Tìm cách cứu ngành cá tra khỏi “hấp hối“

Tại cuộc họp bàn với VASEP để tháo gỡ khó khăn cho ngành cá tra mới đây, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Cao Đức Phát khẳng định: “Ngành cá tra đang hấp hối cần được cấp cứu”.

ca tra dang hap hoi
Ngành cá tra đang lâm vào khủng hoảng. Ảnh: MH

Theo VASEP, 10 tháng đầu năm, xuất khẩu cá tra đạt 1,45 tỷ USD, giảm 2,2% so với cùng kỳ năm 2011. Riêng trong tháng 10, xuất khẩu cá tra đạt 162,8 triệu USD giảm 4,6% so với cùng kỳ. Thị trường nhập khẩu lớn nhất là EU (chiếm gần 25% tỷ trọng xuất khẩu) nhưng lại tiêu thụ chậm do kinh tế khó khăn, khả năng thanh toán kém, khiến xuất khẩu liên tục giảm, giảm 20% so với năm ngoái.

Luẩn quẩn đầu ra

Mối quan hệ giữa người nuôi cá và doanh nghiệp  không có sự gắn kết nữa, hiện tượng người nuôi treo ao xảy ra ngày càng nhiều. Một nông dân ở An Giang than thở: “Người nuôi cá tra có lãi thì mức giá thấp nhất cũng phải 25.000 đồng/kg trong khi đó hiện nay giá cá tra nguyên liệu đang được các doanh nghiệp thu  mua với giá 19.500 đồng/kg. Như vậy mỗi kg cá người nuôi đang lỗ 5.500 đồng/kg. Nhà tôi có ao nuôi cho sản lượng 150 tấn cá, đang phải bán  lỗ khoảng 700-800 triệu đồng. Càng nuôi càng lỗ thì bán đi cho xong”.

Sở dĩ giá cá tra đang xuống thấp vì doanh nghiệp đua nhau giảm giá chào hàng, VASEP đã từng hướng tới quy định giá “sàn” cá tra xuất khẩu 3USD/kg. Tuy nhiên, trong lúc này doanh nghiệp  chỉ bán được cá với giá 2,5 USD/kg, hiện có doanh nghiệp đã chào giá bán 1,8-2,3 USD/kg. Như vậy bình quân mỗi kg cá, doanh nghiệp đang phải chịu lỗ 0,2-0,7 USD. Quá nhiều doanh nghiệp tham gia xuất khẩu nên họ đã cạnh tranh nhau bằng cách tự hạ giá bán dưới giá thành.

Theo số liệu thống kê của Bộ NN&PTNT, tổng sản lượng cá tra vùng ĐBSCL đạt 1,2 triệu tấn/năm mà công suất của các nhà máy chế biến lại lên tới 2,5 tấn/năm. Như vậy cá sản lượng chỉ đáp ứng gần 50% nhu cầu sản xuất. Chính vì vậy, để tồn tại, nhiều doanh nghiệp đã tìm mọi cách để giành giật thị trường, giảm giá bán và nguy hiểm hơn là giảm cả chất lượng sản phẩm. Điều này về lâu dài không những kéo theo sự thua lỗ về tài chính, mà các doanh nghiệp đang dìm lẫn nhau và nghiêm trọng hơn, thương hiệu cá tra Việt Nam sẽ bị đe dọa vì chất lượng không đảm bảo.

Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Cao Đức Phát nhận định: “Bản thân các doanh nghiệp chúng ta cạnh tranh không lành mạnh, dẫn đến tự ta làm khó cho ta.”

Khó tiếp cận vốn ngân hàng

Ông Nguyễn Hữu Dũng, Phó chủ tịch VASEP cảnh báo: “Nhiều doanh nghiệp yếu về tài chính đã  bán tháo sản phẩm nên xuất khẩu quý IV/2012 có thể tăng lượng nhưng thực tế thua lỗ. Sự cạnh tranh không lành mạnh, co kéo thị trường đã đẩy cả doanh nghiệp và nông dân vào vòng thua lỗ, lao đao  trong khi ngân hàng cũng quay lưng với họ”.

