Thủy sản Việt Nam đứng trước cơ hội lớn tại thị trường Mỹ

Xuất khẩu thủy hải sản của Việt Nam đang đứng trước cơ hội bứt phá tại thị trường Mỹ vì kinh tế Mỹ đang trên đà phục hồi, mức tiêu thụ thủy sản tăng và thuế chống bán phá giá đối với tôm của Việt Nam năm nay sẽ giảm nhiều hơn so với năm ngoái.

Thủy sản Việt Nam đứng trước cơ hội lớn tại thị trường Mỹ
Cấp đông sản phẩm tôm xuất khẩu tại nhà máy của Công ty Cổ phần thủy sản Minh Phú Hậu Giang. Ảnh: Vũ Sinh/TTXVN

Đó là nhận định của Giám đốc Cơ quan Xúc tiến Thương mại Bộ Công Thương tại Mỹ, ông An Thế Dũng, tại hội chợ thủy sản lớn nhất Bắc Mỹ ở Boston, nơi 15 doanh nghiệp thủy sản lớn của Việt Nam cùng VASEP đang tích cực tận dụng cơ hội tìm kiếm đối tác mới và mở rộng thị trường đầy tiềm năng này.

Ông Dũng cho biết, tại thị trường Mỹ, hai sản phẩm chủ lực của Việt Nam đều nhận được những tín hiệu rất tích cực: Tôm của Việt Nam sẽ chịu mức thuế chống bán phá giá thấp chỉ bằng 1/5 trước đây (4,58% hiện tại so với 25,39% trước  đây) và cá tra Việt Nam, từ lâu đã là một thương hiệu được yêu thích, hiện được phía Mỹ chuẩn bị thông qua công nhận là đủ tiêu chuẩn xuất khẩu vào thị trường này.

Theo tính toán của Hiệp hội Thủy sản Việt Nam (VASEP), mục tiêu của ngành thủy sản Việt Nam đưa kim ngạch xuất khẩu năm nay lên 10 tỷ USD, tăng 10% so với năm 2018 là một mục tiêu cao đầy thách thức, nhưng với những tín hiệu tích cực từ nhiều thị trường ngoài nước, đặc biệt là thị trường Mỹ, khả năng đạt được mục tiêu này là hoàn toàn khả thi.

Cụ thể, VASEP đã phân tích và xác định mục tiêu năm 2019 là xuất khẩu tôm đạt 4,2 tỷ USD; xuất khẩu cá tra 2,3 tỷ USD và các mặt hàng thủy hải sản đạt khoảng 3,5 tỷ USD.

Để đạt được mục tiêu nói trên, song song với nỗ lực phát triển thị trường, ngành thủy sản Việt Nam đang nỗ lực xây dựng chiến lược phát triển nuôi sạch, nâng cao công nghệ chế biến và thúc đẩy xuất khẩu, trong đó tập trung giải quyết dứt điểm vấn đề hóa chất kháng sinh trong sản phẩm thủy sản và các loại bệnh phổ biến trong tôm hiện nay, nhằm củng cố lòng tin của người tiêu dùng đối với sản phẩm tôm Việt Nam, đồng thời tích cực thực hiện các hoạt động quảng bá sản phẩm, tăng xuất khẩu vào các thị trường khó tính như Mỹ, Nhật Bản, và châu Âu.

Tại Hội chợ Thủy sản Boston 2019, hội chợ thủy sản thường niên lớn nhất Bắc Mỹ, nơi quy tụ hơn 1.000 doanh nghiệp thủy sản đến từ hơn 50 quốc gia trên thế giới, dự kiến bế mạc ngày 19/3 (theo giờ Mỹ), đại diện các doanh nghiệp của Việt Nam đã tích cực nắm bắt xu hướng tiêu thụ của người tiêu dùng, cập nhật các yêu cầu về sản phẩm và ký thêm nhiều hợp đồng mới với các đối tác nước ngoài.

Ông David Cohen, Phó Chủ tịch phụ trách thu mua của công ty thủy hải sản Boca (Boca Sales Company) cho biết ông đánh giá thủy hải sản của Việt Nam có chất lượng rất cao và từ khi trở thành đối tác nhập thủy hải sản của Việt Nam tới nay, ông chưa bao giờ nhận phản hồi không tốt của khách hàng về các sản phẩm của Việt Nam. Hiện công ty của ông Cohen đang thương thảo để ký hợp đồng gia tăng lượng cá tra nhập khẩu từ Việt Nam cho năm 2019.

Ông Cohen nhận định ngày càng nhiều người tiêu dùng Mỹ muốn mua những thực phẩm ngon với giá phải chăng và tình hình tiêu thụ hải sản ở Mỹ sẽ tăng lên nhiều trong thời gian sắp tới. Ông cũng cho rằng xu hướng nhiều công ty sản xuất thủy sản lớn của Việt Nam mua lại các công ty nhỏ lẻ là tín hiệu tốt vì điều này giúp đảm bảo và tăng chất lượng sản phẩm hơn nữa bởi các công ty nhỏ không đủ tiềm lực tài chính để đầu tư vào công nghệ sạch.

