Tiền Giang: Tất bật chuẩn bị vụ nuôi tôm nước lợ năm 2016

Hiện nay, nông dân nuôi tôm nước lợ trên địa bàn tỉnh Tiền giang đang tất bật chuẩn bị cải tạo ao đầm, chọn mua tôm giống cho vụ nuôi tôm nước lợ chính vụ năm 2016. Ngành Nông nghiệp tỉnh cũng đang tập trung thực hiện công tác khuyến cáo lịch thời vụ, quan trắc và cảnh báo môi trường, mầm bệnh các vùng nuôi tôm tập trung để chuẩn bị tốt nhất cho vụ tôm nước lợ chính vụ của tỉnh sắp đến.

cải tạo ao nuôi

Chi cục Thủy sản cho biết, căn cứ khung lịch thời vụ thả giống tôm nước lợ năm 2016 của Tổng cục Thủy sản và tình hình thực tế tại địa phương, Sở Nông nghiệp và PTNT đã ban hành Thông báo số 66/TB-SNN&PTNT ngày 13/01/2016 về việc thông báo khuyến cáo thời vụ thả nuôi tôm nước lợ năm 2016. Các đơn vị chức năng cũng đã phối hợp với địa phương tuyên truyền, phổ biến lịch thời vụ đến người nuôi tôm trên địa bàn tỉnh.

Mặt khác, Chi cục Thủy sản đã tăng cường công tác quan trắc, cảnh báo môi trường tại các vùng nuôi tôm trọng điểm ngay từ đầu năm 2016 với tần suất 02 lần/ tháng. Kết quả quan trắc được thông báo trên đài Phát thanh huyện các huyện có nuôi tôm nước lợ, đăng tin trên website Sở Nông nghiệp và PTNT Tiền Giang, đồng thời gửi về Phòng Nông nghiệp và PTNT các huyện để thông báo đến người nuôi tôm trong tỉnh để chủ động trong việc chọn thời điểm thả giống phù hợp.

Chi cục Thủy sản cũng tăng cường công tác nắm thông tin tình hình nuôi tôm nước lợ trên địa bàn tỉnh để kịp thời có giải pháp hỗ trợ khi người nuôi tôm gặp khó khăn. Qua công tác nắm tình hình nuôi tôm nước lợ trên địa bàn tỉnh, cho thấy hiện nay hầu hết người nuôi tôm thâm canh, bán thâm canh trên địa bàn tỉnh đang cải tạo ao đầm chuẩn bị cho vụ nuôi tôm nước lợ chính vụ năm 2016. Tuy nhiên, do giá tôm thẻ chân trắng thương phẩm giảm và thời tiết từ cuối tháng 01 đến đầu tháng 02/2016 chịu ảnh hưởng của không khí lạnh nên người nuôi tôm rất thận trọng trong việc thả giống.

Hiện nay, toàn tỉnh thả nuôi tôm nước lợ trên diện tích 1.941 ha. Trong đó nuôi thâm canh và bán thâm canh là 124,9 ha (chiếm 6,5% trên tổng diện tích nuôi thâm canh, bán thâm canh); diện tích nuôi tôm quảng canh cải tiến là 1.816,1 ha/91,4 triệu giống (chiếm 88,8% trên tổng diện tích nuôi tôm quảng canh cải tiến). Tính đến thời điểm này, diện tích tôm nuôi bị thiệt hại toàn tỉnh là 19,5 ha (chiếm 1% diện tích thả nuôi tôm), trong đó tôm chết có biểu hiệu của bệnh đốm trắng chiếm khoảng 70% diện tích tôm bệnh.

Đối với sản xuất giống, hiện toàn tỉnh chỉ có 02 cơ sở sản xuất giống tôm sú nhưng đến nay các các trại tôm giống này chưa hoạt động. Do tôm giống trên địa bàn tỉnh rất hạn chế nên người nuôi tôm chủ yếu tự đi bắt giống ở các tỉnh khác như Vũng Tàu, Ninh Thuận, Bình Thuận, Cà Mau, Bạc Liêu..., hoặc bắt qua các cơ sở ương dưỡng trong tỉnh. Do chưa đủ động được con giống nên chất lượng tôm giống trên địa bàn tỉnh khó kiểm soát (nhất là đối với giống thả nuôi QCCT), giống thả nuôi chưa qua kiểm dịch còn nhiều, kích cỡ tôm giống còn nhỏ hơn so với quy định.

