Tiềm năng nuôi lươn đồng kết hợp với rau ngổ theo hệ thống Aquaponic

Lươn đồng là một trong những loại thủy sản có giá trị kinh tế cao, đem lại nguồn thu nhập đáng kể cho người nuôi, chi phí đầu tư ít và có thể tận dụng ao hồ sẵn có.

Lươn đồng
Lươn đồng là một trong những loại thủy sản có giá trị kinh tế cao. Ảnh: Aquaculture

Tuy nhiên, do nhu cầu thị trường, người nuôi thường nuôi với mật độ cao làm cho môi trường nước ô nhiễm và thay nước hơn 300% hàng ngày đang là vấn đề của nghề nuôi lươn. Vì vậy, việc áp dụng các mô  hình, công  nghệ nuôi mới giúp cải thiện năng suất nuôi và đem lại lợi nhuận là cần thiết.

Nghiên cứu của Tôn Thị Hồng Thắm và ctv., 2021 đã cho thấy áp dụng mô hình mới trong nuôi lươn đã giảm thiểu được tình trạng thay nước, góp phần giảm ô nhiễm nitrogen trong môi trường và nâng cao năng suất nuôi lươn hạn chế tốn công đồng thời giảm thiểu được những mầm bệnh nguy hiểm trong nuôi lươn.

Thí nghiệm được bố trí ngẫu nhiên gồm 3 nghiệm thức (NT) với 3 hình thức nuôi khác nhau trong vòng 90 ngày gồm:  

1) Kết hợp gián tiếp bằng cách hàng tuần sử dụng 100% nước từ bể lươn cung cấp cho bể rau (NT1_lươn, rau).

2) Kết hợp trực tiếp lươn với rau trong cùng một bể (NT2_lươn+rau).

3) Nuôi lươn kết hợp rau theo hệ thống aquaponic (NT3_lươn, rau).

Rau ngổMô hình thí nghiệm

- A: rau ngổ được trồng từ nước nuôi lươn (NT1)

- B: rau ngổ trồng trong cùng bể với lươn (NT2)

- C, D: rau ngổ trồng trong hệ thống aquaponic (NT3)

Kết quả cho thấy các chỉ tiêu môi trường TAN (0,25-7,41mg/L), NO2-(0,27-1,91 mg/L), NO3-(31,28-57,69 mg/L), PO43-(8,54-9,83 mg/L), trong đó NT3 luôn thấp và ổn định hơn các NT còn lại. Trong thời gian thí nghiệm nitrite ở nghiệm thức 2 và ở bể rau của NT1 luôn có sự dao động lớn và cao hơn các NT còn lại. Ngược lại, nitrite ở NT3 là thấp nhất và luôn ổn định trong suốt thời gian thí nghiệm. Kết quả này cho thấy nitrite được chuyển  hóa  thành  nitrate  trong nghiệm thức 3.

Chỉ tiêu thủy hóaBiến động các chỉ tiêu thủy hóa trong quá trình thí nghiệm

- A: tổng đạm amon

- B: nitrite

- C: nitrate và D: phosphate

Tăng trưởng của lươn cao nhất là ở nghiệm thức 2, nhưng không khác biệt với lươn ở nghiệm thức aquaponic-NT3 tương ứng là 0,124 g/ngày và 0,011 cm/ngày, sinh khối rau ngổ cao nhất là nghiệm thức aquaponic là 3,4 kg/m2.

Bên cạnh đó chất lượng nước của bể nuôi lươn và năng suất rau tốt nhất là ở NT3 aquaponic. Nguyên nhân có thể do ở NT3 rau hấp thu đầy đủ dinh dưỡng có trong môi trường qua quá trình chuyển hóa vật chất dinh dưỡng từ nước bể lươn nhờ hệ thống lọc sinh học, ngược lại đối với NT2 rau được trồng chung với lươn, do tập tính lươn là sống chui rúc, cuộn vào rau và hay trườn lên sàn trồng rau vào ban đên nên thân rau ngập hoàn toàn trong nước làm các chồi không phát triển được (đặc biệt là sau mỗi lần thu hoạch) dẫn đến hư thân rau nên năng suất không cao. Trong khi đó, rau ở NT1 phát triển không tốt có thể do hàm lượng dinh dưỡng trong bể không ổn định đặc biệt là TAN và nitrite luôn cao.

Kết quả từ nghiên cứu cho thấy tiềm năng nuôi kết hợp lươn và rau ngổ theo hệ thống tuần hoàn aquaponic đã giúp cải thiện chất lượng môi trường nước nuôi lươn và cải thiện tốc độ tăng trưởng của lươn và năng suất rau ngổ. Đồng thời, rau ngổ là một loài thủy sinh có giá trị dinh dưỡng và dược học cao, đặc biệt dễ trồng có thể giâm ngọn trên đất hoặc bè nổi bên sông, rạch hay ao hồ, do đó rau ngổ có thể được xem là đối tượng có tiềm năng rất lớn và phù hợp để phát triển mô hình aquaponic. Vì vậy việc nghiên cứu phương pháp tối ưu trong nuôi lươn kết hợp trồng rau ngổ là tối ưu nhằm tiết kiệm chi phí, đa dạng mô hình nuôi, giảm ô nhiễm môi trường và tăng năng suất  trong mô hình nuôi lươn bền vững.