Theo bà Tô Thị Tường Lan, Phó Tổng thư ký VASEP, chất lượng thủy hải sản của Việt Nam đã khẳng định được vị thế của mình từ lâu bởi các mặt hàng này đã được xuất khẩu tới hơn 160 nước trên thế giới. Việt Nam hiện là nhà cung cấp cá tra lớn nhất thế giới và lớn thứ tư toàn cầu về cung cấp tôm.

Tuy nhiên, theo bà Lan, để xuất khẩu thủy sản vào thị trường Mỹ khởi sắc hơn nữa, các nhà sản xuất Việt Nam vẫn phải chú trọng đảm bảo sản phẩm không chỉ sạch chất lượng mà còn đa dạng. Bà phân tích: “Ngoài những sản phẩm xuất khẩu chủ lực là tôm và cá tra, chúng ta có thể phát triển các sản phẩm giá trị gia tăng để tránh thuế chống bán phá giá đối với cá tra đông lạnh và tôm đông lạnh từ Việt Nam. Ví dụ như những mặt hàng chế biến sẵn từ cá biển, hải sản ăn liền là những mặt hàng tiềm năng cho thị trường Mỹ”.

Còn theo ông An Thế Dũng, thị trường Mỹ đầy tiềm năng nhưng cũng rất khắt khe. Sản phẩm cá da trơn xuất sang Mỹ phải được kiểm soát chặt chẽ từ công đoạn nuôi, thu hoạch, vận chuyển cá tới cơ sở chế biến, cho đến khâu chế biến, xuất khẩu. Sản phẩm phải đảm bảo yêu cầu liên quan đến 85 chỉ tiêu về thuốc thú y, 106 chỉ tiêu về thuốc bảo vệ thực vật, 4 chỉ tiêu về thuốc nhuộm, 17 chỉ tiêu về kim loại, 8 chỉ tiêu về vi sinh, hóa học do phía Mỹ đưa ra.

Hiện nay, Việt Nam có 57 cơ sở được phép xuất khẩu cá da trơn vào Mỹ và kim ngạch xuất khẩu thủy sản năm 2018 vào thị trường này 1.63 tỷ USD, tăng 15,7% so với năm 2017.

Đại sứ Đặng Đình Quý, Trưởng Cơ quan Ngoại giao của Việt Nam tại địa bàn New York và các vùng phụ cận, nhận định trong năm nay, cùng với nhu cầu gia tăng của thị trường Mỹ và nhiều hiệp định thương mại tự do (FTA) có hiệu lực, ngành thủy sản Việt Nam sẽ có nhiều động lực để phát triển. 

Đại sứ Đặng Đình Quý cho rằng thị trường thủy sản tại Mỹ là rất lớn, nhất là trong bối cảnh cuộc xung đột thương mại Mỹ - Trung còn chưa ngã ngũ. Trong khi đó, thị phần của các doanh nghiệp Việt Nam ở đây vẫn còn thấp.

Đại sứ cho rằng các doanh nghiệp của Việt Nam cần phải hợp tác với doanh nghiệp nhập khẩu và chế biến của Mỹ để tạo thành liên minh trong chuỗi sản xuất, từ đó mới đảm bảo lợi ích cho doanh nghiệp sản xuất của Việt Nam, đồng thời tạo điều kiện cho quy trình thương mại hai bên được duy trì liên tục và không bị cản trở.

Theo VASEP, triển vọng của ngành thủy sản trong năm 2019 là rất lớn khi tiêu thụ thủy sản của thế giới sẽ tăng mạnh. Dự kiến đến năm 2020, tiêu thụ tại các nước đang phát triển sẽ tăng lên 98,6 triệu tấn và tại các nước đang phát triển là đạt 29,2 triệu tấn. Trong khi nguồn cung chỉ đạt 78,6 triệu tấn. VASEP cho biết sẽ tập trung phát triển một số thị trường quan trọng, trong đó có Mỹ, và các doanh nghiệp sẽ cạnh tranh bằng chất lượng, không bằng giá rẻ.

TTXVN
Đăng ngày 21/03/2019
Kinh tế

Loài tôm nào là nguồn xuất khẩu chủ lực ở nước ta?

Hiện nay, với sản lượng lên đến 27.504 tấn (tháng 5/2023), tôm thẻ chân trắng được xem là đối tượng xuất khẩu chính ở nước ta. Dự đoán trong tương lai, loài tôm này sẽ có sản lượng xuất khẩu vượt bậc.

Tôm thẻ
• 12:02 17/09/2023

Xuất khẩu thủy sản 2023 đạt 9 tỷ USD nếu đi đúng theo kịch bản

Nền kinh tế thế giới đang dần đi vào giai đoạn phục hồi, lạm phát đã giảm, nhu cầu tiêu dùng gia tăng trở lại. Với tình hình này, xuất khẩu thủy sản sẽ phát triển theo hướng đúng với kịch bản mà chúng ta đã đề ra, đạt 9 tỷ USD năm 2023.

