Tiêu chuẩn khắt khe khi nuôi cá hồi vân tại Sapa

Vốn là giống cá ưa môi trường nước lạnh, cá hồi nuôi tại các bể ở Sapa cần đảm bảo những yếu tố khắt khe về nhiệt độ nước, dòng chảy, bể lọc, thức ăn..., để có thể sinh trưởng bình thường.

cái hồi vân Sapa
Các bể nuôi cá hồi tại Sapa được đầu tư theo quy chuẩn khắt khe. Ảnh: Bizmedia.

Ngoài rượu táo mèo, lợn cắp nách, vùng đất Sapa còn ghi điểm với du khách trong và ngoài nước bằng đặc sản cá hồi. Giống cá này có mặt tại xứ sở sương mù từ năm 2005, sau khi được Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản 1 (Bộ thủy sản) thí điểm nuôi thành công. Từ đó, cá hồi trở thành loại cá chủ đạo tại một số khu vực có môi trường nước lạnh ở Sapa như xã Tả Van, xã Bản Khoang.

Cá hồi tại Sapa là cá hồi vân, nhập khẩu từ các nước Bắc Âu như Đan Mạch, Phần Lan. Cá hồi vân chỉ sống ở môi trường nước lạnh, có dòng chảy và ngưỡng nhiệt độ 4-24 độ C. Nếu nhiệt độ vượt ngưỡng trên, cá sẽ bỏ ăn và chết. Do vậy, yếu tố môi trường nước luôn được quan tâm đặc biệt.

Cụ thể, Trung tâm nghiên cứu thủy sản nước lạnh (Viện nghiên cứu thủy sản 1 - Bộ thủy sản) đã hướng dẫn người dân tiến hành xây dựng các hệ thống bể cá nước chảy dưới chân núi. Hệ thống này gồm ống dẫn, bể lọc, bể nuôi cá và bể lắng.

Nước nuôi cá lấy từ Thác Bạc qua các ống dẫn về bể lọc. Tại đây, các tạp chất, sinh vật được loại bỏ để tránh ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của cá. Sau đó, nước từ bể lọc sẽ chảy vào bể cá.

Các bể được thiết kế hình lòng chảo với một đầu cấp và một đầu thoát nước liên tục, tạo ra dòng chảy. Cùng với đó, nước thải của cá sẽ được đi qua một bể lắng để lọc hết các chất cặn bã, tránh gây ô nhiễm môi trường trước khi xả ra ngoài.

Hiện, toàn bộ cá giống và thức ăn đều phải nhập khẩu trực tiếp từ các nước châu Âu như Đan Mạch, Phần Lan... Cụ thể, trứng cá đã thụ tinh được vận chuyển về Sapa, sau đó, ủ từ 1,5 đến 2 tháng trong các bể ở nhiệt độ 8-12 độ C. Cá sau khi nở được ươm giống rồi mới chuyển ra ao nuôi thương phẩm.

Trong giai đoạn nuôi cá thương phẩm, ngoài thức ăn chính là cám công nghiệp có hàm lượng protein trên 50% và hàm lượng lipit thô trên 20%, cá còn được bổ sung muối định kỳ để cung cấp thêm các ion kim loại cần thiết.

Do cá hồi nhạy cảm với thay đổi của thời tiết và môi trường nên việc chăm sóc cần đầu tư kỹ lưỡng. Khi nhiệt độ có dấu hiệu lên cao, toàn bộ ao cá đều được che bằng lưới đen chống nóng.

Về nguồn nước, người nuôi liên tục phải kiểm tra hệ thống đường ống, bể lọc, bể chứa để đảm bảo lượng nước lưu thông ổn định và sạch sẽ. Các bể cá sẽ được vệ sinh định kỳ. Cụ thể, đối với cá nhỏ, người nuôi vệ sinh bể mỗi tuần một lần, với cá lớn, 2-3 ngày tiến hành vệ sinh một lần; dụng cụ cho ăn cũng được phơi khô ráo. Ngoài ra, người lạ cũng bị hạn chế xuất hiện trong khu vực sản xuất để tránh mang theo các yếu tố gây hại, ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng và phát triển của cá.

Chính sự tỉ mỉ, khắt khe trong việc chăm sóc, nuôi thả đã tạo nên những con cá hồi Sapa chất lượng, được đông đảo người tiêu dùng lựa chọn. Đó cũng là lý do khiến cá hồi Sapa luôn ở tình trạng khan hiếm dù sản lượng hàng năm lên đến 300 tấn.

