Thủy sản - trăn trở nỗi lo tăng trưởng

Đứng thứ tư trên thế giới về xuất khẩu (XK), thủy sản Việt Nam luôn giữ mức tăng trưởng cao trong các sản phẩm nông nghiệp. Ngay từ những ngày đầu năm, các doanh nghiệp ngành thủy sản Việt Nam đã tất bật với những kế hoạch sản xuất, bởi theo dự báo, năm nay cũng là năm có nhiều khó khăn, thử thách.

ngành nuôi tôm
Người dân thu hoạch tôm nuôi.

Khó khăn chất chồng

Kết thúc năm 2012, XK thủy sản Việt Nam đạt hơn 6,1 tỷ USD, chỉ tăng nhẹ so với năm 2011 và không đạt mục tiêu XK 6,5 tỷ USD như kế hoạch. Ngoài cá tra và tôm tiếp tục giữ ổn định, mặt hàng thủy sản XK chủ lực vẫn là cá ngừ và tuy trị giá XK chỉ chiếm hơn 9% nhưng đây là sản phẩm duy nhất có mức tăng trưởng cao.

“Theo dự báo của chúng tôi, năm nay, kim ngạch XK thủy sản nói chung sẽ giảm nhẹ so với năm 2012. Do thiếu hụt trầm trọng nguyên liệu phục vụ chế biến, năm nay ngành sẽ nhập khẩu nguyên liệu thủy sản nhiều hơn để phục vụ cho sản xuất, dự kiến tăng 30% so với năm 2012, tương đương 65 - 70 triệu USD/tháng”, ông Trương Đình Hòe, Tổng thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), cho biết.

Ngoài thiếu nguyên liệu, các doanh nghiệp XK thủy sản Việt Nam còn gặp phải khó khăn trong việc duy trì và mở rộng thị trường. Chẳng hạn như EU, một trong những thị trường nhập khẩu hàng đầu, sẽ tiếp tục giảm khoảng 12 - 15%. Tại thị trường Nhật Bản, vấn đề quy định về dự lượng Ethoxyquin sẽ tiếp tục chi phối việc XK tôm sang thị trường này. Bên cạnh đó, cùng với sự nổi lên của Thái Lan, Inđônêxia, Ấn Độ... , việc cạnh tranh để “giành giật” thị trường sẽ ngày càng gay gắt khi xu hướng hạ giá bán sản phẩm, gián tiếp tạo áp lực lên XK thủy sản. Riêng với cá tra, mặc dù hiện tại Việt Nam vẫn là nước sản xuất và XK lớn nhất thế giới, nhưng nhiều nước khác vẫn đang “lăm le” đầu tư công nghệ, mở rộng diện tích sẵn sàng tranh giành thị phần với các doanh nghiệp của ta.

Quý I năm nay, theo VASEP, sản lượng cá tra sẽ chỉ đạt khoảng 100.000 - 150.000 tấn, giảm 30 - 50% và tôm nuôi cũng sẽ giảm 20 - 30% so với cùng kỳ năm 2012. Song song đó, hiện nhiều nước nhập khẩu đã dựng lên các rào cản kỹ thuật, rào cản thương mại gây khó khăn cho XK thủy sản. Có thể đơn cử tại EU vẫn còn nhiều thông tin sai lệch về cá tra, cũng như quan điểm tiêu cực đối với cá tra và mô hình nuôi cá tại Việt Nam, khiến sức tiêu thụ tại thị trường này bị giảm. Do vấp phải rào cản về vệ sinh an toàn thực phẩm, XK tôm cũng đang bị ảnh hưởng, đặc biệt ở các thị trường chính như Nhật Bản, EU, Mỹ...

“Ngoài ra, do cạnh tranh không lành mạnh, không ít doanh nghiệp đã chào bán cá tra với nhiều giá khác nhau khiến các nhà nhập khẩu e ngại, không biết đâu là giá trị thực, trong đó không loại trừ trường hợp chào hàng giá thấp, bán hàng kém chất lượng... ảnh hưởng đến các doanh nghiệp làm ăn nghiêm túc”, ông Hòe lo lắng.

