Tiền Hải - Thái Bình: Ngao chết trắng bãi

Từ ngày 7/8 đến nay, tại 2 xã trọng điểm về nuôi ngao của huyện Tiền Hải là Đông Minh và Nam Thịnh đồng loạt xảy ra tình trạng ngao chết hàng loạt.

Tiền Hải - Thái Bình: Ngao chết trắng bãi
Chủ đầm chán nản trước bãi ngao trắng xoá màu vỏ ngao

Theo người dân ở đây, trận ngao chết lần này có quy mô lớn chỉ thua lần chết ngao năm 2003 xoá sạch diện tích ngao vùng này và được gọi là kỳ “đại tang ngao”.

Ngày 10 và 11/8, tại xã Đông Minh, PV ghi nhận hình ảnh các khu đầm bãi nuôi ngao vẫn bị nhuộm trắng màu của vỏ ngao chết, dù thời điểm ngao bắt đầu chết từ ngày 7/8, người dân đã tiến hành đi nhặt, thu gom vỏ ngao để làm sạch môi tường, hòng cứu vãn lớp ngao còn sống trong lớp cát phía dưới.

Thời điểm đi nhặt vỏ ngao của người dân vùng nuôi ngao phụ thuộc vào thuỷ triều, chủ yếu diễn ra từ 8 giờ tối đến khoảng 4 - 5 giờ sáng ngày hôm sau, khi triều rút.

Ông Trần Minh Tiến, Phó Chủ tịch UBND huyện Tiền Hải cho biết, hiện chưa có thống kê chính xác về con số thiệt hại trong lần ngao chết này, nhưng trong tổng số 1.900 ha nuôi ngao toàn huyện thì đến sáng 10/3 xác định được diện tích xuất hiện ngao chết khoảng 530 ha và chủ yếu xảy ra ở 2 xã có diện tích nuôi ngao lớn nhất huyện là Đông Minh và Nam Thịnh (2 xã này có tổng diện tích nuôi ngao đạt trên 1.500 ha, trong đó Đông Minh ngao chết ở 400 ha, Đông Thịnh ngao chết ở 130 ha). Hiện nay trên địa bàn, diện tích ngao chết chủ yếu là nuôi ngao giống, với mật độ nuôi từ 1000 đến 1.500 con/m2.

ngao chết, bệnh trên ngao, nuôi ngao, nguyên nhân ngao chết

Quá trình phân huỷ của ngao chết có thể gây ô nhiễm cho đầm ngao

Ở các khu vực ngao chết, thiệt hại của nhiều hộ nuôi ngao đã lên tới hàng tỉ đồng. Ông Đinh Hữu Dinh (xóm 5, thôn Minh Châu, xã Đông Minh, huyện Tiền Hải) cho biết, ông có hơn 2 ha nuôi ngao, rà soát cho thấy tổng lượng ngao chết đã chiếm 70%, thiệt hại gần 1 tỉ đồng. "Xót xa vì mất của, nhưng các chủ đầm vẫn phải thuê người nhặt vỏ, xác ngao càng sớm càng tốt để bảo vệ đầm. Công nhặt vỏ ngao vì làm đêm lên tăng đến 300.000 đồng/buổi. Nhiều đầm chết ngao đến nỗi thuê người nhặt cũng khó khăn", ông Dinh nói.

ngao chết, bệnh trên ngao, nuôi ngao, nguyên nhân ngao chết

Nhiều hộ dân ở Đông Minh cho biết, thiệt hại của gia đình mình đã lên tới tiền tỉ. Người dân Tiền Hải trắng đêm nhặt vỏ ngao chết để cứu ngao sống - Ảnh: Hoàng Long

Ông Phạm Văn Vang, Trưởng Phòng Nông nghiệp huyện Tiền Hải xác nhận ở các diện tích ngao chết, thiệt hại cao nhất đạt 70% giá trị, thiệt hại thấp khoảng 30-40% giá trị. Với mỗi ha ngao đạt giá trị khoảng 400-500 triệu đồng, tổng thiệt hại của đợt ngao chết này đối với Tiền Hải lên tới hàng trăm tỉ đồng.

Về nguyên nhân làm ngao chết, Trưởng phòng Nông nghiệp huyện Tiền Hải cho biết hiện Chi cục Thuỷ sản Thái Bình đang xét nghiệm mẫu để kết luận. Tuy nhiên, kinh nghiệm cho thấy lần này ngao chết do sốc nhiệt. "Rà soát cho thấy không có yếu tố ô nhiễm từ nguồn nước. Sau bão số 3 trời liên tục nắng, cộng với triều rút, chỉ đạt 3 con nước vào ngày 7,8,9/8. Nước không vào được các đầm ngao nên ngao ở các bãi cao bị phơi nắng, nóng lên chết. Ngao ở các bãi trung dù có nước nhưng nhiệt độ nước tăng cao nên cũng bị sốc, chết. Hiện tượng này do thời tiết gây ra nên rất khó có phương án cứu vãn", vị trưởng phòng này nhận định.

ngao chết, bệnh trên ngao, nuôi ngao, nguyên nhân ngao chết

Hiện huyện Tiền Hải đang chỉ đạo các vùng nuôi ngao khẩn trương thu gom xác ngao chết, tiến hành vệ sinh đầm bãi để cứu lớp ngao còn lại phía dưới, đặc biệt là để triển khai tiếp vụ nuôi ngao sau.

