Tiêm chủng cá nuôi tốt con người và động vật

Hơn một nửa số cá được tiêu thụ trên toàn thế giới được nuôi từ ao hoặc lồng; tỷ lệ giữa cá nuôi và tự nhiên có mối liên quan với nhau ngày càng gia tăng. Quy mô hiện có ở cá nuôi rất cần thiết trong việc bảo vệ chúng bằng các phương tiện tiêm chủng giúp chống lại bệnh và tử vong sớm.

tiêm vaccine
Tiêm vaccine cho cá hồi. Ảnh: Fisheries Norway

"Vì vậy, hy vọng với sự hiểu biết về hệ thống miễn dịch ở cá sẽ làm cho phương pháp tiêm chủng có hiệu quả và đảm bảo cá nuôi được khỏe mạnh", Geert Wiegertjes, Giáo sư Sinh học tế bào và miễn dịch học tại Đại học Wageningen cho biết.

Bản chất của hệ thống miễn dịch là khả năng phân biệt giữa các tế bào của cơ thể và những sinh vật khác. Hệ thống miễn dịch ở một mức độ xác định về mặt di truyền nhưng nó cũng có một thành phần có được hoặc qua quá trình cấu thành mà có. Bộ nhớ có được cơ chế bảo vệ làm việc với một hình thức khá đặc biệt.

Cho đến gần đây người ta cho rằng điều này không áp dụng đối với các cơ chế bảo vệ được sinh ra với chúng ta. Tuy nhiên, một nghiên cứu mới đã chỉ ra rằng thành phần này cũng là một hình thức của bộ nhớ. Điều này mở ra triển vọng mới cho tiêm chủng và các biện pháp khác để tăng cường hệ thống miễn dịch ở cá.

Giáo sư Wiegertjes giải thích điều này trong buổi khai mạc chương trình cải thiện sức khỏe ở cá và tiết lộ rằng: tiêm chủng thường được xem như là sự phát triển vượt bậc thành công nhất trong lịch sử ngành y.

Theo quan điểm của giáo sư, có ba chủng vaccine có khả năng ngừa bệnh cho cá trong nuôi trồng thủy sản. Chúng có thể được tiêm, nhưng điều này chỉ có thể áp dụng cho các loại cá đắt tiền nhất. Đặc biệt là cá nhỏ, có thể được chủng ngừa bằng cách cho cá bơi qua một bể nhỏ có chứa vắc xin được phóng thích. Và một phương pháp thứ ba là cho vaccine vào trong thức ăn.

Wiegertjes cho biết: Phương pháp cuối cùng này là tốt nhất nhưng cũng là phương pháp khó khăn nhất: "Phương pháp này không gây ra bất kỳ căng thẳng nào trên cá nhưng kết quả cuối cùng luôn luôn không chắc chắn".

Cung cấp một nguồn protein từ cá nuôi để làm thực phẩm cho con người cần được duy trì. Để giữ cho những con cá khỏe mạnh đến giai đoạn tiêu thụ, điều quan trọng là cá phải được tiêm chủng vaccine chống lại virus và ký sinh trùng.

Giáo sư Wiegertjes và các đồng nghiệp của mình từng tiến hành rất nhiều nghiên cứu về hệ thống miễn dịch của cá nuôi. Hiện nay, họ đang tập trung vào chỉ một vài loài có giá trị kinh tế quan trọng, chẳng hạn như cá chép tại Ba Lan, Cộng hòa Séc và Trung Quốc và hồi Đại Tây Dương ở Na Uy, Scotland và Chile. Các loài như cá tra và cá rô phi từ Đông Nam Á là những loài được bổ sung gần đây.

Bên cạnh những nghiên cứu ứng dụng vào những gì được gọi là “sản xuất cá”, Wiegertjes và các đồng nghiệp thực hiện nghiên cứu cơ bản hơn trong sinh học thủy sản. Họ sử dụng cá ngựa vằn - một mô hình sinh học quan trọng, để có thể nghiên cứu cải thiện sức khỏe con người. Theo giáo sư Wiegertjes, một ưu điểm khác của phương pháp đó là cá ngựa vằn biến đổi gen rất giống với cá chép.

Đăng ngày 21/05/2014
Kiến Duy
Kỹ thuật

Tổng quan về công nghệ MBBR trong nuôi trồng thủy sản

MBBR là Moving Bed Biofilm Reactor, hứa hẹn là công nghệ xử lý nước thải ưu việt trong nuôi trồng thủy sản.

công nghệ MBBR
• 18:17 25/09/2021

Xử lý nước thải chế biến thủy sản bằng công nghệ SNAP

Xử lý nước thải chế biến thủy sản bằng công nghệ SNAP không chỉ loại bỏ hiệu quả nồng độ Ammonium mà còn xử lý đến 90% chất hữu cơ.

Chế biến cá tra
• 07:00 22/04/2020

Quan trắc nước nuôi trồng thủy sản bằng cảm biến nano

Sử dụng được cả trên bờ, dưới nước để quan trắc chất lượng nước, hệ thống cảm biến nano do Viện Công nghệ nano (INT) thuộc Đại học Quốc gia TPHCM nghiên cứu giúp người nuôi trồng thủy sản yên tâm khi chất lượng nước nuôi được cảnh báo tự động kịp thời khi có sự cố.