Hỗ trợ vượt khó

Mới đây, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 02/NQ - CP về một số giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, hỗ trợ thị trường..., trong đó ngành thủy sản là một trong số ít ngành được hưởng chính sách ưu tiên. Tại Nghị quyết này, hai kiến nghị lớn nhất của ngành là không xếp túi nilon bao gói hàng nhập khẩu vào đối tượng phải chịu thuế bảo vệ môi trường, đồng thời được hoàn thuế và giãn thời hạn được vay ngoại tệ ngắn hạn đến hết năm 2013 đã được thông qua. Ngoài ra, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực gia công, sản xuất, chế biến thủy sản sử dụng nhiều lao động được gia hạn 6 tháng thời hạn nộp thuế thu nhập DN.

Ở một động thái khác, Ngân hàng Phát triển Việt Nam vừa cam kết sẽ tiếp tục triển khai các chương trình hỗ trợ DN có nhu cầu vay vốn để mua thức ăn chăn nuôi thủy sản phục vụ XK theo cơ chế vay vốn tín dụng. Ngoài ra, sẽ xem xét gia hạn thời gian vay vốn tối đa từ 12 - 36 tháng đối với khoản vay vốn tín dụng XK cho nhóm hàng thủy sản... “Năm nay, chúng tôi đã đặt mục tiêu phấn đấu đạt giá trị XK từ 6,4 - 6,5 tỷ USD. Hiện cùng với giải pháp giúp đỡ của ngành chức năng, chúng tôi đang tập trung thực hiện rà soát, quy hoạch lại diện tích nuôi trồng thủy sản, đảm bảo các điều kiện nuôi an toàn; đa dạng hóa đối tượng nuôi đáp ứng nhu cầu thị trường và giảm thiểu rủi ro; khuyến khích doanh nghiệp xây dựng các dự án phát triển vùng nguyên liệu thông qua các loại hình liên kết như nuôi gia công, hợp đồng tiêu thụ cá theo hình thức ứng vốn hoặc thức ăn trước”, ông Hòe cho biết thêm.

Báo Tin Tức
Đăng ngày 25/02/2013
Lê Nghĩa
Kinh tế

Loài tôm nào là nguồn xuất khẩu chủ lực ở nước ta?

Hiện nay, với sản lượng lên đến 27.504 tấn (tháng 5/2023), tôm thẻ chân trắng được xem là đối tượng xuất khẩu chính ở nước ta. Dự đoán trong tương lai, loài tôm này sẽ có sản lượng xuất khẩu vượt bậc.

Tôm thẻ
• 12:02 17/09/2023

Xuất khẩu thủy sản 2023 đạt 9 tỷ USD nếu đi đúng theo kịch bản

Nền kinh tế thế giới đang dần đi vào giai đoạn phục hồi, lạm phát đã giảm, nhu cầu tiêu dùng gia tăng trở lại. Với tình hình này, xuất khẩu thủy sản sẽ phát triển theo hướng đúng với kịch bản mà chúng ta đã đề ra, đạt 9 tỷ USD năm 2023.

Chế biến cá
• 11:12 07/09/2023

Ngành tôm phải giữ được thế mạnh chế biến

Ngành tôm Việt Nam có một thế mạnh lớn là trình độ chế biến ở vào đẳng cấp cao nhất của thế giới. Vì vậy, ngành tôm phải giữ vững được lợi thế này.

Tôm chế biến
• 11:00 20/07/2023

“Bắt bệnh” sức cạnh tranh yếu trong xuất khẩu con tôm Việt Nam

Giá thành cao từ 30 - 100% khiến con tôm Việt Nam ngày càng mất sức cạnh tranh trên thị trường xuất khẩu.

Tôm thẻ
• 12:02 26/06/2023

Nuôi tôm mô hình "Siêu lợi nhuận - Siêu rủi ro"

Nuôi tôm là một ngành kinh tế quan trọng của Việt Nam, đóng góp đáng kể cho GDP và xuất khẩu của cả nước. Trong những năm gần đây, nuôi tôm siêu thâm canh được phát triển mạnh mẽ, mang lại lợi nhuận cao cho người nuôi. Tuy nhiên, mô hình này cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro, khiến người nuôi phải đối mặt với nhiều thách thức.

