Tích hợp hệ thống Aquaponic và Biofloc

Việc phát triển và ứng dụng các công nghệ mới trong nuôi trồng thủy sản hiện nay không chỉ giúp tối đa hóa sản lượng nuôi trồng thủy sản mà còn làm giảm tác động môi trường. Cụ thể, mô hình nuôi cá rô phi dòng GIFT với ớt chuông tích hợp hệ thống aquaponics và biofloc đã chứng minh được điều đó.

aquaponic
mô hình nuôi cá rô phi dòng GIFT với ớt chuông tích hợp hệ thống aquaponics và biofloc. Ảnh innovationorigins.

Hệ thống nuôi tích hợp aquaponics và biofloc

Hệ thống aquaponics và biofloc là hai loại hệ thống nuôi trồng thủy sản khác nhau, chỉ giống nhau ở khía cạnh không thải nước ra môi trường. Hai hệ thống này được coi là những hệ thống mới nổi và có triển vọng kết hợp sản xuất chuyên sâu với tái chế chất thải và bảo tồn nước.

Hệ thống nuôi tích hợp BFT-AQP (biofloc technology- aquaponic) là hệ thống tuần hoàn gồm một bể cá tròn thể tích 250 L, một bộ lọc, luống cây (60x42x30 cm) với diện tích bề mặt 0,25 m2, máy bơm chìm công suất 0,02 hp với sự bố trí đường ống và van để điều chỉnh lưu lượng nước. Máy bơm nước được duy trì với thời gian 20 phút bật và 40 phút tắt trong mỗi giờ (Crouzet TMR 48L). 

Tốc độ dòng nước từ bể cá đến luống cây được duy trì ở mức tỷ lệ 500 L/giờ. Các đường ống (12,7 mm) đã được lắp đặt nhằm kết nối bể nuôi cá và luống cây để nước tuần hoàn. Hệ thống lọc nước đã được lắp đặt trong bể nuôi cá để giữ lại các hạt floc và chỉ cho phép nước đã lọc đi vào luống cây, nhằm ngăn chặn nồng độ cao của chất rắn lơ lửng từ nước biofloc có thể gây ra sự kết dính hoặc làm tắc nghẽn rễ cây. 

Bộ phận lọc được sử dụng trong mô hình này bao gồm một ống PVC đục lỗ có đường kính 5 inch được phủ bằng vật liệu vải. Các máy bơm và liên kết đường ống được đặt bên trong bộ lọc đục lỗ này để nước lọc trong đường ống được bơm đến luống cây. Từ luống cây nước được lưu thông trở lại bể cá. Mực nước trong bể cá được điều chỉnh hàng tuần để bù đắp lượng hao hụt do bốc hơi, thoát hơi nước, thất thoát do xử lý. 

Tích hợp aquaponics với biofloc sẽ giúp làm sạch nước trong hai giai đoạn. Cộng đồng vi khuẩn dị dưỡng trong BFT sẽ đồng hóa nước thải nitơ thành protein vi sinh vật theo tỷ lệ cacbon: nitơ thích hợp. Tỷ lệ C:N sẽ tạo điều kiện lý tưởng cho vi khuẩn kiểm soát chất lượng nước và nước sẽ đáp ứng trong hệ thống aquaponic với các chất dinh dưỡng ở dạng hòa tan dễ hấp thụ bởi thực vật, thuận lợi cho sự phát triển của chúng.

Cá rô phi dòng GIFT

Cá rô phi dòng GIFT có kích thước ban đầu trung bình 1,44 g, mật độ thả 150 con/bể. Cá được cho ăn bằng thức ăn viên nổi thương mại có chứa 30% protein và tỷ lệ cho ăn được cố định ở mức 2% tổng sinh khối trên ngày, cho ăn 2 lần trên ngày vào lúc 10:00 và 17:00 giờ.

Sau 120 ngày nuôi, tỷ lệ sống của cá đạt 100%, các thông số tốc độ tăng trưởng; tỷ lệ hiệu suất protein đều cao hơn so trong hệ thống aquaponic không tích hợp biofloc. Hệ số chuyển đổi thức ăn là 1,29 và năng suất đạt 11 kg/m3. Nhìn chung không ảnh hưởng đến năng suất tăng trưởng của cá trong một hệ thống tích hợp aquaponics với biofloc. Đồng thời cá không bị stress thông qua các thông số cortisol, glucose, catalase và hoạt tính chống oxy hóa, không khác biệt so với cá nuôi trong hệ thống aquaponic không tích hợp biofloc.

cá rô phi
Cá rô phi dòng GIFT được nuôi trong mô hình tích hợp aquaponic và biofloc. Ảnh The Fish Site.

Ớt chuông

Ớt chuông (Capsicum annum L.) có chiều cao trung bình ban đầu là 10,17 cm và mật độ cây trồng trong mỗi luống là 12 cây/m2. Sau 120 ngày, năng suất ớt chuông đạt 338,10 g/cây, tuy nhiên hệ thống aquaponic không tích hợp biofloc năng suất ớt đạt 98,85 g/cây.

Ngoài ra, chất diệp lục được dùng làm chất chỉ thị sinh lý để đánh giá tình trạng dinh dưỡng của cây. Trong hệ thống tích hợp này, hàm lượng chất diệp lục cao đáng kể trong hệ thống BFT-AQP so với hệ thống aquaponic không tích hợp biofloc. Điều này cho thấy sự phát triển vượt trội của thực vật trong BFT-AQP so với aquaponics thông thường. Sự sẵn có tốt hơn của nitơ ở dạng nitrat trong hệ thống BFT-AQP và sự hấp thụ thích hợp của nó bởi rễ giúp nâng cao năng suất và đậu quả tốt hơn.

