Tích hợp vi tảo trong hệ thống nuôi trồng thủy sản tuần hoàn

Hệ thống nuôi trồng thủy sản tuần hoàn đang được ứng dụng rộng rãi trên toàn thế giới nhưng vẫn còn một số khó khăn khi xử lý bùn thải. Bài viết gợi ý một phương pháp tích hợp vi tảo trong hệ thống nuôi trồng thủy sản tuần hoàn để giải quyết vấn đề này.

Tích hợp vi tảo trong hệ thống nuôi trồng thủy sản tuần hoàn
Hệ thống nuôi trồng thủy sản RAS tích hợp nuôi vi tảo. Ảnh: springer.com

Sử dụng các hệ thống nuôi trồng thủy sản tuần hoàn (RAS) giúp giảm tác động ô nhiễm của hoạt động nuôi tôm/cá. Do đó, công nghệ RAS được công nhận là một giải pháp trong tương lai để phát triển các hoạt động nuôi thủy sản trong nội địa.

Tích hợp vi tảo trong hệ thống nuôi trồng thủy sản tuần hoàn

Hệ thống nuôi cá tuần hoàn. Ảnh: iasoglobal

Trong hệ thống RAS, nước thải được xử lý và một phần nước thải được tái lưu thông qua hệ thống nuôi. Tuy nhiên, trong RAS, xử lý bùn tập trung có chứa chất rắn và chất dinh dưỡng lơ lửng, đặc biệt là photphor, làm tăng chi phí vận hành (Martins và cộng sự 2010).

Cho đến nay, một vài nghiên cứu đã khám phá tiềm năng nuôi cấy tảo để xử lý nước thải của hệ thống nuôi trồng thủy sản tuần hoàn RAS. Theo các nghiên cứu trước đây, các chất dinh dưỡng đặc biệt là NH4 và PO4 đã được loại bỏ một cách hiệu quả khỏi môi trường canh tác nhờ nuôi tảo. Có thể loại bỏ chất dinh dưỡng của bùn thải nuôi cá hiệu quả bằng nuôi cấy tảo kết hợp trong sản xuất cá rô phi (Ansari et al. 2017 ), cá bơn (Guo et al. 2013 ) và cá da trơn (Nasir et al. 2015). Điều này chỉ ra rằng tảo có thể được sử dụng trong xử lý một số loại nước thải từ nuôi trồng thủy sản. 

Tích hợp vi tảo trong hệ thống nuôi trồng thủy sản tuần hoàn

Nuôi tảo tận dụng nước thải nuôi tôm/cá là hướng đi mới trong tương lai. Ảnh: aquaculturemag

Trong nghiên cứu này, Marika Tossavainen và cộng sự 2018 đã đánh giá tiềm năng của việc nuôi cấy tảo Euglena gracilis với Selenastrum sp để sản xuất sinh khối và các acid béo có giá trị như: EPA, DHA và ARA, và vitamin E, đồng thời thanh lọc chất thải nuôi trồng thủy sản và cải thiện nền kinh tế của hệ thống RAS.

Tích hợp nuôi cấy tảo trong hệ thống nuôi cá tuần hoàn

Bùn được thu thập từ bể loại bỏ chất rắn của một hệ thống tuần hoàn RAS khi nuôi cá vược (Ander lucioperca) và cá da trơn (Clarias anguillaris). Sau đó bùn thải được sử dụng để nuôi 2 loài tảo trên.

Kết quả cho thấy sản xuất sinh khối tảo tốt hơn trong các hệ thống RAS nuôi cá vược so với bùn thải nuôi cá da trơn nhưng tốc độ tăng trưởng trung bình gần tương tự ở cả hai mô hình nuôi khi bùn được làm giàu. Do kết quả của việc chuyển đổi thức ăn của cá vược kém hiệu quả hơn so với cá da trơn, do đó lượng dinh dưỡng và khoáng chất cho tảo cao hơn trong bùn thải của nước nuôi cá vược.

Năng suất sinh khối của tảo nuôi trong bùn thải nuôi cá vược đã được cải thiện tương đương với bùn nuôi cá rô phi khi nuôi tảo Scenedesmus obliquus hoặc Chlorella sorokiniana, nhưng thấp hơn khi nuôi tảo Ankistrodesmus falcatus (Ansari et al. 2017). Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng bổ sung bùn thải từ hệ thống RAS để nuôi tảo thì các chất dinh dưỡng bổ sung là không cần thiết.

Việc loại bỏ chất dinh dưỡng và COD khỏi chất thải hiệu quả cho thấy rằng việc tích hợp một hệ thống nuôi tảo vào RAS có thể làm giảm nhu cầu xử lý chất thải từ hệ thống nuôi trồng thủy sản tuần hoàn.

Tích hợp vi tảo trong hệ thống nuôi trồng thủy sản tuần hoàn

Kết quả đã gợi ý thêm rằng sử dụng tảo làm bộ lọc sinh học để loại bỏ dinh dưỡng trong nước thải và cải thiện tính khả thi về kinh tế của hệ thống RAS. 

Tuy nhiên vấn đề đặt ra là khối lượng chất thải được sản xuất trong RAS quy mô công nghiệp là khá cao, và một sự thay thế thực tế hơn cho sản xuất sinh khối tảo là sử dụng một hệ thống canh tác tảo riêng sử dụng nước, có chứa bùn được thu gom từ RAS.