Theo khuyến cáo thời vụ thả tôm giống nước lợ năm 2016 của Sở Nông nghiệp và PTNT, người nuôi tôm sú thâm canh, bán thâm canh nên thả giống từ tháng 3 đến tháng 10 (dương lịch). Nguyên nhân do thời tiết các tháng còn lại trong năm thường lạnh, không phù hợp với đặc tính sinh học của tôm sú, đồng thời chất lượng con giống thường không tốt. Cần hạn chế thả vào các tháng 4 và 5 (dương lịch) do nắng nóng, dễ phát sinh bệnh hoại tử gan tụy; nếu có thả nuôi trong thời gian này thì phải chăm sóc, quản lý sức khỏe tôm nuôi thật tốt để hạn chế dịch bệnh xảy ra.

Đối với người nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh, thả giống từ tháng 01 đến tháng 3 và từ tháng 6 đến tháng 12 (dương lịch). Thời điểm chuyển mùa vào các tháng 4,5 do nắng nóng, dễ phát sinh bệnh hoại tử gan tụy trên tôm thẻ chân trắng do đó không thả tôm giống. Tuy nhiên, đối với các cơ sở nuôi tôm được trang bị tốt về cơ sở vật chất, có kỹ thuật và nhiều kinh nghiệm trong nuôi tôm có thể thả nuôi trong thời gian này. Lưu ý, đối với tôm sú và tôm thẻ chân trắng thâm canh, bán thâm canh thời gian từ cuối vụ nuôi trước đến khi thả giống cho vụ nuôi sau ít nhất là 02 tháng để tập trung cải tạo ao và cắt giảm mầm bệnh giữa hai vụ nuôi.

Người nuôi tôm quảng canh cải tiến nên thả giống từ tháng 02 đến tháng 08 (một số vùng đảm bảo độ mặn trên 8‰ thì vẫn có thể thả nuôi trong khoảng thời gian tháng 11 và 12). Còn đối với người nuôi theo mô hình luân canh tôm - lúa thả giống từ tháng 01 đến tháng 4; các trường hợp nuôi theo hình thức thu tỉa thả bù cần phải sử dụng con giống cỡ lớn, người nuôi nên ương dưỡng giống trước 01 tháng.

Bộ Nông nghiệp và PTNT cho biết, tình hình sản xuất tôm nước lợ cả nước đang có nhiều dấu hiệu khả quan, giá tôm tăng nhẹ, tình hình tiêu thụ tôm ở các thị trường lớn khá tốt, dự báo thị trường tiêu thụ tôm năm 2016 sáng sủa, cơ hội đang mở ra với người nuôi tôm. Vào thời điểm này, hầu hết các Sở NN&PTNT đang tập trung vào việc triển khai đưa ra các khuyến cáo về thời vụ thả tôm nước lợ năm 2016, theo dõi chặt chẽ diễn biến tình hình nuôi và thực hiện tốt công tác quan trắc môi trường, mầm bệnh để xử lý kịp thời.

Tiền Giang, 11/02/2016
Đăng ngày 12/02/2016
Thành Công
Nuôi trồng

Giải pháp vi sinh giảm thiểu khí độc trong ao nuôi

Các khí thường xuyên xuất hiện trong ao nuôi tôm, đặc biệt khi chất hữu cơ tích tụ và quá trình phân hủy xảy ra mạnh mẽ. Những khí độc này không chỉ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe tôm mà còn làm giảm năng suất nuôi.

Tạt vi sinh
• 10:03 10/01/2025

Xử lý dịch bệnh không dùng kháng sinh trong nuôi tôm

Nuôi tôm là một ngành kinh tế quan trọng, nhưng cũng đầy thách thức khi dịch bệnh thường xuyên xuất hiện, đe dọa năng suất và lợi nhuận của người nuôi.

