Tiềm năng, cơ hội và thách thức với ngành chế biến phế phụ phẩm tôm, cá tra

Sau loạt bài Tép Bạc phản ánh hiện trạng chế biến phế phụ phẩm tôm và cá tra theo kết quả một cuộc điều tra công bố đầu năm 2024, sau đây xin tiếp tục thông tin đến bạn đọc tiềm năng, cơ hội và thách thức của lĩnh vực đang rất cần phát triển này.

Cá tra
Năm 2030 sản lượng cá tra 2.000.000 tấn và phế phụ phẩm cá tra là 1.300.000 tấn

Tiềm năng

Theo các đề án phát triển đã được phê duyệt, đến năm 2030, sản lượng tôm nước lợ 1.300.000 tấn và sản lượng cá tra 2.000.000 tấn. Khi đó, sản lượng phế phụ phẩm tôm nước lợ là 650.000 tấn (50% của tổng sản lượng tôm) gồm đầu và vỏ tôm, với giá bán trung bình hiện nay 3 - 4 triệu đồng/tấn thì giá trị là 1.950 - 2.600 tỷ đồng, tương đương 78 - 104 triệu USD. Sản lượng phế phụ phẩm cá tra 1.300.000 tấn (65% của tổng sản lượng cá tra), với giá trung bình hiện nay 8 - 10 triệu đồng/tấn thì giá trị là 10.400 - 13.000 tỷ đồng, tương đương 416 – 520 triệu USD.

Năm 2030, tiềm năng có thể sản xuất thực phẩm từ đầu tôm 490.000 tấn; Thịt vụn, dè và dạ dày cá tra 100.000 tấn; Mỡ cá tra 150.000 tấn. Tiềm năng có thể sản xuất thức ăn chăn nuôi từ vỏ tôm 146.000 tấn; Đầu xương và nội tạng cá 900.000 tấn/năm. Tiềm năng chế biến phục vụ các ngành y, dược, mỹ phẩm, công nghiệp khác từ đầu vỏ tôm 147.000 tấn; Da, bong bóng cá 80.000 tấn. Tiềm năng đầu tư chế biến sâu từ phế phụ phẩm là rất lớn. 

Đối với phế phụ phẩm tôm, một ký đầu tôm bán thô làm thức ăn gia súc giá chỉ khoảng 2.000 đồng; Dùng để sản xuất bột tôm, muối tôm, giá 100.000 đồng. Còn nghiên cứu ra chất chitosan dùng làm màng bọc thực phẩm, nhựa nhân tạo và nhiều lĩnh vực khác thì giá bán đến 400 - 500 USD/kg; sử dụng trong ngành y tế như băng y tế, tái tạo da nhân tạo thì giá lên tới 1.000 USD/kg. Hiện tại trên cả nước, đầu vỏ tôm chủ yếu chế biến khô dùng cho chăn nuôi với giá bán chỉ 30.000 – 40.000 đồng/kg. Cả nước mới có 1 – 2 cơ sở quy mô công nghiệp chế biến chitine và chitosan với công suất một năm vài trăm tấn sản phẩm. 

Còn rất nhiều sản phẩm để lựa chọn đầu tư phát triển, tạo ra giá trị cao hơn so với làm khô dùng cho chăn nuôi. Đó là, chế biến đầu tôm khô làm thực phẩm (bột đầu tôm, bột hương vị tôm…); Chế biến chitosan và chitin dùng cho các ngành y, dược, mỹ phẩm, ngành nông nghiệp và công nghiệp sợi; Chế biến phân bón hữu cơ cao cấp, dịch tôm thủy phân và các sản phẩm khác.

Với phế phụ phẩm cá tra, hiện nay trên 60% được sản xuất bột cá. Bình thường một ký phế phụ phẩm cá tra được 0,2 kg dầu cá thô và 0,3 kg bột cá có giá bản thấp, lợi nhuận khoảng 1.000 – 2.000 đồng/kg nguyên liệu. Nếu đầu tư cơ sở chế biến hiện đại có công nghệ tiên tiến để chế biến các sản phẩm cao cấp về y dược, mỹ phẩm, thực phẩm ăn liền (Giò chả, gelatin, collagen, dầu cá tinh chế,….) sẽ cho hiệu quả cao hơn nhiều lần. Đó là chế biến ra thực phẩm làm sẵn, ăn liền từ thịt vụn và da cá (giò, chả, snack,..); dầu cá tinh luyện cao cấp có hàm lượng omega 3 cao từ mỡ cá; Gelatin, collagen từ da cá dùng cho ngành y dược, mỹ phẩm, đồ uống, thực phẩm chức năng; Phân hữu cơ cao cấp và các sản phẩm khác.

