Tìm cách bảo tồn giống ếch khổng lồ Titicaca

Ngày 26-7, Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Bolivia cho hay một nhóm các nhà khoa học của một số quốc gia Nam Mỹ đang tìm cách tăng cường hoạt động nghiên cứu và bảo tồn loài ếch khổng lồ có tên khoa học là Telmatobius culeus, sống tại hồ Titicaca nằm giữa Bolivia và Peru.

Ếch khổng lồ
Ếch khổng lồ có tên khoa học là Telmatobius culeus, sống tại hồ Titicaca nằm giữa Bolivia và Peru.

Tại Mỹ Latinh, vào tháng tới nhóm nghiên cứu bao gồm các nhà khoa học từ Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Bolivia,  Đại học Cayetano Heredia (Peru), Bảo tàng Động vật học Ecuador, và Bảo tàng Khoa học Tự nhiên Denver (Mỹ) sẽ có kế hoạch nghiên cứu thực địa hồ Titicaca, một trong những hồ nước ngọt cao nhất thế giới với độ cao khoảng 3.800 mét trên mực nước biển.

Các chuyên gia sẽ theo dõi và cập nhập dữ liệu về tình trạng phân bố, số lượng cá thể, các đặc điểm của môi trường sống và các mối đe dọa chính đối với loài ếch khổng lồ Titicaca; đồng thời triển khai thực hiện một nghiên cứu tìm hiểu mối quan hệ của loài ếch này với các loài lưỡng cư khác có chung môi trường sống.

Dự kiến kết quả nghiên cứu sẽ được công bố vào tháng 2 năm sau. Những thông tin về loài ếch này sẽ được sử dụng cho việc thực hiện kế hoạch bảo tồn, được ký vào năm 2018 giữa chính phủ hai nước Bolivia và Peru.

Ếch Titicaca là loài ếch nước ngọt lớn nhất thế giới, với chiều dài trung bình 14cm và thậm chí có cá thể đạt tới chiều dài 50 cm. Loài này được xếp loại “Nguy cấp nghiêm trọng” ở cả Bolivia và Peru và nằm trong nhóm có “Nguy cơ tuyệt chủng” theo phân loại của Liên minh bảo tồn thiên nhiên quốc tế (IUCN). Loài ếch này đang đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng do bị con người săn bắt làm thực phẩm, cùng với đó là các nguy cơ từ ô nhiễm môi trường và tình trạng cá hồi du nhập ăn thịt nòng nọc.

Ếch Titicaca sống hoàn toàn dưới nước và chỉ được tìm thấy ở hồ Titicaca và con sông chảy vào hồ này ở Nam Mỹ. Loài ếch này có phổi tiêu giảm, thay vào đó nó có lớp da lớn và nhiều nếp nhăn giúp chúng hô hấp dễ dàng trong môi trường sống ở địa hình cao.

Báo An Giang
Đăng ngày 28/07/2020
Ngọc Tùng
Sinh học

Bản chất kiềm trong ao nuôi tôm

Độ kiềm là tổng lượng các ion bicarbonate (HCO₃⁻), carbonate (CO₃²⁻) và đôi khi hydroxide (OH⁻) trong nước. Các ion này có khả năng trung hòa axit trong nước.

Ảnh bìa
• 10:00 05/12/2024

Vai trò của các thành phần ion đối với sự phát triển của tôm

Để vụ nuôi tôm được thành công thì việc quản lý chất lượng, môi trường nước ao nuôi là một trong những yếu tố chủ chốt không thể bỏ qua, ngoài những thông số chính thì các thành phần ion trong ao cũng đóng vai trò quan trọng không kém đối với sức khỏe và sự tăng trưởng của tôm.