VNExpress
Đăng ngày 18/02/2017
Theo Thu Nga
Nuôi trồng

Tại sao sử dụng men vi sinh trong nuôi tôm không hiệu quả?

Men vi sinh đã và đang được ứng dụng rộng rãi trong nuôi tôm, với mục tiêu cải thiện sức khỏe tôm, phòng ngừa bệnh tật, và tối ưu hóa chất lượng môi trường nuôi. Tuy nhiên, một thực tế đáng tiếc là không phải lúc nào việc sử dụng men vi sinh cũng mang lại kết quả như kỳ vọng.

Men vi sinh
• 09:41 27/11/2024

Tiềm năng phát triển nghề nuôi hải sâm tại Bình Định

Hải sâm hay còn có tên gọi khác là đỉa biển hay sâm biển là một loài động vật biển chuyên ăn các loại xác chết của các loài động vật khác, vì lý do đó nên chúng còn thường được gọi là "Lao công của biển cả".

Hải sâm
• 09:45 26/11/2024

Hạn chế sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản

Hạn chế sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản là một vấn đề quan trọng nhằm bảo vệ sức khỏe cộng đồng và bảo vệ môi trường.

Kháng sinh
• 10:31 25/11/2024

Tạo rào cản cho vi khuẩn hạn chế xâm nhập vào tôm

Một trong những thách thức lớn nhất mà người nuôi phải đối mặt là các bệnh do vi khuẩn gây ra, gây ảnh hưởng đến sức khỏe và năng suất của tôm.

Tôm thẻ
• 10:12 25/11/2024

Bản chất pH ao nuôi tôm và cách xử lý

Các kỹ sư thường tư vấn bà con việc kiểm tra pH đều đặn ngày 2 lần. Tuy nhiên nếu kiểm soát được môi trường tốt, nuôi được tảo có lợi chiếm ưu thế thì pH ao tôm sẽ được ổn định và hạn chế dao động. Việc hiểu bản chất sẽ giúp chúng ta có cái nhìn tổng quan và điều chỉnh pH theo ý muốn của mình được dễ dàng.

pH ao nuôi tôm
• 10:10 27/11/2024

Dấu hiệu tôm bệnh thể hiện ở ruột và gan

Trong quá trình nuôi tôm, bệnh tật là một trong những vấn đề nghiêm trọng ảnh hưởng đến sức khỏe và năng suất của tôm. Một trong những dấu hiệu rõ rệt để nhận biết tôm có bệnh là sự thay đổi bất thường ở gan và ruột. Việc phát hiện sớm những dấu hiệu này giúp người nuôi có thể can thiệp kịp thời, từ đó giảm thiểu thiệt hại và duy trì sự phát triển khỏe mạnh cho tôm.

Gan tôm
• 10:10 27/11/2024

Tại sao sử dụng men vi sinh trong nuôi tôm không hiệu quả?

Men vi sinh đã và đang được ứng dụng rộng rãi trong nuôi tôm, với mục tiêu cải thiện sức khỏe tôm, phòng ngừa bệnh tật, và tối ưu hóa chất lượng môi trường nuôi. Tuy nhiên, một thực tế đáng tiếc là không phải lúc nào việc sử dụng men vi sinh cũng mang lại kết quả như kỳ vọng.

Men vi sinh
• 10:10 27/11/2024

Loài tảo mới làm thức ăn cho cá tôm

Các nhà nghiên cứu Philippines tại Trung tâm Phát triển Thủy sản Đông Nam Á (SEAFDEC/AQD) đang thử nghiệm “tảo spaghetti”, có tên khoa học là Chaetomorpha linum, trong thành phần thức ăn cho cá và tôm nhằm giảm chi phí thức ăn thủy sản.

Tảo
• 10:10 27/11/2024

Thực hư trị bệnh EHP trong nuôi tôm

EHP (Enterocytozoon hepatopenaei) là một loại vi khuẩn ký sinh nội bào gây bệnh nghiêm trọng trên tôm nuôi. Loại vi khuẩn này làm suy giảm khả năng tiêu hóa và tăng trưởng của tôm, dẫn đến thiệt hại kinh tế lớn cho người nuôi.

Tôm bệnh EHP
• 10:10 27/11/2024
Some text some message..