Thủy sản Ninh Thuận trong chiến lược phát triển kinh tế biển

Là một phần của biển Đông Tổ quốc, vùng biển tỉnh Ninh Thuận được đánh giá là ngư trường khai thác lớn của cả nước với trữ lượng 120.000 tấn hải sản, có nhiều tiềm năng lợi thế đang dần được đánh thức bởi một số chương trình, dự án đầu tư lớn.

Thủy sản Ninh Thuận trong chiến lược phát triển kinh tế biển
Ngư dân Ninh Hải chuẩn bị ngư lưới cụ vươn khơi. Ảnh: V.M

Trải dọc qua địa bàn 5 huyện, thành phố, với bờ biển dài 105 km, có vùng đặc quyền kinh tế rộng 24.480 km2 và diện tích vùng biển nội thuỷ 1.800 km2, tỉnh Ninh Thuận có tiềm năng lớn về phát triển kinh tế biển.Vùng biển tỉnh Ninh Thuận được đánh giá là ngư trường khai thác lớn của cả nước với trữ lượng 120.000 tấn hải sản, có nhiều tiềm năng lợi thế đang dần được đánh thức bởi một số chương trình, dự án đầu tư lớn. Từ thực tế điều kiện trên, việc tập trung phát triển ngành thủy sản được nhấn mạnh trong phát triển kinh tế biển, đặc biệt là hoạt động khai thác hải sản với mục tiêu hướng ra khơi xa.

Ông Hoàng Viết Sung, chủ tàu cá 130 CV tại làng biển Khánh Hội (Tri Hải, Ninh Hải), chia sẻ: “Tôi làm chung với tàu lưới vây 550 CV của anh Huỳnh Thanh Chi, người vừa có chuyến đi Trường Sa về. Để đánh bắt cá có giá trị kinh tế cao, chúng tôi đang rời bỏ dần vùng lộng để chuyển sang nghề vây khơi đi đánh bắt ở biển xa”. Trong mùa vụ khai thác cá năm qua, dù thời tiết, ngư trường có những diễn biến bất thường, nhưng ngư dân vẫn đánh bắt hiệu quả với tổng sản lượng khai thác hải sản toàn tỉnh lên khoảng 98.500 tấn, vượt 15,79% kế hoạch và tăng 17,9% so với cùng kỳ năm trước. Nếu so với năm 2015, năm cuối kế hoạch 5 năm 2011-2015, chỉ đạt sản lượng đánh bắt bình quân khoảng 71.655 tấn, rõ ràng lĩnh vực khai thác hải sản đã có sự tăng trưởng mạnh.

Điều đáng lưu ý là cá đánh bắt được ở vùng biển Ninh Thuận luôn có chất lượng ngon, giá bán cao hơn cá khai thác ở các ngư trường khác. Theo đồng chí Bùi Thị Anh Vân, Chủ tịch Hội Nghề cá tỉnh, vị ngon của cá thu đầm đăng Vĩnh Hy (Vĩnh Hải, Ninh Hải) không biển nơi nào sánh bằng, cá bè cu đánh bắt trên vùng biển Ninh Thuận cũng ngon nức tiếng. Ngay cá cơm, chiếm hơn 70% sản lượng hải sản khai thác hằng năm, nhờ đặc điểm chất lượng hơn nên được coi là yếu tố quyết định để chế biến ra nước mắm thơm ngon, trong đó nổi tiếng là đặc sản nước mắm Cà Ná (Thuận Nam). Vì vậy nếu xây dựng được thương hiệu của những sản phẩm này sẽ giải quyết vấn đề tiêu thụ, tạo động lực đóng góp quan trọng vào sự phát triển kinh tế biển địa phương. Bên cạnh đánh bắt ở vùng biển gần, một bộ phận ngư dân đã vươn ra khai thác tại các ngư trường vùng biển Trường Sa- giàn khoan DK1. Đến nay trên toàn tỉnh đã có 399 tàu cá đăng ký tham gia hoạt động trên các vùng biển xa, trong đó có 30 tàu dịch vụ và 369 tàu khai thác.

Nhưng nói đến sự tăng trưởng của ngành Thủy sản, không thể không nhắc tới kết quả đạt được của lĩnh vực nuôi trồng thủy sản (NTTS). Nằm ở trung tâm vùng nước trồi, có nhiều bãi rạn san hô làm nơi trú ngụ của nhiều loài hải sản quý hiếm có thể khoanh nuôi, bảo tồn và phát triển; vùng biển có độ mặn ổn định, môi trường biển trong sạch nên còn thích hợp phát triển NTTS.