Tôm thẻ
• 10:28 29/11/2024

Sự hỗ trợ nhau ở các bộ phận trên cơ thể tôm

Mỗi bộ phận của tôm, từ vỏ ngoài cứng cáp đến các cơ quan tiêu hóa, hô hấp và bài tiết, đều giữ vai trò riêng biệt nhưng lại không thể hoạt động một cách độc lập. Sự liên kết này giúp tôm bảo vệ bản thân trước các mối nguy, tận dụng dinh dưỡng và duy trì sức khỏe.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:33 13/11/2024

Thị trường đang phát triển thúc đẩy nhu cầu về ngành nuôi trồng rong biển

Theo báo cáo mới, mặc dù nhiều người vẫn không chắc chắn về khả năng và tính lâu dài của việc chiết xuất carbon từ rong biển, nhưng nhiều nghiên cứu cho thấy carbon từ rong biển có tác động đến môi trường thấp hơn so với các sản phẩm truyền thống.

Rong biển
• 14:13 25/09/2023

Lipid sinh học của tôm: Một kho báu dinh dưỡng

Các thành phần lipid trong tôm là cực kỳ phong phú và có thể mang lại lợi ích về sức khỏe. Một bài đánh giá khoa học do các nhà nghiên cứu từ Đại học Democritus công bố đã đi sâu vào thành phần lipid của nhiều loài tôm khác nhau, tập trung vào lợi ích sức khỏe tiềm năng của các hợp chất hoạt tính sinh học của chúng. Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Marine Drugs của MDPI, giải thích cách các lipid này có thể góp phần phòng ngừa và điều trị các bệnh mãn tính, bao gồm các rối loạn tim mạch, tiểu đường, bệnh thoái hóa thần kinh và ung thư.

Lipid
• 02:28 14/01/2025

Cập nhật thị trường thủy sản qua top 6 các website uy tín dưới đây

Trong ngành nuôi trồng và kinh doanh thủy sản, việc cập nhật thông tin giá cả thị trường không chỉ giúp người nông dân đưa ra quyết định hợp lý mà còn hỗ trợ các doanh nghiệp tối ưu hóa hoạt động sản xuất, xuất khẩu. Nhưng làm thế nào để tìm được nguồn thông tin đáng tin cậy? Bài viết này sẽ giới thiệu đến 6 website uy tín nhất giúp bà con dễ dàng cập nhật giá thủy sản mới nhất và chính xác nhất tại Việt Nam.

Tôm thẻ chân trắng
• 02:28 14/01/2025

Xuất khẩu tôm 2024: Hành trình giữ vững vị thế ngành tôm Việt Nam

Năm 2024, ngành tôm Việt Nam vẫn kiên cường duy trì vị thế xuất khẩu mặc dù phải đối mặt với nhiều thách thức. Từ việc phục hồi nhu cầu tại các thị trường lớn đến những chiến lược phát triển bền vững, cùng khám phá hành trình đầy thách thức nhưng cũng đầy tiềm năng của ngành tôm Việt Nam.

Tôm
• 02:28 14/01/2025

Bảo vệ cá nuôi trước thời tiết chuyển biến lạnh

Thời tiết lạnh thường đem đến nhiều thách thức cho việc nuôi cá. Sự thay đổi nhiệt độ đột ngột không chỉ ảnh hưởng đến sự phát triển của cá mà còn tăng nguy cơ nhiễm bệnh. Bài viết này sẽ cung cấp những biện pháp hiệu quả giúp bảo vệ cá nuôi trước thời tiết lạnh.

Cá nuôi
• 02:28 14/01/2025

Các đặc điểm cần lưu ý khi chọn tôm giống

Việc chọn tôm giống chất lượng là bước đầu tiên và quan trọng nhất để đảm bảo thành công. Tôm giống khỏe mạnh sẽ giúp giảm thiểu rủi ro bệnh tật, tăng tỷ lệ sống sót và cải thiện năng suất ao nuôi. Tuy nhiên, để chọn được tôm giống đạt tiêu chuẩn, người nuôi cần nắm rõ một số đặc điểm quan trọng.

Tôm giống
• 02:28 14/01/2025
Some text some message..