Theo thông tin từ UBND huyện Tiền Hải tỉnh Thái Bình, cùng với huyện Giao Thuỷ của tỉnh Nam Định là 2 địa phương trọng điểm nuôi ngao của miền Bắc, thường được gọi dưới cái tên "vựa ngao" vì đặc thù có bờ biển trải dài, nhiều cồn bãi, địa hình và thời tiết phù hợp phát triển con ngao. Tiền Hải có tổng số 1.900 ha diện tích nuôi ngao, tập trung chủ yếu ở 2 xã Đông Minh và Nam Thịnh với diện tích khoảng 1.500 ha. Ước tính sản lượng ngao bình quân hàng năm của Tiền Hải đạt 50- 60 nghìn tấn, giá trị nuôi trồng đạt hàng nghìn tỉ đồng, đem lại công việc, thu nhập cho hàng nghìn lao động địa phương. 

Báo Tiền Phong
Đăng ngày 12/08/2019
Hoàng Long
Dịch bệnh

Sự cần thiết của chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản

Những đợt dịch bệnh không chỉ gây thiệt hại nặng nề mà còn ảnh hưởng đến chất lượng và uy tín của sản phẩm thủy sản trên thị trường. Để đối phó với thách thức này, chẩn đoán bệnh học thủy sản đã trở thành một công cụ quan trọng, giúp phát hiện sớm các vấn đề sức khỏe của đàn nuôi, giảm thiểu rủi ro lây lan dịch bệnh và tối ưu hóa quy trình quản lý.

Xét nghiệm tôm
• 16:00 19/11/2024

Tăng cường sản xuất nuôi trồng thủy sản các tháng cuối năm 2024

Trong 9 tháng đầu năm 2024, sản xuất nuôi trồng thuỷ sản của nước ta đã đối mặt với nắng nóng tại miền Trung, khô hạn tại Tây nguyên, xâm nhập mặn tại miền Nam, bão, lũ xảy ra tại các tỉnh phía Bắc.

Tôm thẻ
• 10:44 18/11/2024

Bệnh thường gặp trên cá tra và biện pháp phòng chống

Cục Thủy sản vừa cho biết đặc điểm dịch tễ của một số bệnh thường gặp trên cá tra và biện pháp phòng trị có hiệu quả.

Cá tra
• 10:15 06/11/2024

Thời điểm giao mùa tôm dễ bị bệnh đốm trắng

Thời điểm giao mùa luôn là lúc dễ xảy ra các vấn đề sức khỏe cho tôm, đặc biệt là bệnh đốm trắng - một căn bệnh phổ biến và gây thiệt hại nghiêm trọng cho người nuôi. Bệnh đốm trắng thường xuất hiện vào những thời điểm khí hậu thay đổi thất thường, chẳng hạn như khi mùa mưa bắt đầu hoặc khi trời chuyển sang lạnh.

Tôm đốm trắng
• 09:55 06/11/2024

Chính thức mở bán: "Thực hành Chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản"

Ngành nuôi trồng thủy sản Việt Nam đang cần giải pháp thực tế để vượt qua thách thức cần đối mặt để đạt được sản lượng, chất lượng đáp ứng nhu cầu thị trường lúc này.

Sách Thực hành chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản
• 04:04 26/11/2024

Hạn chế sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản

Hạn chế sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản là một vấn đề quan trọng nhằm bảo vệ sức khỏe cộng đồng và bảo vệ môi trường.

Kháng sinh
• 04:04 26/11/2024

Nâng cao hiệu quả trong khai thác thủy sản

Để nâng cao hiệu quả khai thác thủy sản, cần áp dụng các giải pháp đồng bộ từ việc áp dụng công nghệ tiên tiến đến việc cải thiện quản lý nguồn lợi thủy sản và bảo vệ môi trường.

Thu hoạch thủy sản
• 04:04 26/11/2024

Tạo rào cản cho vi khuẩn hạn chế xâm nhập vào tôm

Một trong những thách thức lớn nhất mà người nuôi phải đối mặt là các bệnh do vi khuẩn gây ra, gây ảnh hưởng đến sức khỏe và năng suất của tôm.

Tôm thẻ
• 04:04 26/11/2024

Xuất khẩu một tháng trở lại tỷ đô sau 27 tháng

Tháng 10/2024, xuất khẩu thủy sản 1,1 tỷ USD, tăng gần 31% so với cùng kỳ năm ngoái và đây là lần đầu tiên sau 27 tháng kể từ tháng 6/2022 đã trở lại mức tỷ đô một tháng. Lũy kế 10 tháng đầu năm 2024 đạt 8,33 tỷ USD, tăng 12% so với cùng kỳ năm ngoái với các mặt hàng chủ lực và các thị trường chính đều tăng.

Tôm thẻ
• 04:04 26/11/2024
Some text some message..