Theo Chi cục Thủy sản Ninh Thuận, năm 2017 thu hoạch tôm thương phẩm toàn tỉnh ước đạt khoảng 7.436 tấn, vượt 0,5 % kế hoạch và 16,7 % so với cùng kỳ. Mặc dù tình hình thời tiết và dịch bệnh diễn biến phức tạp, nhưng nghề nuôi tôm thương phẩm vẫn tiếp tục phát triển, xuất hiện nhiều mô hình nuôi ứng dụng khoa học, công nghệ cao, tạo công ăn việc làm thường xuyên cho cư dân các vùng ven biển. Đặc biệt trong lĩnh vực sản xuất giống thuỷ sản, những năm qua thương hiệu tôm giống Ninh Thuận ngày càng được người NTTS cả nước biết đến. Nếu năm 2015 sản lượng tôm giống đạt 24,1 tỷ con thì năm nay con số ấy là 24,7 tỷ con giống (trong đó có 19,5 tỷ con tôm thẻ giống và 5,2 tỷ con tôm sú giống), vượt 3,6 % kế hoạch năm và tăng 13,2 % so với cùng kỳ, chưa kể còn có hàng trăm triệu con giống thủy sản khác cũng được sản xuất phục vụ NTTS. Đồng chí Dư Ngọc Tuân, Phó Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản tỉnh khẳng định: “Sự gia tăng giá trị sản xuất của lĩnh vực NTTS đã giúp thủy sản chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu ngành nông nghiệp, đóng góp rất lớn cho phát triển kinh tế biển”.

Trước vị thế của kinh tế biển, theo định hướng phát triển thủy sản năm 2018 của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tỉnh Ninh Thuận sẽ nâng năng lực đánh bắt lên 2.790 tàu cá, với tổng công suất 350.00 CV; khai thác hải sản đạt sản lượng 105.400 tấn; NTTS đạt sản lượng 10.135 tấn (riêng tôm nuôi là 7.850 tấn) và sản xuất giống thủy sản đạt 27,15 tỷ con, trong đó có 27 tỷ tôm post giống. Có thể thấy trong chiến lược phát triển nền kinh tế hướng ra biển, các ngành khai thác hải sản, chế biến thủy sản, NTTS và sản xuất giống đang đóng vai trò động lực quan trọng.

Báo Ninh Thuận
Đăng ngày 01/02/2018
Nông thôn

Top 5 doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản năm 2021, Minh Phú tiếp tục giữ ngôi vương

Vượt qua 800 doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản, Tập đoàn Thủy sản Minh Phú giành ngôi vương xuất khẩu thủy sản và xuất khẩu tôm của cả nước, với 395 triệu USD, chiếm gần 4,5% tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản.

xuất khẩu tôm
• 15:39 09/02/2022

Quảng Ninh dừng tiếp nhận hoa quả, thủy sản qua cửa khẩu

Từ ngày 17/1, Quảng Ninh tạm dừng tiếp nhận phương tiện chở hoa quả, thủy sản đông lạnh đến cửa khẩu, lối mở biên giới của tỉnh này để xuất khẩu.

cửa khẩu Bắc Luân II
• 10:12 17/01/2022

Đùi ếch đông lạnh bị châu Âu cảnh báo, mức độ rủi ro nghiêm trọng.

Văn phòng SPS Việt Nam lại tiếp tục nhận được cảnh báo về an toàn thực phẩm và thức ăn chăn nuôi của Liên minh châu Âu (EU) đối với sản phẩm đùi ếch đông lạnh xuất xứ từ Việt Nam.

đùi ếch đông lạnh
• 15:21 14/10/2021

Xuất khẩu thủy sản tiếp tục lao dốc

Xuất khẩu thủy sản tháng 9/2021 chỉ đạt trên 628 triệu USD, giảm 23% so với cùng kỳ năm 2020. Trong đó, xuất khẩu sang Trung Quốc sụt giảm tới 50%. Đây là tháng thứ hai liên tiếp xuất khẩu thuỷ sản lao dốc.

chế biến tôm xuất khẩu
• 10:15 08/10/2021

Tình hình thủy sản quý I/2025 tại Bình Định: Tăng trưởng ổn định và triển vọng phát triển bền vững

Trong quý I năm 2025, ngành thủy sản tỉnh Bình Định đã ghi nhận những kết quả tích cực, thể hiện sự phát triển ổn định và tiềm năng tăng trưởng trong năm nay.

