Tuy vùng nuôi bị ảnh hưởng của dịch bệnh, tôm hùm nuôi chết hàng loạt nhưng tôm nuôi tại mô hình vẫn đạt tỷ lệ sống cao, hiệu quả. Cụ thể:
- Hộ Nguyễn Minh Tâm:
Số tôm bò cạp thu được: 12.275 con, tỷ lệ sống: 81,83%, trong đó:
+ Tôm hùm bông: 4.255 con, tỷ lệ sống: 85,10%.
+ Tôm hùm xanh: 8.020 con, tỷ lệ sống: 80,20%.
- Hộ Trần Xuân Hiếu:
Số tôm bò cạp thu được: 6.400 con, tỷ lệ sống: 80%, trong đó:
+ Tôm hùm xanh: 6.400 con, tỷ lệ sống: 80%.
Mô hình do hộ ông Nguyễn Minh Tâm và ông Trần Xuân Hiếu thực hiện tại vùng nuôi phường Xuân Yên, thị xã Sông Cầu. Số lồng nuôi: 210 lồng, trong đó: Số lồng ương giống là 90 lồng kích cỡ 1,5 x 1,5 x 1 (m); Số lồng nuôi thương phẩm là 120 lồng với kích cỡ 3 x 3 x 1,2 (m).
Ngày xuống giống: 10/5/2017. Số lượng giống thả: 23.000 con, trong đó: Tôm hùm bông (Panulirus ornatus): 5.000 con; Tôm hùm xanh (Panulirus homarus): 18.000 con.
Thực hiện quy trình, khi cho tôm ăn “Thức ăn + chế phẩm sinh học E.M trùn” các phản ứng chủ yếu làm sạch môi trường, tối ưu hóa sức đề kháng cho tôm hùm nuôi xảy ra như sau: Phản ứng E.M trùn làm sạch môi trường, tăng sức đề kháng cho tôm nuôi; Phản ứng phân hủy khí độc NH3 làm sạch môi trường. Như vậy, chế phẩm sinh học E.M trùn vừa làm sạch môi trường, biến chất độc thành chất không độc, có lợi, vừa giúp tôm tăng sức đề kháng, ăn mạnh, lớn nhanh, không bị bệnh, quá trình nuôi phát triển hiệu quả, bền vững.
Với nguồn giống sạch, bà con vùng nuôi nên phát triển nghề nghiệp bền vững bằng cách thực hiện đúng, đầy đủ các bước trong quy trình nuôi thương phẩm theo hướng dẫn của các cơ quan quản lý chuyên ngành, hạn chế sử dụng hóa chất, kháng sinh, sử dụng chế phẩm sinh học làm sạch môi trường, thực hiện tốt quy chế quản lý cộng đồng vùng nuôi tập trung của đia phương, giúp đỡ nhau, quản lý lẫn nhau cùng nhau gìn giữ môi trường trong sạch để ngăn chặn dịch bệnh, phát triển nghề nuôi tôm hùm hiệu quả, bền vững.
Xem chi tiết quy trình nuôi tại đây