Quan trắc nước nuôi trồng thủy sản
• 14:35 05/02/2020

Lưu ý về môi trường trong ao nuôi tôm nước lợ

Quản lý môi trường ao nuôi tôm nước lợ là khâu quan trọng, đòi hỏi người nuôi có sự hiểu biết cần thiết về mối quan hệ giữa các yếu tố môi trường và biến động của chúng.Từ đó, có biện pháp điều chỉnh phù hợp, giảm nguy cơ thiệt hại, góp phần vào thành công của vụ nuôi.

Lưu ý về môi trường trong ao nuôi tôm nước lợ
• 08:46 30/10/2019

Thời gian giãn cách các loại hóa chất xử lý trong môi trường ao nuôi

Trong quá trình nuôi trồng thủy sản, việc sử dụng các loại hóa chất xử lý môi trường ao nuôi là điều không thể tránh khỏi. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn cho thủy sản và sức khỏe con người, việc tuân thủ thời gian giãn cách sau khi sử dụng các loại hóa chất là vô cùng quan trọng.

Ao tôm
• 10:19 27/03/2025

Thiết lập hệ thống ánh sáng phù hợp cho bể cá cảnh

Việc thiết lập hệ thống ánh sáng phù hợp cho bể cá cảnh không chỉ giúp làm tôn lên vẻ đẹp của bể, mà còn đáp ứng nhu cầu sinh trưởng của cá và cây thủy sinh. Để đạt được điều này, người chơi cần nắm rõ những yếu tố cốt lõi như cường độ ánh sáng, quang phổ, và loại đèn thích hợp.

Hồ cá
• 10:08 26/03/2025

Mối liên hệ giữa bệnh gan và bệnh đường ruột ở tôm

Gan tụy và đường ruột là hai cơ quan quan trọng, quyết định trực tiếp đến tốc độ tăng trưởng và sức khỏe của tôm trong suốt vụ nuôi.

Gan tôm
• 11:20 25/03/2025

Một số bệnh nguy hiểm trên tôm có thể từ tôm bố mẹ

Trong nghề nuôi tôm, việc hiểu rõ các bệnh nguy hiểm có thể truyền từ tôm bố mẹ sang tôm con là vô cùng quan trọng. Những bệnh này không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của đàn tôm mà còn gây thiệt hại kinh tế đáng kể. Dưới đây, chúng ta sẽ tìm hiểu về một số bệnh nguy hiểm thường gặp và cách phòng ngừa hiệu quả.

Tôm thẻ chân trắng
• 09:30 24/03/2025

Các vấn đề thường gặp trong xử lý nước ở ao đất

Ngày nay nuôi tôm ao đất vẫn là lựa chọn của bà con ở một số địa phương, tuy nhiên, việc quản lý chất lượng nước trong ao là yếu tố quyết định sự thành công của vụ nuôi. Ao đất, với đặc thù tự nhiên và khả năng ảnh hưởng từ môi trường xung quanh, thường gặp nhiều vấn đề phức tạp trong việc xử lý nước.

Ao nuôi đất
• 10:50 27/03/2025

Thời gian giãn cách các loại hóa chất xử lý trong môi trường ao nuôi

Trong quá trình nuôi trồng thủy sản, việc sử dụng các loại hóa chất xử lý môi trường ao nuôi là điều không thể tránh khỏi. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn cho thủy sản và sức khỏe con người, việc tuân thủ thời gian giãn cách sau khi sử dụng các loại hóa chất là vô cùng quan trọng.

Ao tôm
• 10:50 27/03/2025

Vi khuẩn tía: Lợi hay hại cho ngành nuôi tôm?

Ngành nuôi tôm đã và đang trở thành một trong những ngành kinh tế chủ lực tại nhiều quốc gia, đặc biệt là Việt Nam. Với sự phát triển nhanh chóng của ngành, việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, bao gồm cả việc sử dụng vi sinh vật có lợi, đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao năng suất và đảm bảo tính bền vững. Trong quá trình nuôi tôm, nhiều yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe và năng suất của tôm đã được nghiên cứu, trong đó vi khuẩn tía là một đối tượng gây nhiều tranh cãi về lợi ích và tác hại.

Vi khuẩn tía
• 10:50 27/03/2025

Khai mạc VietShrimp 2025 “Xanh hóa vùng nuôi” với hơn 200 gian hàng

Sáng 26/3/2025, tại Trung tâm Xúc tiến Đầu tư - Thương mại và Hội chợ Triển lãm Cần Thơ đã khai mạc Hội chợ Triển lãm Quốc tế Công nghệ ngành tôm Việt Nam lần thứ 6 năm 2025 (VietShrimp 2025) với hơn 200 gian hàng của gần 150 doanh nghiệp, tổ chức trong và ngoài nước.

Vietshrimp
• 10:50 27/03/2025

Cập nhật quy định mới về đánh bắt hải sản và thủ tục thủy sản

Ngày 25/3/2025, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì hội nghị trực tuyến với các bộ, ngành và các tỉnh ven biển để bàn về dự thảo sửa đổi một số nghị định trong lĩnh vực thủy sản.

Ngư dân
• 10:50 27/03/2025
Some text some message..