Chế biến cá
• 11:12 07/09/2023

Ngành tôm phải giữ được thế mạnh chế biến

Ngành tôm Việt Nam có một thế mạnh lớn là trình độ chế biến ở vào đẳng cấp cao nhất của thế giới. Vì vậy, ngành tôm phải giữ vững được lợi thế này.

Tôm chế biến
• 11:00 20/07/2023

“Bắt bệnh” sức cạnh tranh yếu trong xuất khẩu con tôm Việt Nam

Giá thành cao từ 30 - 100% khiến con tôm Việt Nam ngày càng mất sức cạnh tranh trên thị trường xuất khẩu.

Tôm thẻ
• 12:02 26/06/2023

Tăng giá trị con tôm bằng cách nâng cao chất lượng tôm

Nuôi tôm là một trong những ngành kinh tế đóng góp quan trọng cho nền kinh tế nước ta, đặc biệt là trong lĩnh vực xuất khẩu thủy sản. Mặc dù mang lại nhiều lợi ích, nhưng ngành nuôi tôm cũng đối mặt với hàng loạt khó khăn và thách thức như biến đổi khí hậu, dịch bệnh, và chi phí sản xuất cao.

Tôm thẻ
• 11:01 18/04/2024

Điểm danh một số thị trường xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam

Chỉ tính riêng 2 tháng đầu năm 2024, điểm đến xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam vinh danh 3 thị trường quốc tế, đó là: Mỹ, EU và Israel.

Cá ngừ
• 11:47 16/04/2024

Làm sao để dự đoán được xu hướng giá thủy sản?

Dự đoán chính xác xu hướng giá thủy sản là một việc hết sức phức tạp, bởi nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, bao gồm cả những yếu tố vĩ mô và vi mô. Tuy nhiên, bạn có thể tham khảo một số phương pháp sau để có được dự đoán tương đối chính xác.

Hải sản
• 09:44 15/04/2024

Xu hướng thị phần doanh nghiệp sản xuất thức ăn tôm 2024

Ngành sản xuất thức ăn cho tôm hiện đang đối mặt với vấn đề phân mảnh và thiếu tính thống nhất trong chuỗi giá trị sản xuất. Tuy nhiên, vẫn có những dấu hiệu tích cực ở một số quốc gia như Việt Nam, nơi mà ngành này đang dần hướng tới sự thống nhất.

Tôm thẻ
• 08:00 13/04/2024

“Tuổi thọ” ao ảnh hưởng như thế nào đến cá tra?

Cá tra là loài cá đang được nuôi phổ biến ở Việt Nam. Tuy nhiên, từ khoảng năm 2018, ngành công nghiệp cá tra Việt Nam đã gặp phải khó khăn do sự cạnh tranh gay gắt từ các nước sản xuất cá tra khác như Ấn Độ và Bangladesh, cùng với những rào cản thương mại ngày càng tăng từ các thị trường nhập khẩu chính như Hoa Kỳ và Châu Âu.

Cho cá ăn
• 13:49 20/04/2024

Tép Bạc và Thai Union ký hợp tác phân phối thức ăn tôm tại Việt Nam

Tép Bạc và Thai Union vừa ký thành công hợp tác phân phối thức ăn tôm. Theo đó, Tép Bạc trở thành nhà phân phối thức ăn Thai Union tại Việt Nam, sản phẩm thức ăn tôm Thái cao cấp được nhập khẩu trực tiếp từ nhà máy Mahachai của Thai Union.

7 dòng thức ăn của Thai Union
• 13:49 20/04/2024

“Khát” nước ở vùng sông nước

Miền Hạ. Cái tên đã nói lên tất cả, sở dĩ gọi miền hạ là do mảnh đất này ở “vùng thấp hơn” của huyện, có cao độ so với mặt nước biển chừng 0,5 – 0,8m, có mật độ sông rạch tự nhiên rất dày đặc.

Hạn hán
• 13:49 20/04/2024

Ép khuẩn và diệt khuẩn cho ao nuôi tôm

Trong môi trường ao nuôi, vi khuẩn luôn có khả năng xuất hiện mặc dù đã xử lý cẩn thận từ đầu vụ nuôi. Chúng xuất hiện và tấn công tôm gây nên một số bệnh khó điều trị, từ đó tôm mất sức đề kháng dẫn đến chết. Chính vì vậy vấn đề diệt khuẩn luôn được bà con quan tâm đến. Diệt khuẩn như thế nào là đúng cách để không ảnh hưởng đến tôm, mời bà con tham khảo bài viết dưới đây nhé!

Tôm thẻ
• 13:49 20/04/2024

Mắt cá ngừ đại dương có gì hấp dẫn?

Mắt cá ngừ đại dương với vẻ ngoài đặc biệt có thể khiến nhiều người cảm thấy e dè khi lần đầu nhìn thấy. Tuy nhiên, ẩn chứa bên trong "vẻ ngoài dị biệt" ấy là hương vị thơm ngon, béo ngậy cùng giá trị dinh dưỡng dồi dào, biến nó thành món ăn độc đáo, hấp dẫn thực khách và trở thành đặc sản trứ danh của Phú Yên.

Mắt cá ngừ
• 13:49 20/04/2024