Tiền Hải: Phòng, chống rét trong nuôi trồng thủy sản

Trước khuyến cáo của ngành chuyên môn về việc từ nay đến tết Nguyên đán sẽ tiếp tục có các đợt rét đậm, rét hại, gây thiệt hại trong nuôi trồng thủy sản nếu không được phòng, chống tốt, huyện Tiền Hải đã tăng cường hướng dẫn nông dân thực hiện các biện pháp phòng, chống rét, bảo đảm an toàn cho nuôi trồng thủy sản.

Tiền Hải: Phòng, chống rét trong nuôi trồng thủy sản
Hộ nuôi trồng thủy sản huyện Tiền Hải chuyển đối tượng nuôi sang ao có độ sâu ổn định trước khi rét đậm, rét hại tăng cường.

Ông Phạm Văn Vang, Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện cho biết: Diện tích nuôi trồng thủy sản của Tiền Hải đạt 4.877ha, trong đó nước lợ, ngọt đạt 2.924ha. Những ngày qua thời tiết diễn biến bất thường, có rét đậm, rét hại tăng cường, do đó huyện đã tập trung tuyên truyền đến các hộ dân nuôi trồng thủy sản không được chủ quan, lơ là, cần triển khai các biện pháp thiết thực bảo vệ đối với diện tích nuôi trồng. Yêu cầu các địa phương mở các cống lấy nước vào các vùng nuôi trồng thủy sản tạo thuận lợi cho nông dân nâng mực nước ao nuôi thích hợp. Đồng thời, khuyến cáo nông dân khi lấy nước vào ao cần chú trọng xử lý nguồn nước, bảo đảm độ pH tránh tôm, cá, cua bị sốc. Dùng máy sục khí liên tục tạo nguồn lưu thông tăng lượng oxy trong ao. Có chế độ chăm sóc đặc biệt cho giống thủy sản, cho ăn bằng thức ăn đủ chất dinh dưỡng hoặc thức ăn công nghiệp chất lượng cao có bổ sung vitamin C và khoáng chất theo lượng quy định của nhà sản xuất. Đối với cơ sở nuôi thủy sản có điều kiện cần làm khung và che phủ bề mặt ao nuôi bằng nilon sáng màu để chắn gió và khi có ánh nắng sẽ tăng sự hấp thụ năng lượng mặt trời bổ sung nhiệt cho ao nuôi. Một số diện tích nuôi trồng thủy sản gần đến ngày thu hoạch cần di chuyển đối tượng nuôi sang ao có độ sâu quy định. Ngoài ra, các hộ dân nuôi thủy sản cần theo dõi thông tin dự báo thời tiết hàng ngày để có biện pháp chăm sóc, quản lý giống thủy sản cho phù hợp.

Ông Phạm Duy Nghị, Giám đốc HTX SXKD nuôi trồng thủy sản Hải Châu, xã Đông Minh cho biết: Vùng nuôi trồng thủy sản do HTX quản lý trên 130ha, trong đó có 15ha nuôi cá, cua 80ha, còn lại nuôi tôm. Những ngày qua thời tiết diễn biến bất thường, nền nhiệt xuống thấp, do đó HTX đã chú trọng tuyên truyền đến các hộ nuôi thủy sản cần thực hiện phương châm phòng hơn chống, luôn chủ động chuẩn bị các loại vật tư, nguyên vật liệu để phòng, chống rét cho tôm, cá, cua. Khuyến cáo nông dân cần tuân thủ nghiêm hướng dẫn của ngành chuyên môn về xây dựng phương án phòng, chống rét phù hợp, áp dụng các hình thức tăng nhiệt độ cho diện tích ao nuôi bảo đảm cho đối tượng nuôi thủy sản sinh trưởng an toàn. Sản lượng thủy sản chuẩn bị cung cấp cho thị trường tết Nguyên đán Kỷ Hợi 2019 cũng đã được người dân đưa những đối tượng nuôi như cá vược, cá chim, cua, tôm đến vùng nước sâu và diện tích nhỏ để quản lý, chăm sóc tốt hơn bằng cách quây kín bạt, tăng cường khẩu phần ăn có đủ chất dinh dưỡng để bảo đảm cho vật nuôi sinh trưởng tốt. 

Ông Nguyễn Văn Lân, thôn Ngải Châu chia sẻ: Lượng cá vược trong ao nuôi của gia đình tôi với diện tích hơn 1ha sẽ cho thu hoạch vào thời điểm giáp tết Nguyên đán. Cá vược không chịu được rét như một số loài thủy sản khác, do đó, để phòng tránh các đợt rét đậm, rét hại, gia đình đã triển khai các biện pháp chống rét cho cá như tiến hành chuyển cá sang ao có độ sâu hơn, đồng thời dùng bạt che, quây xung quanh ao chắn hướng gió lùa.

Các hộ nuôi trồng thủy sản xã Nam Phú cũng rất tích cực phòng, chống rét đậm, rét hại, bảo vệ diện tích ao nuôi tôm, cua, cá... 

Theo ông Trần Xuân Biên, thôn Thúy Lạc, rút kinh nghiệm từ nhiều vụ trước, đầu vụ gia đình đã tập trung nạo vét, cải tạo 1,5ha ao đủ độ sâu để thả tôm thẻ chân trắng và cá chim trắng. 

