Thủy sản Việt Nam tạo niềm tin tại thị trường châu Âu

Ngày 25/4, Việt Nam đã tham dự Triển lãm Thủy sản Toàn cầu lần thứ 25 tại Bỉ, với chủ đề “Việt Nam – Ngôi nhà của thuỷ sản Châu Á”

Thủy sản Việt Nam tạo niềm tin tại thị trường châu Âu
Thủy sản Việt Nam tạo niềm tin tại thị trường châu Âu.Ảnh: Huy Hùng - TTXVN

Ngày 25/4, Việt Nam đã tham dự Triển lãm Thủy sản Toàn cầu lần thứ 25 tại Bỉ, với chủ đề “Việt Nam – Ngôi nhà của thuỷ sản Châu Á” nhằm truyền tải thông điệp về sự đa dạng và chất lượng của ngành thuỷ sản Việt Nam với khách hàng châu Âu và thế giới.

Phóng viên TTXVN tại Brussels cho biết tại Triển lãm Thuỷ sản Toàn cầu 2017, diễn ra từ ngày 25-27/4, Hiệp Hội chế biến và Xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam (VASEP) đã trưng bày tại gian hàng có diện tích 264m² nhiều mặt hàng thế mạnh của Việt Nam như cá tra, tôm, cá ngừ, cá tilapia, nghêu, mực, bạch tuộc, các mặt hàng hải sản khô, hàng giá trị gia tăng, thực phẩm phối chế.

Gian hàng quốc gia Việt Nam qui tụ 25 đơn vị chế biến và xuất khẩu thủy hải sản. Ngoài ra, còn có một số đơn vị tham gia Triển lãm không nằm trong cụm gian hàng Quốc gia và một vài đơn vị tham gia khảo sát, thăm dò và đánh giá thị trường.

Theo ghi nhận của phóng viên TTXVN, gian hàng Việt Nam đã thu hút rất đông các doanh nghiệp nước ngoài đến gặp gỡ, trao đổi và chia sẻ kinh nghiệm cùng các thông tin hữu ích trong việc kinh doanh buôn bán các sản phẩm thủy sản của Việt Nam.

Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam tại Vương Quốc Bỉ, ông Vương Thừa Phong cũng đã đến thăm các doanh nghiệp thuỷ sản Việt Nam và trao đổi thông tin, nắm bắt tình hình xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam sang thị trường Bỉ nói riêng và Liên minh Châu Âu (EU) nói chung.

Trước sự kiện khủng hoảng cá tra tại thị trường Tây Ban Nha và chuỗi siêu thị Carrefour ngừng mua cá tra của Việt Nam, VASEP đã phối hợp với Bộ Nông Ngiệp và Phát triển Nông thôn tổ chức buổi họp báo về cá tra ngay trong ngày đầu triển lãm nhằm cung cấp thông tin đầy đủ, rõ ràng và chính xác về tình hình chế biến và xuất khẩu cá tra Việt Nam cho các đối tác châu Âu.

Trả lời phỏng vấn của phóng viên TTXVN tại Vương quốc Bỉ, ông Trương Đình Hòe, Tổng Thư ký VASEP cho biết đến với hội chợ năm nay, VASEP và các doanh nghiệp Việt Nam mang đến thông điệp rất rõ ràng nhằm tạo ra một kênh thông tin chính xác giúp giải quyết cuộc khủng hoảng truyền thông về cá basa, tăng cường khả năng tiếp tục xuất khẩu các mặt hàng thủy hải sản của Việt Nam vào thị trường châu Âu.

Trong khi đó, chuyên gia tư vấn cấp cao người Hà Lan Alfons van Duijvenbode cho biết trong những năm gần đây xảy ra tình trạng giảm lượng tiêu thụ cá tra Việt Nam tại thị trường châu Âu, trong khi những loại cá khác cạnh tranh thì vẫn duy trì lượng tiêu thụ, thậm chí còn tăng.

Người tiêu dùng châu Âu bị ấn tượng không tốt về cá tra của Việt Nam do ảnh hưởng sai lệch của truyền thông xã hội.