Theo ông Dũng, khó khăn của ngành cá tra về thị trường xuất khẩu chỉ là một phần, khó khăn lớn nhất hiện nay của doanh nghiệp, nông dân là thiếu vốn. Bất ổn chính là ở chỗ, trước kia, 70% sản lượng nguyên liệu cá tra là do nông dân nuôi nhưng nay tỷ lệ này thuộc về doanh nghiệp, nhưng những doanh nghiệp này đang bị kẹt vốn, trong khi đó chính sách tín dụng để khuyến khích chuyển đổi sang mô hình này chưa có. Điều này sẽ kéo theo sản lượng bất ổn ngay trong năm 2013.

Theo Ngân hàng Nhà nước, đến tháng 9/2012, đã có trên 38.200 tỷ đồng được chovay để phục vụ nuôi trồng, tiêu thụ cá tra. Dư nợ cho vay đạt trên 20.700 tỷ đồng, tăng 14% so với cuối năm 2011. Tuy trên thực tế,nhiều người nuôi và doanh nghiệp vẫn không tiếp cận được nguồn vốn vay ưu  đãi này.

Ông Dũng cho rằng, các ngân hàng nên tập trung cho các doanh nghiệp và người nông dân vay vốn để nuôi cá tra. Theo ông Minh, số  liệu báo cáo của Ngân hàng Nhà nước là trên 5.900 hộ dân và trên 280 doanh nghiệp sản xuất cá tra đã được vay là hết sức vô lý. Ngân hàng Nhà nước cần phải kiểm tra lại mục đích vay, liệu họ có  đầu tư đúng mục đích.

Chấn chỉnh gấp ngành cá tra

Một lãnh đạo doanh nghiệp cho rằng nguồn vốn phải dành cho những doanh nghiệp ăn nên làm ra, chứ không nên cào bằng. sản phẩm cần  tạo lại niềm tin cho thị trường và xử lý  các doanh nghiệp tham gia sản xuất cá tra mà không có nhà máy.

Để đảm bảo chất lượng cũng như giữ uy tín cho sản phẩm cá tra xuât khẩu, Bộ trưởng Cao Đức Phát cũng chỉ đạo Cục Quản lý chất lượng nông lâm và thuỷ sản sớm xây dựng thông tư quy định về hàm lượng mạ băng, các chất phụ gia tăng trọng… chống tình trạng gian lận, phá giá, góp phần bình ổn thị trườngxuất khẩu cá tra.

Cũng theo Bộ trưởng Phát, Chính phủ đã giao Bộ NN&PTNT xây dựng Đề án tăng cường xúc tiến thương mại đối với cá tra. Bộ đã giao Tổng Cục thủy sản và yêu cầu sớm trình để ban hành thực hiện ngay từ năm 2013.

Bộ trưởng đề nghị Ngân hàng Nhà nước có chỉ đạo để các ngân hàng tiếp tục cho vay đối với các doanh nghiệp xuất khẩu cá tra, theo đó, có cơ cấu phù hợp tăng cho vay trung hạn. Việc cho vay cần được giám sát trực tiếp, xem những doanh nghiệp có nhu cầu vay thực sự và cần được cấp cứu. Ngay sau cuộc họp này Bộ NN&PTNT sẽ có báo cáo gửi Thủ tướng và Chủ tịch nước để xin tháo gỡ.

Pháp Luật VN
Đăng ngày 13/12/2012
Trường Lưu
Kinh tế

Đại diện ngành tôm tham gia vào hội nghị Thủ tướng và doanh nghiệp tư nhân

Việc phát triển ngành tôm luôn đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế thủy sản Việt Nam, không chỉ bởi sản lượng xuất khẩu lớn mà còn bởi giá trị kinh tế và việc làm mà nó mang lại cho hàng triệu người dân ven biển. Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu biến động, hội nghị giữa Thủ tướng và các doanh nghiệp tư nhân ngày 21/9 đã trở thành sự kiện quan trọng, thu hút sự chú ý của nhiều ngành công nghiệp.