Siêu lợi nhuận - Siêu rủi ro từ con tôm
• 10:21 04/12/2023

Quản lý chi phí trong bối cảnh khủng hoảng chi phí sản xuất

Trong giai đoạn hiện nay, người nuôi tôm phải đối mặt với chi phí sản xuất ngày càng cao, có nguy cơ trở thành một ngành kinh doanh thua lỗ. Một trong số đó là giá tôm quá thấp nên họ không có lãi.

Tôm thẻ đẹp
• 11:00 24/11/2023

Thủy sản Việt Nam "lơ là" với thị trường nội địa

Ngành thủy sản Việt Nam đã có những bước phát triển vượt bậc trong những năm qua, trở thành một trong những ngành hàng xuất khẩu chủ lực của cả nước. Cũng chính vì điều đó, mà chúng ta lại nhập khẩu sản phẩm tinh và xuất khẩu sản phẩm thô. Có phải thủy sản Việt Nam đang “lơ là” với thị phần trong nước.

Buôn bán hải sản
• 10:17 23/11/2023

Giá cá tra giống Việt Nam tăng trong tháng 10

Theo số liệu từ VASEP, xuất khẩu cá tra trong tháng 10 đạt được 189 triệu USD, tăng nhẹ 5% so với cùng kỳ năm ngoái. Đây là tín hiệu khả quan cho ngành thủy sản Việt Nam, sau nhiều tháng sụt giảm.

Xuất khẩu cá tra
• 10:50 22/11/2023

Ứng dụng của đồng hữu cơ trong nuôi tôm

Đồng hữu cơ được sử dụng rộng rãi trong chăn nuôi. Việc bổ sung đồng hữu cơ trong khẩu phần ăn tác động ở cấp độ tế bào vật nuôi. Hãy cùng tìm hiểu về định nghĩa đồng hữu cơ cũng như các lợi ích của chúng trong nuôi tôm nhé!.

Tôm thẻ chân trắng
• 00:02 09/12/2023

Phân biệt mật mía và mật rỉ đường chỉ trong 1 giây

Mật rỉ đường và mật mía đều là sản phẩm được làm từ cây mía. Tuy có nhiều điểm tương đồng về màu sắc, nhưng nhiều người dễ nhầm lẫn giữa hai loại này. Để hiểu rõ hơn về sự khác biệt giữa mật mía và mật rỉ đường, hãy cùng tìm hiểu thông tin chi tiết trong bài viết này của Tép Bạc.

Mật rỉ đường
• 00:02 09/12/2023

Có nên lạm dụng thuốc tây trong nuôi tôm thẻ?

Hiện nay, bà con nuôi tôm đang truyền miệng nhau hình thức sử dụng thuốc tây (hay còn gọi là thuốc tân dược). Điều đặc biệt đáng nói ở đây là người nuôi không biết các loại thuốc này sử dụng cho tôm có thật sự hiệu quả hay không? Hôm nay hãy cùng Tép Bạc tìm hiểu vấn đề này nhé!

Thuốc tây
• 00:02 09/12/2023

Mối nguy hiểm tiềm ẩn từ đuôi cá đuối

Trong trường hợp cảm nhận được sự nguy hiểm, đe dọa từ con người, một số loài cá đuối thường tự vệ bằng cách tấn công con người bằng nọc độc từ chiếc đuôi của chúng.

Cá đuối
• 00:02 09/12/2023

Thêm giải pháp bền vững từ Grobest giúp người nuôi tôm về đích thành công

Trong thời gian hiện nay, ngành tôm Việt đang dịch chuyển theo xu hướng phát triển bền vững. Theo đó, việc áp dụng công nghệ và giải pháp mới trong quy trình nuôi được xem là yếu tố tiên quyết cho một mùa tôm về đích thành công, cũng như là sự chuẩn bị cho các vụ mùa sau.

Tôm thẻ
• 00:02 09/12/2023