Theo ông van Duijvenbode, ngành thủy sản và các doanh nghiệp của Việt Nam cần tương tác nhiều hơn nữa với khách hàng để có thể phản hồi và cung cấp thông tin chính xác về chất lượng sản phẩm nhằm lấy lại lòng tin của khách hàng, từ đó giúp tăng sản lượng tiêu thụ.

Trưởng Cơ quan Thương vụ Việt Nam tại Bỉ, ông Nguyễn Cảnh Cường chia sẻ trong cuộc khủng hoảng về truyền thông đối với cá tra, Thương vụ Việt Nam tại Brussels đã phối hợp với các đối tác sở tại như Hiệp hội ngoại thương châu Âu, Hiệp hội các nhà bán buôn và bán lẻ châu Âu, phòng thương mại Bỉ-Việt để chuyển tải những thông tin cập nhật và khách quan, mang tính đại diện tới các doanh nghiệp Bỉ và người tiêu dùng Bỉ.

Sự phối hợp và hỗ trợ của những đối tác sở tại đã có ảnh hưởng phần nào đến quan điểm của các nhà bán buôn, bán lẻ và người tiêu dùng, từng bước lấy lại được sự tin tưởng của người tiêu dùng.

Cũng tại Triển lãm Thủy sản Toàn cầu năm nay, Việt Nam tổ chức nhiều hoạt động xúc tiến thương mại khác. Hiệp Hội chế biến và Xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam phối hợp với Tổ chức Oxfam tổ chức buổi Hội thảo về sản phẩm tôm của Việt Nam, góp phần cung cấp đến khách hàng tại thị trường châu Âu thông tin về ngành tôm Việt Nam một cách chi tiết nhất.

Chương trình “dùng thử sản phẩm thuỷ sản Việt Nam” tại gian hàng Việt Nam cũng đặc biệt thu hút quan tâm của quan khách và đông đảo khách tham quan triển lãm.

Hội chợ triển lãm chuyên ngành thủy sản lớn nhất thế giới diễn ra ở Bỉ là một điểm hẹn thường niên dành cho các doanh nghiệp chuyên ngành trên toàn thế giới gặp gỡ, giao thương cũng như mong muốn tìm kiếm cơ hội kinh doanh trong lĩnh vực này.

Triển lãm Thuỷ sản Toàn cầu 2017 quy tụ hơn 1.600 đơn vị triển lãm đến từ 77 quốc gia và vùng lãnh thổ, dự kiến thu hút hơn 26.000 khách tham quan, doanh nghiệp xuất nhập khẩu và kinh doanh thủy sản, chuyên gia trong lĩnh vực thủy sản đến từ 144 quốc gia trên thế giới.

TTXVN
Đăng ngày 26/04/2017
Doanh nghiệp

VietShrimp 2025: Những vấn đề nóng hổi ngành tôm Việt Nam trên bàn Hội thảo

“Xanh hóa vùng nuôi” sẽ là chủ đề chính, xuyên suốt tại kỳ Hội chợ VietShrimp 2025. Hội chợ quy tụ những doanh nghiệp hàng đầu của ngành tôm Việt Nam – mang tới các giải pháp công nghệ tiên tiến, những mô hình nuôi hiện đại nhằm đẩy nhanh quá trình xanh hóa vùng nuôi tôm.

Vietshrimp 2025
• 09:52 13/12/2024

Máy cho ăn tự động Farmext Feeder Lite - Công nghệ tinh gọn, nhẹ nhàng chi phí

Giải quyết nỗi lo về chi phí cho người nuôi tôm trong vấn đề cần một thiết bị vừa tiết kiệm nhưng vẫn phải đảm bảo sự hiệu quả. Farmext Feeder Lite – Phiên bản mới chính là giải pháp thông minh, đáp ứng trọn vẹn nhu cầu của bà con. Với mức giá hợp lý, máy vẫn đảm bảo các tính năng hiện đại như điều khiển từ xa, hẹn giờ tự động, giúp việc nuôi tôm trở nên dễ dàng và tối ưu hơn bao giờ hết.