Không khí hội nghị
• 10:05 26/09/2024

Nhập khẩu sò điệp Nhật Bản về Việt Nam tăng đột biến

Sò điệp Nhật Bản, một loại hải sản cao cấp, đã trở thành món ăn quen thuộc với những người sành ăn tại Việt Nam. Với hương vị đặc trưng và giá trị dinh dưỡng cao, sò điệp Hokkaido được xem là "tinh hoa từ biển cả" của Nhật Bản. Tuy nhiên, sự gia tăng đột biến trong lượng nhập khẩu sò điệp Nhật Bản vào Việt Nam thời gian gần đây đã tạo ra nhiều biến động trên thị trường. Điều gì đã dẫn đến hiện tượng này và cơ hội nào đang mở ra cho các doanh nghiệp Việt Nam? Cùng khám phá sâu hơn về xu hướng nhập khẩu hải sản Nhật Bản đặc biệt là sò điệp vào Việt Nam và những cơ hội đến thị trường trong nước.

Sò điệp
• 10:20 23/09/2024

Giá tôm toàn cầu tháng 9: Ecuador tăng mạnh, Việt Nam và Thái Lan ổn định

Tin tức thủy sản tháng 9 đã chứng kiến những biến động đáng chú ý trên thị trường tôm toàn cầu. Với sự gia tăng mạnh mẽ về giá tại Ecuador, trong khi giá tôm ở Việt Nam và Thái Lan lại giữ được sự ổn định. Điều này không chỉ phản ánh tình hình cung cầu trong từng quốc gia mà còn ảnh hưởng đến các chuỗi cung ứng toàn cầu.

Tôm thẻ
• 09:48 20/09/2024

Dự đoán giá tôm tăng cao ở size 40 con/kg trở xuống do nghịch vụ

Trong thời gian gần đây, một xu hướng đang dần rõ nét là giá tôm có size 40 con/kg trở xuống có khả năng tăng cao, đặc biệt là do ảnh hưởng của tình trạng nghịch vụ. Nghịch vụ là khi chu kỳ sinh trưởng của tôm và điều kiện thời tiết không khớp với nhu cầu thị trường, dẫn đến sản lượng không đạt yêu cầu.

Thu hoạch tôm
• 09:56 19/09/2024

Tại sao người Nhật ăn cá sống mỗi ngày mà không sợ bị nhiễm ký sinh trùng?

Văn hóa ăn cá sống ở Nhật Bản không chỉ là một nét đặc trưng độc đáo mà còn nổi tiếng trên toàn thế giới qua các món ăn như sushi và sashimi. Điều thú vị là mặc dù ăn cá sống, người Nhật ít lo lắng về nguy cơ nhiễm ký sinh trùng hay các mầm bệnh từ thực phẩm sống.

sashimi
• 22:24 30/09/2024

Vi khuẩn phát sáng Vibrio harveyi

Vibrio harveyi là một loại vi khuẩn phát sáng thuộc họ Vibrionaceae, được tìm thấy phổ biến trong môi trường nước biển.

Vi khuẩn
• 22:24 30/09/2024

Sau mưa bão khí độc trong ao thường tăng cao

Sau những cơn mưa bão, một hiện tượng phổ biến trong ao nuôi thủy sản là nồng độ các loại khí độc tăng cao, đặc biệt là khí NH3 (ammonia), H2S (hydro sulfide), và CO2 (carbon dioxide). Điều này có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của các loài thủy sản nuôi như cá và tôm, làm giảm năng suất và chất lượng sản phẩm.

tôm thẻ
• 22:24 30/09/2024

Vai trò của rong và cá nuôi ghép với nuôi tôm theo hình thức sạch nước

Nuôi tôm theo hình thức sạch nước là một phương pháp thân thiện với môi trường và bền vững. Trong mô hình này, việc kết hợp với rong (tảo) và cá nuôi ghép đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì cân bằng sinh thái và cải thiện chất lượng nước ao nuôi. Cả rong và cá đều có những chức năng cụ thể giúp tối ưu hóa quá trình nuôi tôm.

Cá rô phi
• 22:24 30/09/2024

Khuyến khích người dân áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong nuôi trồng thủy sản

Nuôi trồng thủy sản là một ngành kinh tế quan trọng tại nhiều tỉnh thành trên cả nước, trong đó có Đồng Nai.

Ao tôm
• 22:24 30/09/2024
Some text some message..