Tiềm năng phát triển nuôi biển Khánh Hòa

Sau nhiều thử nghiệm, đến nay, mô hình nuôi cá biển quy mô công nghiệp tại vịnh Vân Phong đã cho hiệu quả rõ rệt. Ngành Thủy sản tỉnh Khánh Hòa đang tìm cách để phát triển nghề nuôi biển quy mô công nghiệp trên địa bàn.

Tiềm năng phát triển nuôi biển Khánh Hòa
Thu hoạch cá chim vây vàng thương phẩm tại trang trại của Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản I.

Thành công của một trang trại

Được triển khai từ năm 2012, trang trại trình diễn nuôi cá biển quy mô công nghiệp của Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản I tại vịnh Vân Phong đã mở ra sự phát triển bền vững mô hình nuôi cá chim vây vàng quy mô công nghiệp tại Khánh Hòa. Với quy mô 10ha mặt nước và 1.000m3 mặt đất, đây là trang trại nuôi cá biển quy mô công nghiệp đầu tiên của cả nước được công nhận đạt tiêu chuẩn VietGAP. Về lồng nuôi, trang trại sử dụng công nghệ lồng nhựa HDPE của Na Uy được thiết kế có thể chịu được bão cấp 11. Trên thực tế, cơn bão số 12 cuối năm 2017 càn quét qua vịnh Vân Phong nhưng toàn bộ trang trại vẫn an toàn. Hiện nay, trang trại đang sử dụng 20 lồng tròn (chu vi 60m, thể tích 2.400m3) để nuôi cá thương phẩm; 22 lồng vuông (kích thước 5m x 5m x 5m) để lưu giữ cá bố mẹ, ương cá giống nhỏ lên cá giống lớn.

Từ năm 2019, trang trại bắt đầu hoạt động ổn định với sản lượng hơn 200 tấn cá thương phẩm (kích cỡ 0,5 - 1kg/con), mỗi vụ nuôi 8 - 10 tháng, doanh thu đạt khoảng 25 tỷ đồng/vụ. Qua quá trình nghiên cứu, thí điểm thành công, đến nay, Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản I đã làm chủ được công nghệ sản xuất giống, nuôi thương phẩm, thu hoạch, bảo quản sau thu hoạch và vận chuyển đối với cá chim vây vàng. Về thị trường tiêu thụ, hiện nay, 50% lượng cá thương phẩm được xuất khẩu sang Mỹ và Trung Đông, 50% còn lại được tiêu thụ nội địa.

Bà Phan Thị Vân - Viện trưởng Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản I cho hay: “Từ khi thành lập đến nay, trang trại đã từng bước khẳng định được vai trò trong việc thúc đẩy phát triển nghề nuôi biển quy mô công nghiệp tại Khánh Hòa nói riêng và các tỉnh duyên hải nói chung. Với việc làm chủ công nghệ nuôi, chúng tôi đã sẵn sàng nhân rộng mô hình này đến ngư dân”.

nuôi cá, nuôi cá biển, nuôi biển, nuôi cá chim vây vàng, nuôi cá lồng, ngành nuôi biển

Một góc trang trại nuôi cá biển quy mô công nghiệp của Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản I tại vịnh Vân Phong.

3 vùng trọng điểm để phát triển nuôi biển

Lâu nay, Khánh Hòa vẫn được xác định là trung tâm nuôi biển của cả nước, toàn tỉnh hiện có 57.260 lồng nuôi tôm hùm, hơn 9.000 lồng nuôi cá biển và 20 đăng lồng nuôi ốc hương. Hầu hết các hộ nuôi đang ứng dụng công nghệ nuôi cũ, manh mún, với lồng nuôi làm từ vật liệu gỗ truyền thống. Về phát triển nuôi biển quy mô công nghiệp, ngoài trang trại của Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản I, tại Khánh Hòa còn có trang trại của Công ty TNHH Thủy sản AUSTRALIS cũng đang rất thành công khi nuôi cá biển với quy mô công nghiệp, sản lượng trung bình khoảng 2.000 - 2.500 tấn/năm.

Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Xuân Cường: Hiện nay, đề án phát triển nuôi hải sản đang được hoàn thiện để trình Chính phủ xem xét, phê duyệt. Tới đây, ngoài các chính sách chung của Trung ương, từng địa phương cần căn cứ vào quy hoạch cụ thể của mình để xây dựng thêm những chính sách cụ thể để phát triển nuôi xa.

Ông Lê Tấn Bản - Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT) cho hay: “Để phát triển nuôi biển, tỉnh đã xác định 3 vùng trọng điểm để phát triển gắn với 3 vịnh biển Vân Phong, Cam Ranh và Nha Trang, vừa phục vụ nhu cầu tại chỗ, vừa phục vụ khách du lịch và xuất khẩu. Lĩnh vực nuôi biển của tỉnh đang tập trung vào các đối tượng chủ lực như: tôm hùm, với sản lượng khoảng 1.500 tấn/năm và các loại cá như: bớp, chẽm, chim vây vàng, với sản lượng khoảng 8.000 tấn/năm. Vấn đề hiện nay là ngư dân vẫn nuôi theo quy trình truyền thống, độ rủi ro về môi trường, thiên tai, dịch bệnh rất lớn. Chúng tôi khuyến khích người nuôi chuyển đổi sang nuôi biển với quy mô công nghiệp, sử dụng công nghệ lồng HDPE theo kiểu Na Uy nhưng sản xuất tại Việt Nam (độ bền đến 50 năm, giá thành thấp hơn khoảng 50% so với nhập khẩu từ Na Uy) như Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản I đang ứng dụng. Hiện nay, Chi cục Thủy sản cũng đang xây dựng 1 mô hình nuôi biển quy mô công nghiệp sử dụng công nghệ lồng Na Uy để thí điểm, chuyển giao cho ngư dân trong tỉnh”.

Các vùng nuôi hải sản lồng bè đã được UBND tỉnh quy hoạch gắn liền với 3 vịnh Vân Phong, Cam Ranh, Nha Trang, đầm Nha Phu. Đây là những nơi hội tụ nhiều yếu tố thuận lợi cả về chất lượng môi trường nước, độ sâu vùng biển, dịch vụ hậu cần phục vụ nuôi trồng hải sản. Vấn đề đặt ra hiện nay là phải tổ chức lại sản xuất, không để phát triển tự phát, manh mún và nhất thiết phải chuyển đổi dần từ công nghệ nuôi biển truyền thống sử dụng lồng gỗ sang công nghệ nuôi với quy mô công nghiệp, sử dụng lồng nhựa HDPE. Bên cạnh đó, tỉnh cần giải quyết vấn đề quá tải, ô nhiễm môi trường vùng nuôi hiện nay.

Theo Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Xuân Cường, định hướng của ngành Thủy sản là giảm dần sản lượng đánh bắt, tăng dần sản lượng nuôi. Phát triển nuôi biển được xác định là một trong những hướng đi để đưa ngành Thủy sản phát triển bền vững, bởi tiềm năng còn rất lớn. Để chuẩn bị cho chiến lược này, Bộ NN-PTNT đã giao cho các viện, trung tâm nghiên cứu lớn phối hợp với các cơ quan trong nước và hợp tác quốc tế để triển khai những chương trình nghiên cứu khoa học, từng bước triển khai ra thực tế tại các tỉnh duyên hải trong cả nước. Trong chiến lược phát triển nuôi hải sản, Việt Nam chú ý đến chuỗi giá trị chứ không phải sản lượng, phải theo nguyên tắc đó thì mới đảm bảo hiệu quả kinh tế cao nhất, giữ được môi trường, tạo sinh kế bền vững cho người nuôi.