Tôm thẻ
• 10:49 09/01/2025

Quản lý nguồn nước và cải tạo ao nuôi thích ứng với biến đổi khí hậu

Biến đổi khí hậu đang tạo ra những thách thức lớn đối với ngành nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là trong quản lý nguồn nước và cải tạo ao nuôi. Các hiện tượng thời tiết cực đoan như mưa lớn, hạn hán kéo dài, và nhiệt độ thay đổi thất thường ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường ao nuôi, sức khỏe thủy sản và năng suất sản xuất. Để thích ứng và duy trì sự bền vững, người nuôi cần áp dụng các biện pháp quản lý nguồn nước và cải tạo ao phù hợp với các điều kiện khí hậu mới.

Nuôi
• 09:44 09/01/2025

Nguyên tắc nuôi ghép các loài phù hợp

Nuôi ghép các loài đang trở thành xu hướng phổ biến trong nuôi trồng thủy hải sản hiện đại. Phương pháp này không chỉ giúp tối ưu hóa nguồn lực và diện tích ao hồ, mà còn tăng cường hiệu quả kinh tế, bảo vệ môi trường.

Nuôi ghép
• 10:19 08/01/2025

Lipid sinh học của tôm: Một kho báu dinh dưỡng

Các thành phần lipid trong tôm là cực kỳ phong phú và có thể mang lại lợi ích về sức khỏe. Một bài đánh giá khoa học do các nhà nghiên cứu từ Đại học Democritus công bố đã đi sâu vào thành phần lipid của nhiều loài tôm khác nhau, tập trung vào lợi ích sức khỏe tiềm năng của các hợp chất hoạt tính sinh học của chúng. Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Marine Drugs của MDPI, giải thích cách các lipid này có thể góp phần phòng ngừa và điều trị các bệnh mãn tính, bao gồm các rối loạn tim mạch, tiểu đường, bệnh thoái hóa thần kinh và ung thư.

Lipid
• 08:37 14/01/2025

Cập nhật thị trường thủy sản qua top 6 các website uy tín dưới đây

Trong ngành nuôi trồng và kinh doanh thủy sản, việc cập nhật thông tin giá cả thị trường không chỉ giúp người nông dân đưa ra quyết định hợp lý mà còn hỗ trợ các doanh nghiệp tối ưu hóa hoạt động sản xuất, xuất khẩu. Nhưng làm thế nào để tìm được nguồn thông tin đáng tin cậy? Bài viết này sẽ giới thiệu đến 6 website uy tín nhất giúp bà con dễ dàng cập nhật giá thủy sản mới nhất và chính xác nhất tại Việt Nam.

Tôm thẻ chân trắng
• 08:37 14/01/2025

Xuất khẩu tôm 2024: Hành trình giữ vững vị thế ngành tôm Việt Nam

Năm 2024, ngành tôm Việt Nam vẫn kiên cường duy trì vị thế xuất khẩu mặc dù phải đối mặt với nhiều thách thức. Từ việc phục hồi nhu cầu tại các thị trường lớn đến những chiến lược phát triển bền vững, cùng khám phá hành trình đầy thách thức nhưng cũng đầy tiềm năng của ngành tôm Việt Nam.

Tôm
• 08:37 14/01/2025

Bảo vệ cá nuôi trước thời tiết chuyển biến lạnh

Thời tiết lạnh thường đem đến nhiều thách thức cho việc nuôi cá. Sự thay đổi nhiệt độ đột ngột không chỉ ảnh hưởng đến sự phát triển của cá mà còn tăng nguy cơ nhiễm bệnh. Bài viết này sẽ cung cấp những biện pháp hiệu quả giúp bảo vệ cá nuôi trước thời tiết lạnh.

Cá nuôi
• 08:37 14/01/2025

Các đặc điểm cần lưu ý khi chọn tôm giống

Việc chọn tôm giống chất lượng là bước đầu tiên và quan trọng nhất để đảm bảo thành công. Tôm giống khỏe mạnh sẽ giúp giảm thiểu rủi ro bệnh tật, tăng tỷ lệ sống sót và cải thiện năng suất ao nuôi. Tuy nhiên, để chọn được tôm giống đạt tiêu chuẩn, người nuôi cần nắm rõ một số đặc điểm quan trọng.

Tôm giống
• 08:37 14/01/2025
Some text some message..