ớt chuông
Ớt chuông sau 120 ngày. Ảnh minh họa.

Như vậy, hệ thống tích hợp được chứng minh hoạt động tốt hơn về tốc độ phát triển của cá, thực vật và chất lượng nước so với aquaponics thông thường. Mật độ nuôi tối ưu 150 con/m3 của cá rô phi dòng GIFT có thể được lựa chọn trong hệ thống aquaponics tích hợp biofloc để ớt chuông phát triển tối ưu với mật độ 12 cây/m2, mà không ảnh hưởng đến sự phát triển của cá và thực vật. Các thông số chất lượng nước cũng được duy trì ở mức tối ưu trong hệ thống biofloc tích hợp với aquaponics. Do đó, việc sử dụng biofloc trong hệ thống aquaponics có thể cải thiện năng suất và duy trì chất lượng nước, nhưng để có kết quả tăng trưởng tốt hơn, nên cần tối ưu hóa công nghệ này.

Nguồn: S. Saseendran, K. Dube, M.H. Chandrakant, et al., 2020. Enhanced growth response and stress mitigation of genetically improved farmed Tilapia in a biofloc integrated aquaponic system with bell pepper, aquaculture.

Đăng ngày 15/12/2021
Hồng Huyền @hong-huyen
Kỹ thuật

Giải thích cơ chế cắt tảo ao nuôi bằng vi sinh

Trong quá trình nuôi tôm, sự xuất hiện và phát triển quá mức của các loại tảo độc như tảo lam, tảo giáp hay tảo mắt,… luôn là một thách thức lớn đối với người dân.

Ao nuôi
• 11:44 28/11/2024

Bản chất pH ao nuôi tôm và cách xử lý

Các kỹ sư thường tư vấn bà con việc kiểm tra pH đều đặn ngày 2 lần. Tuy nhiên nếu kiểm soát được môi trường tốt, nuôi được tảo có lợi chiếm ưu thế thì pH ao tôm sẽ được ổn định và hạn chế dao động. Việc hiểu bản chất sẽ giúp chúng ta có cái nhìn tổng quan và điều chỉnh pH theo ý muốn của mình được dễ dàng.

pH ao nuôi tôm
• 10:04 27/11/2024

Dấu hiệu tôm bệnh thể hiện ở ruột và gan

Trong quá trình nuôi tôm, bệnh tật là một trong những vấn đề nghiêm trọng ảnh hưởng đến sức khỏe và năng suất của tôm. Một trong những dấu hiệu rõ rệt để nhận biết tôm có bệnh là sự thay đổi bất thường ở gan và ruột. Việc phát hiện sớm những dấu hiệu này giúp người nuôi có thể can thiệp kịp thời, từ đó giảm thiểu thiệt hại và duy trì sự phát triển khỏe mạnh cho tôm.

Gan tôm
• 09:53 27/11/2024

Phân biệt bệnh đốm trắng trên tôm do vi khuẩn và virus

Bệnh đốm trắng trên tôm là một trong những bệnh nguy hiểm và phổ biến nhất đối với ngành nuôi tôm, gây thiệt hại lớn về kinh tế và sản lượng. Đây là bệnh có thể do nhiều tác nhân khác nhau gây ra, trong đó nổi bật là các loại vi khuẩn và virus. Dù cả hai loại tác nhân này đều gây ra các triệu chứng tương tự nhau, nhưng nguyên nhân, cách thức lây lan, cũng như phương pháp điều trị và phòng ngừa lại hoàn toàn khác biệt

Tôm thẻ chân trắng
• 11:03 22/11/2024

Giải thích cơ chế cắt tảo ao nuôi bằng vi sinh

Trong quá trình nuôi tôm, sự xuất hiện và phát triển quá mức của các loại tảo độc như tảo lam, tảo giáp hay tảo mắt,… luôn là một thách thức lớn đối với người dân.

Ao nuôi
• 21:06 28/11/2024

Tôm sinh thái của Việt Nam: Mở khóa tiềm năng tại thị trường Châu Âu và Hoa Kỳ

Khi người tiêu dùng ở châu Âu và Hoa Kỳ ngày càng coi trọng sức khỏe và các mối quan tâm về môi trường, tôm sinh thái đang nổi lên như một lựa chọn bền vững trong ngành thủy sản.

Tôm sú
• 21:06 28/11/2024

Từ loài cá gây sợ hãi đến món ăn sánh ngang với tôm hùm

Trước đây, cá thầy tu là một trong những loài cá được cho là sở hữu ngoại hình lập dị nhất thế giới đại dương và thậm chí còn từng bị nước Pháp cấm săn bắt và buôn bán vì nó mang lại nỗi khiếp sợ cho khách hàng.

Món cá
• 21:06 28/11/2024

Giải quyết vấn đề nấm đồng tiền trong ao nuôi tôm

Nấm đồng tiền trong ao nuôi tôm là một trong những vấn đề nghiêm trọng mà người nuôi tôm phải đối mặt. Loại nấm này gây ra nhiều tác động tiêu cực đến sức khỏe của tôm, làm giảm năng suất và chất lượng sản phẩm, thậm chí dẫn đến thiệt hại lớn về kinh tế.

Nấm đồng tiền
• 21:06 28/11/2024

Xử lý cá cảnh bị nấm: Hướng dẫn chi tiết và hiệu quả

Nấm là một trong những vấn đề thường gặp ở cá cảnh, đặc biệt là khi môi trường sống của chúng không được duy trì đúng cách. Nấm có thể xuất hiện dưới dạng các vết loét trắng trên da, vây hoặc mang cá, khiến cá bị suy yếu và dễ mắc các bệnh khác.

Bệnh nấm cá
• 21:06 28/11/2024
Some text some message..