Trong tài liệu chiến lược của Tổ chức Công nghiệp Thủy sản Australia (SIA), châu Á được dự báo sẽ chiếm 70% mức tăng trưởng tiêu dùng trên toàn cầu từ nay đến năm 2030.
Châu Á được cho là động lực chính thúc đẩy nhu cầu toàn cầu khi thu nhập người dân ngày càng tăng, đưa nhiều người trở thành “tầng lớp tiêu thụ" thủy sản. Đến năm 2030, 70% dân số châu Á sẽ thuộc nhóm này, tăng so với 15% vào năm 2000.
Về thương mại, châu Á sẽ chiếm 37% nhập khẩu toàn cầu vào năm 2030, Bắc Mỹ và châu Âu sẽ lần lượt chiếm 15% và 26%.
Về xuất khẩu, châu Á sẽ cung cấp 50% tổng giá trị xuất khẩu toàn cầu vào năm 2030. Trung Quốc, nhà xuất khẩu thủy sản lớn nhất thế giới và là nhà nhập khẩu chính, dự kiến sẽ là yếu tố thúc đẩy phần lớn tăng trưởng nhu cầu của châu Á. Trung Quốc là thị trường chính cho các nhà xuất khẩu bào ngư Úc và cá hồi Đại Tây Dương.
Châu Á sẽ cung cấp 50% tổng giá trị xuất khẩu thủy sản toàn cầu vào năm 2030. Ảnh: The Fish Shop
Giám đốc điều hành SIA Veronica Papacosta cho biết Australia nên tìm cách đa dạng hóa xuất khẩu của mình. Kể từ tháng 11 năm 2021, các nhà xuất khẩu tôm hùm đá đã không thể xuất khẩu trực tiếp vào thị trường Trung Quốc vì lý do chính trị (SIA không đề cập trực tiếp đến vấn đề này nhưng đề cập đến "các quy định và yêu cầu nhãn mác nghiêm ngặt" của Trung Quốc).
Do các vấn đề với Trung Quốc của Australia, xuất khẩu tôm hùm đá của nước này đã giảm từ 753 triệu AUD (507,5 triệu USD) trong năm 2018/2019 xuống 381 triệu AUD vào năm 2020/2021.
Theo bà Papacosta, mục tiêu của kế hoạch là tăng xuất khẩu thủy sản của Australia lên 2 tỷ AUD (1,36 tỷ USD) vào năm 2030. Để đạt được điều này, Australia sẽ tăng xuất khẩu thủy sản.
Bà cũng cho biết thêm các mục tiêu khác là tăng số lượng và năng lực của các doanh nghiệp xuất khẩu, tăng truyền thông và phát triển sự hiện diện của thương hiệu thủy sản Australia trên trường quốc tế.