Máy cho tôm ăn
• 10:24 12/12/2024

Tép Bạc trở thành đối tác chiến lược phân phối sản phẩm Virbac

Nuôi tôm tại Việt Nam đang đối mặt với nhiều thách thức lớn, từ việc cải thiện năng suất đến các vấn đề như lột xác không hoàn hảo, mềm vỏ và tỷ lệ chết cao đang ảnh hưởng nghiêm trọng đến hiệu quả sản xuất. Một trong những giải pháp then chốt để giải quyết tình trạng này là bổ sung khoáng chất đầy đủ trong suốt quá trình nuôi.

Tepbac
• 12:00 03/12/2024

Chính thức mở bán: "Thực hành Chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản"

Ngành nuôi trồng thủy sản Việt Nam đang cần giải pháp thực tế để vượt qua thách thức cần đối mặt để đạt được sản lượng, chất lượng đáp ứng nhu cầu thị trường lúc này.

Sách Thực hành chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản
• 10:44 25/11/2024

Nuôi trồng thủy sản đối mặt 9 vấn đề

Số liệu của Cục Thủy sản, năm 2024, thủy sản ước đạt 9,2 triệu tấn, tăng 2% so với năm ngoái. Trong đó, nuôi trồng tăng 4% đạt 5,4 triệu tấn đã cao hơn hẳn khai thác chỉ 3,8 triệu tấn, cho thấy ngành đi đúng hướng tăng nuôi trồng, giảm khai thác. Tuy nhiên, nuôi trồng để phát triển bền vững cần ưu tiên giải quyết 9 vấn đề đang đối mặt.

Ao nuôi tôm
• 01:50 18/12/2024

Khám phá khả năng tự “chữa lành” của kỳ nhông Mexico

Kỳ nhông Mexico (Axolotl), hay còn được gọi là "khủng long 6 sừng", là một loài động vật lưỡng cư nổi tiếng không chỉ bởi vẻ ngoài kỳ lạ mà còn bởi khả năng tái sinh đầy ấn tượng. Khả năng "chữa lành" và tự phục hồi các chi, bộ phận cơ thể của kỳ nhông Mexico đã thu hút sự chú ý của giới khoa học và trở thành nguồn cảm hứng trong lĩnh vực y học tái tạo.

Kỳ nhông Mexico (Axolotl)
• 01:50 18/12/2024

Nấm đồng tiền xuất hiện trên nhá tôm: Nhận biết và cách xử lý

Nấm đồng tiền hay còn gọi là nấm chân chó, theo cách gọi dân gian của người nuôi, thực chất là một loại địa y chứ không đơn thuần là một loại nấm. Nấm đồng tiền có mùi tanh nồng, thường xuất hiện trong các ao nuôi tôm lâu năm, bám chặt vào nhá cho ăn, bạt, đất, đá và các dụng cụ trong ao gây nhiều khó khăn cho người nuôi.

Nấm đồng tiền
• 01:50 18/12/2024

Gỡ khó trong cấp giấy xác nhận nguyên liệu thủy sản

Ngành thủy sản Việt Nam đang nỗ lực gỡ "thẻ vàng" IUU từ Ủy ban Châu Âu (EC), trong đó việc cấp giấy xác nhận (SC) và chứng nhận (CC) nguyên liệu thủy sản khai thác là nhiệm vụ trọng tâm. Tuy nhiên, nhiều bất cập trong triển khai đã gây khó khăn cho doanh nghiệp, ảnh hưởng đến xuất khẩu.

Thu hoạch cá
• 01:50 18/12/2024

Tăng mật độ, rút ngắn thời gian nuôi cho ao

Việc tối ưu hóa mật độ nuôi và rút ngắn thời gian nuôi đang là xu hướng được nhiều người nuôi quan tâm. Mục tiêu này không chỉ giúp tối đa hóa năng suất mà còn giảm thiểu các rủi ro như dịch bệnh và chi phí vận hành. Tuy nhiên, để thực hiện hiệu quả, người nuôi cần nắm rõ những yếu tố quan trọng và áp dụng các biện pháp phù hợp.

Tôm thẻ
• 01:50 18/12/2024
Some text some message..