bản gửi Bộ trưởng Bộ TN&MT, góp ý và đề nghị sửa đổi một nội dung quan trọng trong Dự thảo Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường 2021 đang được Bộ TN&MT hoàn tất.

chế biến cá tra
• 12:52 22/10/2021

Bắt 2 tàu cá vi phạm quy định vùng khai thác

2 tàu cá đang khai thác thủy sản trái quy định vùng khai thác đã bị lực lượng Đồn Biên phòng Cửa khẩu Cảng Cửa Lò - Bến Thủy phát hiện bắt giữ.

tàu cá vi phạm
• 15:10 21/10/2021

Thị trường thức ăn thủy sản dự báo đạt 171,53 tỷ USD vào năm 2030

Thị trường thức ăn thủy sản toàn cầu dự kiến sẽ duy trì tốc độ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) ở mức 4,1%, từ 129,48 tỷ USD vào năm 2023 lên 171,53 tỷ USD vào năm 2030. Đà tăng trưởng này được thúc đẩy bởi sự mở rộng mạnh mẽ của ngành nuôi trồng thủy sản, mức tiêu thụ hải sản ngày càng cao và sự phát triển trong công thức thức ăn giúp tối ưu hóa giá trị dinh dưỡng cũng như tính bền vững.

Thức ăn thủy sản
• 09:00 22/03/2025

Thách thức từ các quy định xuất khẩu tôm vào thị trường khó tính

Ngành tôm Việt Nam là một trong những nhà xuất khẩu hàng đầu thế giới, với các thị trường chính gồm EU, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Úc và New Zealand. Đây là những thị trường mang lại giá trị kinh tế cao nhưng cũng đòi hỏi các tiêu chuẩn nghiêm ngặt. Để duy trì uy tín và mở rộng xuất khẩu, ngành tôm Việt Nam cần đáp ứng đầy đủ các quy định về chất lượng, an toàn thực phẩm và truy xuất nguồn gốc.

Tôm thẻ chân trắng
• 08:00 15/03/2025

Infographic: Xuất khẩu cá ngừ Việt Nam tháng 1 năm 2025

Trong tháng 1 năm 2025, xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam đối mặt với nhiều biến động, khi kim ngạch chỉ đạt hơn 66 triệu USD, giảm 16% so với cùng kỳ năm trước.

Xuất khẩu cá ngừ
• 11:03 11/03/2025

Phân tích thị trường và thời điểm bán tôm để đạt giá cao nhất 2025

Trong bối cảnh giá tôm biến động mạnh suốt thời gian qua, việc chọn đúng thời điểm bán để đạt giá cao nhất là mối quan tâm hàng đầu của người nuôi và các doanh nghiệp xuất khẩu.

Tôm thẻ
• 10:00 07/03/2025

Tìm hiểu về loài cá kèo huyết dân dã miền sông nước

Miền Tây sông nước không chỉ nổi tiếng với những cánh đồng lúa bạt ngàn, những con kênh xanh mát mà còn là quê hương của nhiều đặc sản trứ danh.

Cá kèo huyết
• 13:46 26/03/2025

Thiết lập hệ thống ánh sáng phù hợp cho bể cá cảnh

Việc thiết lập hệ thống ánh sáng phù hợp cho bể cá cảnh không chỉ giúp làm tôn lên vẻ đẹp của bể, mà còn đáp ứng nhu cầu sinh trưởng của cá và cây thủy sinh. Để đạt được điều này, người chơi cần nắm rõ những yếu tố cốt lõi như cường độ ánh sáng, quang phổ, và loại đèn thích hợp.

Hồ cá
• 13:46 26/03/2025

Người nuôi tôm mạnh dạn ứng dụng công nghệ cao

Ngày nay, ngành nuôi tôm đang chứng kiến sự chuyển mình mạnh mẽ khi ngày càng nhiều hộ nuôi tôm mạnh dạn ứng dụng công nghệ cao vào quy trình sản xuất.

Ao nuôi tôm
• 13:46 26/03/2025

INFOGRAPHIC: Thái Lan là quốc gia tiêu thụ nhiều thứ 2 cá tra Việt Nam tại châu Á

Với sự tăng trưởng này, Thái Lan vươn lên vị trí thứ 2 trong top các quốc gia NK nhiều nhất cá tra Việt Nam tại châu Á, đứng sau Trung Quốc. Đồng thời là thị trường đơn lẻ đứng thứ 4 về tiêu thụ cá tra của Việt Nam, sau Trung Quốc & HK, Mỹ và Brazil.

Xuất khẩu cá tra
• 13:46 26/03/2025

Mối liên hệ giữa bệnh gan và bệnh đường ruột ở tôm

Gan tụy và đường ruột là hai cơ quan quan trọng, quyết định trực tiếp đến tốc độ tăng trưởng và sức khỏe của tôm trong suốt vụ nuôi.

Gan tôm
• 13:46 26/03/2025
Some text some message..