Theo Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ

Đăng ngày 17/08/2023
Minh Minh @minh-minh
Khoa học

Liệu công nghệ có thật sự cần thiết trong thủy sản

Công nghệ đóng vai trò rất quan trọng trong nuôi tôm hiện nay, đặc biệt là đối với các mô hình nuôi thâm canh và siêu thâm canh. Nếu áp dụng công nghệ tiên tiến mang lại nhiều lợi ích thiết thực, giúp tăng năng suất, mang lại hiệu quả kinh tế cho người nuôi tôm.

Ao nuôi công nghê
• 10:05 22/04/2024

Các công nghệ đếm con giống hiệu quả bạn nên biết

Trong ngành nuôi tôm, việc đếm số lượng tôm giống có vai trò vô cùng quan trọng, bởi sự thiếu sót hoặc dư thừa đều có thể gây tổn thất kinh tế đối với cả người bán và người mua. Cũng như điều này gây ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu suất sản xuất trong tương lai.

Đếm con giống
• 08:00 15/04/2024

Mô hình nuôi tôm càng xanh toàn cái

Trong ngành nuôi tôm hiện đại, việc tối ưu hóa quy trình nuôi trồng không chỉ là một mục tiêu mà còn là một thách thức. Trong số các mô hình nuôi phổ biến, mô hình nuôi tôm toàn cái đang thu hút sự chú ý đặc biệt của các nhà nghiên cứu và nhà nuôi.

Tôm càng xanh
• 09:55 11/04/2024

Môi trường dinh dưỡng và chu kỳ chiếu sáng đến sự phát triển của tảo

Tảo là nguồn thức ăn tự nhiên không thể thiếu trong tất cả các giai đoạn sinh trưởng của động vật thân mềm hai mảnh vỏ, giai đoạn ấu trùng của một số loài giáp xác và cá. Đồng thời chúng còn là nguồn thức ăn của động vật phù du, những đối tượng này lại được sử dụng làm thức ăn cho giai đoạn ấu trùng của giáp xác và cá.

Nuôi tảo
• 10:43 05/04/2024

Thả giống thực hiện mô hình nuôi thương phẩm tôm thẻ ứng dụng công nghệ Semi-Biofloc

Thực hiện Chương trình Khuyến nông năm 2024, Trung tâm Khuyến nông Bình Định đã triển khai mô hình Nuôi thương phẩm tôm thẻ chân trắng bán thâm canh – thâm canh hai giai đoạn ứng dụng công nghệ Semi-Biofloc trên ao nuôi diện tích 1.000 m2 của ông Phạm Xuân Phương, thôn Đức Phổ 1, xã Cát Minh, huyện Phù Cát, Bình Định

Thả tôm giống
• 03:51 30/04/2024

Săn lùng loài ốc “ hoàng hậu” với giá đắt đỏ

Những năm gần đây, ốc hoàng hậu khá nổi tiếng bởi thịt thơm ngon, được giới nhà giàu săn lùng mua dù có giá đắt đỏ lên tới hàng triệu đồng. Tuy vậy chúng cũng khá khan hiếm, muốn thưởng thức loại ốc nữ hoàng này, khách thường phải đặt trước.

Ốc hoàng hậu
• 03:51 30/04/2024

Nên chọn loại quạt nước nào cho ao nuôi tôm?

Chất lượng nước luôn là mối quan tâm hàng đầu trong ngành nuôi trồng thủy sản nhất là nuôi tôm thâm canh. Trong đó, nồng độ oxy hòa tan (DO) đóng vai trò thiết yếu trong việc đảm bảo môi trường sống lý tưởng cho tôm cá.

Ao tôm
• 03:51 30/04/2024

Ảnh hưởng khi độ mặn thay đổi lên sự phát triển của tôm

Trong nuôi tôm, độ mặn đóng vai trò quan trọng trong việc xác định hiệu suất sản xuất, đặc biệt trong giai đoạn đặc biệt là trong giai đoạn nuôi tôm giống, sự thay đổi đột ngột về độ mặn có thể ảnh hưởng đáng kể đến quá trình tồn tại, sinh trưởng, phát triển và duy trì các chức năng sinh học của tôm. Do đó, cần phải xác định ngưỡng độ mặn trong phạm vi phù hợp để đảm bảo sự phát triển của tôm. Qua bài viết này, Tép Bạc sẽ điểm tầm quan trọng của độ mặn và mức độ ảnh hưởng khi độ mặn thay đổi trong ao tôm.

Đo độ mặn
• 03:51 30/04/2024

Tối ưu hiệu quả nuôi trồng với Chlorine AQUA - ORG cùng Plasma

Trong nuôi trồng thủy sản, việc duy trì môi trường nước đảm bảo sạch, loại bỏ các mầm bệnh ngoại lai, tảo độc,… là yếu tố được người nuôi lưu ý hàng đầu. Từ trước đến nay, người nuôi vẫn có nhiều phương pháp khác nhau để giải quyết vấn đề này. Trong số đó, sử dụng Chlorine vẫn được xem là lựa chọn tối ưu về hiệu quả và chi phí và được áp dụng nhiều nhất.

Chlorine AQUA - ORG
• 03:51 30/04/2024