Tôm giống
• 14:24 16/04/2025

Nuôi ghép tổng hợp các loài thủy sản – hướng đi bền vững thích ứng với biến đổi khí hậu

Trong bối cảnh biến đổi khí hậu ngày càng phức tạp, ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường nước và hiệu quả nuôi trồng thủy sản, mô hình nuôi ghép tổng hợp các loài thủy sản đang được xem là giải pháp khả thi, bền vững, giúp người nuôi thích ứng hiệu quả với những thay đổi của tự nhiên.

Nuôi ghép
• 11:00 15/04/2025

Bình Định: Đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, phát triển thị trường nông lâm thủy sản năm 2025

Nhằm đảm bảo an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản; nâng cao chất lượng, gia tăng giá trị sản phẩm; phát triển chuỗi cung ứng sản phẩm an toàn, tăng cường tiêu thụ trong nước, mở rộng thị trường, nâng cao năng lực cạnh tranh về nông lâm thủy sản của tỉnh Bình Định.

Chế biến thực phẩm
• 10:45 08/04/2025

Bình Định tăng cường thực hiện nhiệm vụ chống khai thác IUU

Để chuẩn bị làm việc với Đoàn Thanh tra của Ủy ban Châu Âu (EC) lần thứ 5, tỉnh Bình Đinh tiếp tục chỉ đạo tập trung tăng cường thực hiện nhiệm vụ chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU).

Tàu thuyền
• 09:43 04/04/2025

Nhu cầu oxy cho tôm thẻ chân trắng và các vấn đề liên quan

Nuôi tôm thẻ chân trắng theo mô hình thâm canh, thâm canh công nghệ cao, siêu thâm canh, do bà con thả nuôi mật độ cao, nên hàm lượng oxy hoà tan trong ao nuôi rất cần cho hoạt động sống, trao đổi chất, bắt mồi, tăng trưởng, khả năng đối phó dịch bệnh, thay đổi thời tiết, biến động thông số môi trường. Nhu cầu oxy của tôm thẻ chân trắng trong ao nuôi từ ≥ 6 mg/lít trở lên, trong quá trình nuôi, bà con đáp ứng đủ nhu cầu trên tôm phát triển tốt, tăng trưởng nhanh, ít bệnh, tỷ lệ sống cao. Ngược lại, oxy không đủ cung cấp theo nhu cầu, tôm còi cọc, chậm lớn, dễ nhiễm bệnh, tỷ lệ sống thấp.

Ao nuôi tôm
• 05:17 23/04/2025

Tôm chết nổi trên mặt nước

Một trong những hiện tượng nghiêm trọng và ám ảnh nhất chính là tôm chết nổi trên mặt nước. Đây không chỉ là dấu hiệu cho thấy sức khỏe đàn tôm đang bị đe dọa nghiêm trọng, mà còn là lời cảnh báo về một chuỗi vấn đề tiềm ẩn trong quy trình quản lý ao nuôi. Qua bài viết này, tôi muốn chia sẻ kinh nghiệm thực tiễn đã tích lũy được trong quá trình nuôi, nhằm giúp bà con hiểu rõ nguyên nhân, cách xử lý và phòng ngừa hiệu quả hiện tượng tôm chết nổi.

Tôm chết
• 05:17 23/04/2025

Lặn biển đêm bắt hải sâm gai: Nghề mưu sinh độc đáo của ngư dân Phú Quý

Lặn biển ban đêm để bắt hải sâm gai là một nghề truyền thống độc đáo của ngư dân đảo Phú Quý, tỉnh Bình Thuận. Hoạt động này không chỉ mang lại nguồn thu nhập ổn định mà còn góp phần bảo vệ hệ sinh thái biển.

Thợ lặn biển
• 05:17 23/04/2025

Gan tôm như thế nào gọi là xấu?

Gan tụy là cơ quan nội tạng quan trọng của tôm, đóng vai trò trong tiêu hóa, hấp thụ dinh dưỡng và giải độc. Sức khỏe của gan tụy phản ánh trực tiếp tình trạng tổng thể của tôm nuôi. Gan tụy bị tổn thương không chỉ làm giảm tốc độ tăng trưởng mà còn khiến tôm dễ mắc các bệnh nguy hiểm như hội chứng hoại tử gan tụy cấp tính (AHPNS).​

Tôm thẻ chân trắng
• 05:17 23/04/2025

Ốc sên tím Janthina janthina trôi dạt vào bờ biển gây xôn xao

Thời gian gần đây, cư dân mạng liên tục chia sẻ hình ảnh và video ghi lại một loài ốc sên biển có màu tím lạ mắt xuất hiện dọc theo các bờ biển.

Ốc tím
• 05:17 23/04/2025
Some text some message..