Chế biến sản phẩm cao cấp thì thị trường tiêu thụ mở rộng. Với thị trường nội địa, hầu hết các sản phẩm chế biến từ phế phụ phẩm tôm và cá tra đều được tiêu thụ vì có hàm lượng protein cao để làm ra các sản phẩm cung cấp cho nhiều lĩnh vực khác nhau; góp phần thay thế hàng nhập khẩu hiện nay. Về thị trường xuất khẩu, là một trong những nước dẫn đầu thế giới về cá tra và tôm nước lợ nên Việt Nam có nhiều lợi thế cạnh tranh.

Tôm thẻMục tiêu đến năm 2030, sản lượng tôm nước lợ 1.300.000 tấn và trong chế biến sẽ có 650.000 tấn phế phụ phẩm là đầu, vỏ tôm 

Trước đây dầu cá tra xuất đi Campuchia, Trung Quốc, Đài Loan dưới dạng thô với giá bán thấp; nếu chế biến ra các sản phẩm đạt tiêu chuẩn quốc tế như colagen, gelatin, chitine và chitosan, dầu cá tinh chế cao cấp… sẽ có nhiều thị trường tiêu thụ, mang về nhiều ngoại tệ.

Cơ hội

Tôm nước lợ và cá tra là 2 mũi nhọn phát triển ngành thủy sản từ nay đến năm 2030, nên lĩnh vực chế biến phế phụ phẩm có nguồn nguyên liệu dồi dào và ổn định với sản lượng hàng triệu tấn. Việt Nam đã tham gia vào các tổ chức khu vực và thế giới như ASEAN, APEC, WTO và đã ký 13 Hiệp định thương mại tự do với các nước. Nhu cầu thủy sản của thị trường thế giới đặc biệt lớn như Trung Quốc, Mỹ, EU và xu hướng ngày càng tăng.

Thị trường nội địa có nhu cầu tiêu dùng sản phẩm từ chế biến phế phụ phẩm ngày càng tăng cả về số lượng và đòi hỏi cao về chất lượng. Quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước, việc sử dụng các sản phẩm chế biến từ phế phụ phẩm dần được người tiêu dùng chấp nhận với hệ thống thương mại siêu thị phát triển.

Các doanh nghiệp Việt Nam có cơ hội tiếp thu khoa học công nghệ hiện đại, kỹ thuật tiên tiến từ các nước phát triển, tranh thủ được vốn đầu tư nước ngoài và các nguồn lực quan trọng khác để đầu tư chế biến sâu, tinh phế phế phụ phẩm thủy sản thành sản phẩm cao cấp. Phát huy được những điểm mạnh về lợi thế so sánh của tôm nước lợ và cá tra. Tốc độ phát triển ngành hàng 3-5%/năm, đặc biệt ở những vùng trọng điểm như ĐBSCL, Đông Nam Bộ; có nhiều trang trại nuôi tôm và cá tra lớn.

Thực tế, trên 750 cơ sở quy mô công nghiệp có đủ năng lực chế biến các loại thủy sản khác nhau; nhiều doanh nghiệp đã đầu tư công nghệ tiên tiến chế biến sâu sản phẩm tôm và cá tra tạo giá trị gia tăng cao. Đã hình thành hệ thống phân phối, tiêu thụ phế phụ phẩm để tạo ra các sản phẩm phong phú. Lượng phế phụ phẩm có tiềm năng lớn và ngày càng tăng, việc tái chế sẽ nâng cao giá trị sản phẩm. Tái sử dụng phế phẩm còn giảm phát khí thải nhà kính, bảo vệ môi trường, góp phần hướng tới một nền kinh tế xanh và bền vững.

Thách thức

Ngành chế biến phế phục phẩm tôm và cá tra cũng đang đối diện nhiều thách thức. 

