Thủy sản xuất khẩu sang Canada cần chú ý dư lượng Nitroimidazoles

Từ ngày 04/9/2012, nhóm kháng sinh Nitroimidazoles đã được Cơ quan Thanh tra Thực phẩm Canada (CFIA) được đưa vào chương trình thanh tra kiểm soát các sản phẩm thủy sản và giáp xác nuôi tại nước này.

cần chú ý dư lượng Nitroimidazoles
Ảnh minh họa

Theo chương trình, các nhà nhập khẩu Canada thuộc Chương trình quản lý chất lượng buộc phải đưa nhóm kháng sinh Nitroimidazoles vào danh sách các chất điều trị đang bị kiểm soát theo yêu cầu của CFIA.

Như vậy, các nhà xuất khẩu thủy sản Việt Nam vào thị trường này cũng phải có biện pháp kiểm soát đối với nhóm kháng sinh Nitroimidazoles ngay từ bây giờ để tránh nguy cơ bị cảnh báo chất lượng cũng như khả năng ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu thủy sản Việt Nam vào thị trường Canada. Được biết Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) chưa có khẳng định về việc có chương trình kiểm soát nhóm kháng sinh Nitroimidazoles, nhưng có khả năng FDA cũng sẽ yêu cầu kiểm soát nhóm kháng sinh này trong thời gian tới.

Nitroimidazoles là nhóm kháng sinh được sử dụng để điều trị bệnh do tác nhân vi khuẩn trên động vật nuôi, trong đó có thủy sản. Dư lượng nhóm kháng sinh này có nguy cơ gây ngộ độc, rối loạn thần kinh, giảm bạch cầu, hạ huyết áp, buồn nôn, sần da. Chính vì vậy, hiện nhóm kháng sinh Nitroimidazoles bị cấm lưu hành và sử dụng đối với các loài động vật dùng làm thực phẩm tại Canada. Tại Việt Nam, các kháng sinh thuộc nhóm Nitroimidazoles cũng bị cấm sử dụng trong sản xuất, khi doanh thủy sản theo quy định  tại Thông tư số 15/2009/TT-BNN.

Theo số liệu của Tổng cục Hải quan Việt Nam, giá trị xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang Canada trong tháng 8 đạt 12,548 triệu USD, đưa tổng giá trị xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang thị trường này trong 8 tháng đầu năm 2012 đạt  90,37 triệu USD,  tăng 3,6% so với cùng kỳ năm ngoái.

Đăng ngày 20/09/2012
Chế biến

Tìm kiếm các giải pháp để nâng cao chất lượng thịt cá

Chất lượng thịt cá đóng vai trò quan trọng trong chuỗi giá trị ngành thủy sản. Không chỉ ảnh hưởng đến giá trị kinh tế, chất lượng thịt cá còn quyết định đến độ an toàn thực phẩm và sự hài lòng của người tiêu dùng. Vậy làm sao để nâng cao chất lượng thịt cá? Dưới đây là những giải pháp đã được nghiên cứu và áp dụng thành công trong thực tế.

Cá
• 08:00 21/12/2024

Làm thế nào để xây dựng chuỗi giá trị thủy sản bền vững từ khâu sản xuất đến tiêu dùng?

Hiện nay, chuỗi giá trị thủy sản tại Việt Nam còn tồn tại nhiều vấn đề như thiếu liên kết giữa các khâu, công nghệ sản xuất chưa đồng bộ và giá trị gia tăng thấp. Vì vậy, việc xây dựng chuỗi giá trị bền vững từ sản xuất đến tiêu thụ là một nhiệm vụ quan trọng để nâng cao chất lượng sản phẩm và đảm bảo sự phát triển lâu dài của ngành thủy sản Việt Nam.

Nhá tôm
• 10:03 20/12/2024

Tối ưu chuỗi lạnh trong vận chuyển thủy sản: Bí quyết giữ tôm cá luôn tươi

Trong ngành thủy sản, bảo quản độ tươi sống của tôm cá là yếu tố then chốt để đảm bảo chất lượng và giá trị thương phẩm khi đến tay người tiêu dùng. Với nhu cầu tiêu thụ thủy sản tươi sống tăng cao, đặc biệt là từ các thị trường xuất khẩu, việc duy trì chất lượng trong suốt quá trình vận chuyển đang trở thành một thách thức lớn.

Tôm thẻ
• 10:49 15/11/2024

Bí quyết nấu tôm ngon: 4 sai lầm phổ biến phải tránh

Tôm là một loại hải sản phổ biến và rất được yêu thích trong ẩm thực. Tuy nhiên, để chế biến tôm ngon và giữ được hương vị tự nhiên, có một số lưu ý quan trọng mà nhiều người thường bỏ qua:

Chế biến tôm thẻ
• 09:46 04/10/2024

Cá lóc cảnh có dễ chăm sóc không?

Cá lóc cảnh đang trở thành một loại cá cảnh được yêu thích nhờ vẻ đẹp mạnh mẽ và tính cách linh hoạt. Tuy nhiên, rất nhiều người vẫn tự hỏi liệu loại cá này có dễ chăm sóc hay không. Hãy cùng Tép Bạc tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây.

Cá lóc cảnh
• 23:29 28/01/2025

Cách kiểm soát lượng thức ăn để giảm chi phí

Việc nuôi tôm một cách hiệu quả và tiết kiệm không chỉ là việc cung cấp đủ thức ăn cho chúng, mà còn là sự kết hợp hài hòa giữa các biện pháp quản lý môi trường, lịch trình cung cấp thức ăn, và sử dụng thông minh nguồn thức ăn tự nhiên và nhân tạo, sử dụng công nghệ mới.

Tôm thẻ
• 23:29 28/01/2025

Nhu cầu tiêu thụ thủy sản hữu cơ tại các nước phát triển

Trong xu hướng tiêu dùng bên vực, ngày càng nhiều quốc gia phát triển chú trọng đến sản phẩm hữu cơ, bao gồm cả thủy sản. Sản phẩm hữu cơ được đánh giá cao nhờ quy trình sản xuất an toàn, bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng và giảm thiểu tác động đến môi trường.

Thủy sản
• 23:29 28/01/2025

Lợi ích kinh tế và mô hình nuôi cá lóc hiệu quả cho nông dân

Trong bối cảnh phát triển bền vững ngành nông nghiệp, việc kết hợp giữa nuôi trồng thủy sản và canh tác truyền thống đang trở thành xu hướng.

Nuôi cá lóc
• 23:29 28/01/2025

Khoáng tạt và khoáng trộn: Ưu và nhược điểm từng loại

Trong nuôi tôm, cung cấp đầy đủ khoáng chất là yếu tố quan trọng để đảm bảo sự phát triển và sinh trưởng đồng đều của tôm. Hiện nay, người nuôi thường sử dụng hai hình thức bổ sung khoáng chất: khoáng tạt và khoáng trộn. Mỗi hình thức đều có những ưu và nhược điểm riêng, phù hợp với tùy tình huống và mục đích sử dụng.

Khoáng cho tôm
• 23:29 28/01/2025
Some text some message..