Báo Khánh Hòa
Đăng ngày 16/07/2019
Bích La
Nông thôn

Giới thiệu cho ngư dân về một số thiết bị mới trong khai thác thủy sản

Ngày 24/10/2024, tại phường Hoài Hương (thị xã Hoài Nhơn), Trung tâm Khuyến nông Bình Định tổ chức chương trình gặp gỡ, trao đổi trực tiếp với 70 ngư dân khai thác thủy sản của các phường Hoài Hương, Hoài Thanh và xã Hoài Hải về một số thiết bị mới trong khai thác thủy sản.

Các cơ quan chuyên môn
• 13:55 29/10/2024

Tập trung chuyển giao kỹ thuật nuôi một số loài thủy đặc sản có giá trị kinh tế cao

Trong những năm gần đây, phong trào nuôi cá nước ngọt đã phát triển mạnh ở nhiều địa phương trong tỉnh Bình Định.

Cá điêu hồng
• 10:34 21/10/2024

Nuôi thương phẩm cá điêu hồng trong lồng bè gắn liên kết tiêu thụ sản phẩm

Nhằm tận dụng tiềm năng dồi dào nguồn nước của các hồ chứa thủy lợi, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân.

Nuôi lồng bè
• 15:18 17/10/2024

Khám phá lồng bè nuôi cá chục tỷ ở lòng hồ thủy điện Bản Chát Lai Châu

Lồng bè nuôi cá tại lòng hồ thủy điện Bản Chát, Lai Châu đã trở thành một mô hình kinh tế quy mô lớn và mang lại hiệu quả cao cho người dân địa phương.

Nuôi lồng bè
• 10:38 04/10/2024

Các giải pháp nuôi tôm thương phẩm ứng dụng theo công nghệ Semi-Biofloc

Công nghệ Semi-Biofloc trong nuôi tôm là một phương pháp hiệu quả, giúp nâng cao năng suất và hiệu quả bền vững cho ngành nuôi trồng thủy sản. Sau đây là một số ưu điểm của công nghệ Semi-Biofloc trong nuôi tôm thương phẩm:

Tôm thẻ
• 12:31 05/11/2024

Điều chỉnh lượng và kích thước thức ăn cho tôm qua từng giai đoạn

Quản lý thức ăn là một yếu tố quan trọng giúp người nuôi tối ưu hóa quá trình nuôi tôm và giảm thiểu lãng phí, từ đó mang lại lợi nhuận cao. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ rằng lượng và kích thước thức ăn cần được điều chỉnh qua từng giai đoạn phát triển của tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 12:31 05/11/2024

Sự căng thẳng ở tôm

Căng thẳng ở tôm là một vấn đề quan trọng mà bà con nuôi tôm cần nắm vững để bảo vệ sức khỏe và nâng cao năng suất của đàn tôm. Khi bị căng thẳng, tôm sẽ yếu dần, dễ mắc bệnh và khó phát triển như mong muốn.

Tôm thẻ
• 12:31 05/11/2024

Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến năng suất nuôi thủy sản tại vùng ven biển Việt Nam

Biến đổi khí hậu đang ngày càng ảnh hưởng mạnh đến ngành nuôi trồng thủy sản ven biển Việt Nam, gây ra các hiện tượng thời tiết cực đoan như bão lớn, hạn hán kéo dài, xâm nhập mặn và nhiệt độ nước biển tăng cao trong năm 2023-2024. Những tác động này không chỉ làm suy giảm năng suất và sản lượng thủy sản, mà còn đe dọa sinh kế và an ninh kinh tế của người dân ven biển.

Nuôi trồng thủy sản
• 12:31 05/11/2024

Các loài không mong muốn xuất hiện trong ao nuôi ngày mưa

Những sinh vật này bao gồm các loại cá tạp, côn trùng, giáp xác không mong muốn và vi sinh vật có hại. Việc hiểu rõ những loài không mong muốn này cùng với tác hại và biện pháp kiểm soát sẽ giúp bà con nông dân duy trì môi trường nuôi tôm ổn định và hiệu quả.

Sinh vật phù du
• 12:31 05/11/2024
Some text some message..