Đây là nghiên cứu đầu tiên, sử dụng bùn thải nuôi cá vược và cá da trơn được sử dụng để nuôi tảo và cách tiếp cận của chúng tôi để làm giàu bùn thải với chất rắn từ bể loại bỏ bùn. Hàm lượng cao của các acid béo LC-PUFA và vitamin E trong sinh khối tảo được tạo ra trong các thí nghiệm này cho thấy rằng nuôi cấy nuôi 2 loài tảo E. gracilis với Selenastrum sp từ nước thải của hệ thống nuôi cá là một thay thế đầy hứa hẹn cho việc thay thế một phần dầu cá được sử dụng trong thức ăn thủy sản.

Nghiên cứu này cho thấy bùn thải từ các hệ thống RAS nuôi cá vược và cá da trơn phù hợp cho sản xuất sinh khối tảo và cải tiến bùn cũng làm tăng sản lượng sinh khối tảo. Hàm lượng EPA và DHA trong sinh khối tương đương với thức ăn cũng hứa hẹn cho sản xuất thức ăn thủy sản trong tương lai.

Xem báo cáo tiếng anh tại: https://link.springer.com

Đăng ngày 20/12/2018
VĂN THÁI (Lược dịch)
Khoa học

Lipid sinh học của tôm: Một kho báu dinh dưỡng

Các thành phần lipid trong tôm là cực kỳ phong phú và có thể mang lại lợi ích về sức khỏe. Một bài đánh giá khoa học do các nhà nghiên cứu từ Đại học Democritus công bố đã đi sâu vào thành phần lipid của nhiều loài tôm khác nhau, tập trung vào lợi ích sức khỏe tiềm năng của các hợp chất hoạt tính sinh học của chúng. Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Marine Drugs của MDPI, giải thích cách các lipid này có thể góp phần phòng ngừa và điều trị các bệnh mãn tính, bao gồm các rối loạn tim mạch, tiểu đường, bệnh thoái hóa thần kinh và ung thư.

Lipid
• 12:00 13/01/2025

Các mục tiêu kháng vi-rút tiềm năng trong quá trình nhiễm vi-rút hoại tử cơ ở tôm thẻ chân trắng

Trong những năm gần đây, giải trình tự phiên mã đã được áp dụng rộng rãi để nghiên cứu tương tác giữa virus và vật chủ. Bằng cách so sánh các hồ sơ biểu hiện gen vật chủ ở các giai đoạn nhiễm khác nhau, các nhà nghiên cứu có thể xác định các yếu tố chính và những thay đổi trong đường dẫn truyền tín hiệu do nhiễm virus gây ra, giúp nhận định được các chiến lược xâm nhập của virus và cơ chế kháng vi-rút của vật chủ.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:53 18/12/2024

Hướng đi mới trong nuôi trồng thủy sản: Mô hình Aquaponics

Mô hình Aquaponics đang được xem là một trong những giải pháp đột phá cho ngành nuôi trồng thủy sản trong thời kỳ hiện đại. Không chỉ kết hợp hiệu quả giữa nuôi thủy sản và trồng cây trong hệ thống tuần hoàn khép kín, mô hình này còn tối ưu hóa tài nguyên, mang lại lợi ích kinh tế và bảo vệ môi trường.

Mô hình Aquaponics
• 14:27 16/12/2024

Giải pháp công nghệ hiện đại trong kiểm soát rận biển trên cá hồi

Rận biển, một loại ký sinh trùng nguy hiểm, đang trở thành vấn đề lớn trong ngành nuôi trồng cá hồi. Chúng không chỉ gây tổn hại nghiêm trọng đến sức khỏe cá mà còn làm giảm năng suất và gia tăng chi phí sản xuất.

Cá hồi
• 10:20 12/12/2024

Tôm sú hay tôm thẻ: Loại nào ngon hơn cho món lẩu ngày Tết?

Tết Nguyên Đán là dịp lễ gia đình quay quần, cùng nhau chuẩn bị những bàn ăn đậm đà, phong phú.

Lẩu hải sản
• 17:01 22/01/2025

Tôm ruột cong: Nguyên nhân và biện pháp phòng trị

Tôm ruột cong là một trong những hiện tượng phổ biến nhưng gây không ít lo lắng cho người nuôi tôm. Khi mắc phải tình trạng này, tôm thường yếu, giảm khả năng hấp thụ dinh dưỡng, dễ bị bệnh, và có nguy cơ chết cao.

Tôm ruột cong
• 17:01 22/01/2025

Mô hình nuôi tôm không xả thải được nghiên cứu và ứng dụng thành công

Trong những năm gần đây, ngành nuôi trồng thủy sản đã chứng kiến những bước tiến đột phá nhờ vào áp dụng các công nghệ môi trường bền vững. Trong đó, mô hình nuôi tôm không xả thải đã được nghiên cứu và ứng dụng thành công, giải quyết được những thách thức lâu nay về ô nhiễm môi trường trong nuôi tôm

Ao nuôi
• 17:01 22/01/2025

Vai trò dinh dưỡng của thủy sản trong bữa ăn hằng ngày và lợi ích bất ngờ

Thủy sản từ lâu đã trở thành một phần không thể thiếu trong chế độ ăn của nhiều gia đình. Với sự phong phú về chủng loại và giá trị dinh dưỡng, các món ăn từ thủy sản không chỉ ngon miệng mà còn mang lại vô số lợi ích cho sức khỏe.

Thủy sản
• 17:01 22/01/2025

Đốm trắng hoành hành trở lại trong thời gian gần đây

Trong thời gian gần đây, bệnh đốm trắng trên tôm nuôi đang có dấu hiệu bùng phát trở lại tại nhiều địa phương, gây lo ngại cho bà con nuôi tôm. Đây là bệnh do virus gây ra, có khả năng lây lan nhanh và gây thiệt hại nghiêm trọng nếu không được kiểm soát kịp thời.

Tôm thẻ chân trắng
• 17:01 22/01/2025
Some text some message..