Để bảo đảm nguồn cung cấp thực phẩm cho thị trường trong dịp tết Nguyên đán, ông Biên thường xuyên theo dõi tình hình thời tiết qua các phương tiện thông tin đại chúng cũng như tham khảo hướng dẫn các biện pháp phòng, chống rét cho tôm, cá. Chú trọng kiểm tra môi trường nước, bảo đảm yếu tố thích hợp cho diện tích nuôi tôm, cá an toàn khi thời tiết rét đậm, rét hại. Đến thời điểm này, diện tích nuôi tôm, cá của gia đình ông Biên vẫn được bảo vệ an toàn.

Báo Thái Bình
Đăng ngày 18/01/2019
Mạnh Thắng
Kỹ thuật

Ứng dụng của đồng hữu cơ trong nuôi tôm

Đồng hữu cơ được sử dụng rộng rãi trong chăn nuôi. Việc bổ sung đồng hữu cơ trong khẩu phần ăn tác động ở cấp độ tế bào vật nuôi. Hãy cùng tìm hiểu về định nghĩa đồng hữu cơ cũng như các lợi ích của chúng trong nuôi tôm nhé!.

Tôm thẻ chân trắng
• 11:43 08/12/2023

Các bệnh trên cá chình bông

Cá chình bông là một loài cá nước ngọt có giá trị kinh tế cao. Tuy nhiên, giống như các loài cá khác, cá chình bông cũng có thể mắc một số bệnh, ảnh hưởng đến sức khỏe và năng suất nuôi trồng. Bài viết sau đây sẽ cập nhật cho bà con một số loại bệnh dễ mắc nhất trên loài cá này.

Cá chình bông
• 11:30 07/12/2023

Các chất dinh dưỡng cần thiết cho tôm bố mẹ

Trong quá trình nhân giống, tôm bố mẹ cần được chăm sóc và quản lý chế độ dinh dưỡng một cách chặt chẽ. Hôm nay Tép Bạc sẽ nói rõ hơn về các chất dinh dưỡng và một số loại thức ăn mà tôm bố mẹ nên sử dụng qua bài viết dưới đây nhé!.

Tôm sú
• 11:20 07/12/2023

Những sai lầm thường gặp về vi khuẩn Vibrio

Vi khuẩn Vibrio là cái tên quá quen thuộc trong ngành nuôi trồng thủy sản. Tuy nhiên, để có thể hiểu rõ về các loại bệnh mà chúng có thể gây ra trên tôm là hầu như chưa được phổ biến. Bài viết dưới đây sẽ nói cho bạn biết những sai lần về Vibrio thường gặp trên các ao nuôi tôm.

Vi khuẩn Vibrio
• 14:14 05/12/2023

Các loài cây gây hại trong ao tôm cần loại bỏ ngay lập tức

Có một số loài cây gây hại trong ao tôm cần loại bỏ ngay lập tức. Các loài cây này có thể cạnh tranh với tôm cho oxy, thức ăn và ánh sáng. Chúng cũng có thể là nơi trú ngụ của các loài ký sinh trùng và bệnh tật.

Các loài cây gây hại cho ao nuôi
• 05:24 10/12/2023

Ứng dụng của đồng hữu cơ trong nuôi tôm

Đồng hữu cơ được sử dụng rộng rãi trong chăn nuôi. Việc bổ sung đồng hữu cơ trong khẩu phần ăn tác động ở cấp độ tế bào vật nuôi. Hãy cùng tìm hiểu về định nghĩa đồng hữu cơ cũng như các lợi ích của chúng trong nuôi tôm nhé!.

Tôm thẻ chân trắng
• 05:24 10/12/2023

Phân biệt mật mía và mật rỉ đường chỉ trong 1 giây

Mật rỉ đường và mật mía đều là sản phẩm được làm từ cây mía. Tuy có nhiều điểm tương đồng về màu sắc, nhưng nhiều người dễ nhầm lẫn giữa hai loại này. Để hiểu rõ hơn về sự khác biệt giữa mật mía và mật rỉ đường, hãy cùng tìm hiểu thông tin chi tiết trong bài viết này của Tép Bạc.

Mật rỉ đường
• 05:24 10/12/2023

Có nên lạm dụng thuốc tây trong nuôi tôm thẻ?

Hiện nay, bà con nuôi tôm đang truyền miệng nhau hình thức sử dụng thuốc tây (hay còn gọi là thuốc tân dược). Điều đặc biệt đáng nói ở đây là người nuôi không biết các loại thuốc này sử dụng cho tôm có thật sự hiệu quả hay không? Hôm nay hãy cùng Tép Bạc tìm hiểu vấn đề này nhé!

Thuốc tây
• 05:24 10/12/2023

Mối nguy hiểm tiềm ẩn từ đuôi cá đuối

Trong trường hợp cảm nhận được sự nguy hiểm, đe dọa từ con người, một số loài cá đuối thường tự vệ bằng cách tấn công con người bằng nọc độc từ chiếc đuôi của chúng.

Cá đuối
• 05:24 10/12/2023