Trước triên là những điểm yếu của nội tại ngành. Ngoài khu vực ĐBSCL ra, còn các khu vực khác của đất nước thì quy mô sản xuất tôm, cá còn nhỏ lẻ, chưa thật sự hình thành một ngành theo hướng hiện đại. Cơ sở hạ tầng logistics phục vụ cho sản xuất, chế biến và phân phối lưu thông phế phụ phẩm tôm và cá tra còn thiếu và yếu, chưa đáp ứng yêu cầu phát triển, chi phí dịch vụ cao nên giá bán cao, hao hụt lớn, chất lượng giảm nhanh.

Cơ sở chế biến phế phụ phẩm phần lớn quy mô nhỏ và vừa, nguồn vốn hạn hẹp nên năng lực cạnh tranh thấp. Các nguồn lực khác (công nghệ, nhân lực, năng lực quản trị và hội nhập) còn kém đã hạn chế đến quá trình đầu tư chuyển đổi cơ cấu sản phẩm, hiệu quả thấp. Thiếu chiến lược phát triển nên đầu tư còn dàn trải.

Phế phụ phẩm tôm và cá tra rất dễ hỏng do hàm lượng protein và mỡ cao cần chế biến trong thời gian ngắn. Khối lượng lại cồng kềnh, cần diện tích trữ lớn để thu gom. Hàm lượng nước cao gây khó khăn trong vận chuyển, bảo quản. Giá đầu ra của sản phẩm nhìn chung biến động lớn và không ổn định.

Còn có những thách thức về tư duy, quản lý và cạnh tranh. Nhận thức chung của cộng đồng (kể cả doanh nghiệp) chưa cao, phần đông vẫn xem phế phụ phẩm là thứ thải loại, có giá trị thấp nên chưa quan tâm đầu tư. Trong lúc, tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm với mặt hàng phế phụ phẩm chế biến của thị trường ngày càng cao, khắt khe và phức tạp, đặc biệt là thị trường nước ngoài. Khi thị trường mở rộng, các công ty của nước ngoài cũng sẽ có cơ hội thuận lợi thâm nhập thị trường trong nước, đòi hỏi doanh nghiệp Việt Nam phải nâng cao năng lực cạnh tranh để đối phó với nguy cơ mất thị trường trên sân nhà.

Không thể không kể đến khó khăn về khách quan mà lớn nhất là biến đổi khí hậu. Việt Nam là 1 trong 5 quốc gia chịu ảnh hưởng lớn của biến đổi khí hậu, đe dọa sản xuất thủy sản, ảnh hưởng lớn đến nguyên liệu phục vụ chế biến.

Những thách thức này kỳ vọng sẽ được hóa giải trong nỗ lực phát huy các cơ hội khai thác tiềm năng thế mạnh, đem lại lợi ích to lớn.

Đăng ngày 22/07/2024
Sáu Nghệ @sau-nghe
Góc nhìn

Sản xuất giống thủy sản nước ngọt đa loài và mô hình nuôi

Thực hiện chủ trương giảm khai thác, tăng nuôi trồng, việc nghiên cứu sản xuất giống đa loài với các mô hình nuôi có vai trò quan trọng và nhiều năm qua được chú trọng đã đạt thành tựu đáng ghi nhận. Sau đây xin giới thiệu kết quả ở Trường Thủy sản thuộc Trường Đại học Cần Thơ qua thống kê của PGS.TS Phạm Thanh Liêm.

Nuôi cá tra
• 10:54 20/12/2024

Nuôi trồng thủy sản đối mặt 9 vấn đề

Số liệu của Cục Thủy sản, năm 2024, thủy sản ước đạt 9,2 triệu tấn, tăng 2% so với năm ngoái. Trong đó, nuôi trồng tăng 4% đạt 5,4 triệu tấn đã cao hơn hẳn khai thác chỉ 3,8 triệu tấn, cho thấy ngành đi đúng hướng tăng nuôi trồng, giảm khai thác. Tuy nhiên, nuôi trồng để phát triển bền vững cần ưu tiên giải quyết 9 vấn đề đang đối mặt.

Ao nuôi tôm
• 14:03 17/12/2024

Hiệp hội Cá tra kiến nghị 6 giải pháp phát triển

Giá cá tra nguyên liệu ở một số địa phương ĐBSCL đang tăng lên 29.000-30.000 đồng/kg giúp người nuôi có lời. Tuy nhiên, nhiều tháng qua giá bán chỉ 27.000 – 28.000 đồng/kg (cỡ 0,75 – 0,95 kg/con) trong lúc giá thành sản xuất 26.000 – 27.000 đồng/kg khiến bất ổn kéo dài nên Hiệp hội Cá tra Việt Nam vừa kiến nghị 6 giải pháp để phát triển bền vững.

Cá tra
• 09:54 11/12/2024

Tôm giống còn nhiều tồn tại và giải pháp khắc phục

Ngày 31/10/2024, báo cáo của Cục Thủy sản cho biết, hoạt động sản xuất tôm giống còn nhiều tồn tại, cần các giải pháp khắc phục trong những tháng cuối năm 2024 và cả năm 2025 để đạt mục tiêu đủ tôm giống tăng trưởng nhanh, chống chịu với điều kiện môi trường và sạch bệnh/kháng bệnh.

Tôm giống
• 11:17 09/12/2024

Tình hình sản xuất tôm của các tỉnh miền Tây vào cận dịp tết

Với sự phục hồi của giá tôm nguyên liệu trong những tháng cuối năm 2024, ngành nuôi tôm ở các tỉnh miền Tây như Bạc Liêu, Cà Mau, Sóc Trăng đang chuẩn bị một mùa Tết đầy hy vọng.

Tôm thẻ
• 06:02 27/12/2024

Chẩn đoán đúng bệnh, điều trị đúng thuốc: Kháng sinh đồ cho tôm cá

Sự gia tăng các vấn đề dịch bệnh đã khiến nhiều hộ nuôi đối mặt với những tác động nặng nề. Bạn đã bao giờ tự hỏi liệu mình có đang sử dụng kháng sinh một cách hiệu quả hay không? Làm thế nào để đảm bảo rằng các loại thuốc mà bạn đang dùng thực sự phù hợp với tác nhân gây bệnh? Câu trả lời chính là kháng sinh đồ. Nhưng liệu bạn đã hiểu đúng cách đọc và áp dụng kháng sinh đồ để tối ưu hóa quy trình điều trị chưa?

Đĩa khuẩn
• 06:02 27/12/2024

Tiềm năng của cá cảnh trong thị trường xuất khẩu

Ngành nuôi trồng thủy sản không chỉ tập trung vào tôm, cá nuôi thương phẩm mà còn bao gồm cả ngành cá cảnh, một lĩnh vực đang ngày càng khẳng định vị thế trên thị trường quốc tế. Với sự phát triển của công nghệ nuôi trồng và nhu cầu ngày càng tăng từ các thị trường lớn, cá cảnh đã trở thành một sản phẩm xuất khẩu đầy tiềm năng.

Cá cảnh
• 06:02 27/12/2024

Câu chuyện thành công trong nuôi tôm

Những ngày gần đây, bà con nông dân nuôi tôm ở các tỉnh miền Tây Nam Bộ đang thu được những thành công lớn từ mô hình nuôi tôm kết hợp với trồng lúa, đặc biệt là khi giá tôm đạt mức kỷ lục. Những câu chuyện thành công từ các mô hình nuôi tôm, đặc biệt là ở Kiên Giang và Cà Mau, đang được chia sẻ rộng rãi và tạo động lực lớn cho người dân trong khu vực và trên cả nước.

Tôm thẻ chân trắng
• 06:02 27/12/2024

Phân tích tác động kinh tế và môi trường của việc loại bỏ kháng sinh

Kháng sinh đã được sử dụng phổ biến để phòng và điều trị bệnh cho vật nuôi, từ đó nâng cao năng suất và giảm rủi ro dịch bệnh. Tuy nhiên, việc lạm dụng kháng sinh đã dẫn đến nhiều vấn đề nghiêm trọng, bao gồm nguy cơ kháng kháng sinh, ô nhiễm môi trường, và ảnh hưởng đến sức khỏe con người.

Tôm thẻ
• 06:02 27/12/2024
Some text some message..