Tìm hiểu loài động vật không não biết "hắt hơi" như người

Nghiên cứu mới đây của các nhà khoa học Canada chỉ ra, loài động vật không não - bọt biển biết "hắt hơi" như con người.

động vật không não

Một nghiên cứu mới đây của các nhà khoa học chỉ ra rằng, loài động vật không có não - bọt biển cũng có thể "hắt hơi" như người. 

Bọt biển là một loài động vật đặc biệt, chúng sống được trong môi trường nước ngọt và nước mặn. Đặc biệt hơn, bọt biển không có não, cũng như không có mắt, tai, xúc tu, không có tim, hệ tiêu hóa, hệ thần kinh nào...

Tuy nhiên, trên cơ thể của bọt biển có một khoang trung tâm với các lỗ lớn - đây là osculum (hệ thống ống xả) giúp chúng có thể lọc các hợp chất tốt và thải chất độc ra ngoài. 

Bên cạnh đó, các nhà khoa học phát hiện, trong hệ thống osculum có khá nhiều lông mao, tương tự như con người có lông mao ở mũi người. Ở người, khi chúng ta hít thở, các cảm biến ở mũi phát hiện có vật thể lạ sẽ phát tín hiệu lên não.

Lúc này, trung tâm thần kinh điều khiển tất cả các cơ co lại, từ cơ thực quản cho tới cơ vòng, đương nhiên bao gồm cả cơ mí mắt, tạo ra một cơn "hắt xì" để tống khứ vật thể lạ ra ngoài.

bọt biển
Hình ảnh bọt biển trong quá trình nghiên cứu.

Tương tự như vậy, các lông mao ở hệ thống ống xả khi phát hiện có điều lạ sẽ gửi tín hiệu để cơ thể bọt biển tạo cơ chế nhằm trục xuất vật thể lạ ra ngoài. Nhà nghiên cứu Danielle Ludeman của Đại học Alberta (Canada) cho biết, "Chúng tôi khá ngạc nhiên khi thấy cách bọt biển đáp ứng với môi trường sống, đôi khi, chúng tạo ra một sự rung động nhỏ - giống như chúng đang hắt hơi vậy".

Gert Wörheide , một chuyên gia về bọt biển của Đại học Ludwig-Maximilians, Munich (Đức) chia sẻ: "Nghiên cứu này cho thấy, cấu tạo của loài bọt biển không đơn giản như chúng ta vẫn thường nghĩ. Nghiên cứu chỉ ra, lông mao của bọt biển được sử dụng như một cơ quan cảm giác, điều này sẽ giúp chúng tôi hiểu hơn về hệ thống giác quan ở loài thủy sinh này trong lịch sử tiến hóa loài". 

Nguồn tham khảo: National Geographic/Pháp luật xã hội, 20/01/2014
Đăng ngày 21/01/2014
Khoa học

Lipid sinh học của tôm: Một kho báu dinh dưỡng

Các thành phần lipid trong tôm là cực kỳ phong phú và có thể mang lại lợi ích về sức khỏe. Một bài đánh giá khoa học do các nhà nghiên cứu từ Đại học Democritus công bố đã đi sâu vào thành phần lipid của nhiều loài tôm khác nhau, tập trung vào lợi ích sức khỏe tiềm năng của các hợp chất hoạt tính sinh học của chúng. Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Marine Drugs của MDPI, giải thích cách các lipid này có thể góp phần phòng ngừa và điều trị các bệnh mãn tính, bao gồm các rối loạn tim mạch, tiểu đường, bệnh thoái hóa thần kinh và ung thư.

Lipid
• 12:00 13/01/2025

Các mục tiêu kháng vi-rút tiềm năng trong quá trình nhiễm vi-rút hoại tử cơ ở tôm thẻ chân trắng

Trong những năm gần đây, giải trình tự phiên mã đã được áp dụng rộng rãi để nghiên cứu tương tác giữa virus và vật chủ. Bằng cách so sánh các hồ sơ biểu hiện gen vật chủ ở các giai đoạn nhiễm khác nhau, các nhà nghiên cứu có thể xác định các yếu tố chính và những thay đổi trong đường dẫn truyền tín hiệu do nhiễm virus gây ra, giúp nhận định được các chiến lược xâm nhập của virus và cơ chế kháng vi-rút của vật chủ.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:53 18/12/2024

Hướng đi mới trong nuôi trồng thủy sản: Mô hình Aquaponics

Mô hình Aquaponics đang được xem là một trong những giải pháp đột phá cho ngành nuôi trồng thủy sản trong thời kỳ hiện đại. Không chỉ kết hợp hiệu quả giữa nuôi thủy sản và trồng cây trong hệ thống tuần hoàn khép kín, mô hình này còn tối ưu hóa tài nguyên, mang lại lợi ích kinh tế và bảo vệ môi trường.

Mô hình Aquaponics
• 14:27 16/12/2024

Giải pháp công nghệ hiện đại trong kiểm soát rận biển trên cá hồi

Rận biển, một loại ký sinh trùng nguy hiểm, đang trở thành vấn đề lớn trong ngành nuôi trồng cá hồi. Chúng không chỉ gây tổn hại nghiêm trọng đến sức khỏe cá mà còn làm giảm năng suất và gia tăng chi phí sản xuất.

Cá hồi
• 10:20 12/12/2024

Bí mật bạn chưa biết: Vì sao thịt cá biển thường dai hơn cá sông?

Cá là một trong những nguồn thực phẩm giàu dinh dưỡng, được ưa chuộng trong bữa ăn hằng ngày. Tuy nhiên, nếu bạn để ý kỹ sẽ thấy thịt cá biển thường dai, chắc hơn so với cá sông, trong khi cá sông lại có phần thịt mềm, bở hơn. Hãy cùng khám phá những bí mật thú vị đằng sau sự khác biệt này!

Cá biển
• 20:29 02/02/2025

Tác động của giá nguyên liệu đầu vào lên giá bán tôm

Ngành nuôi tôm đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế nông nghiệp, đặc biệt ở các nước nhiệt đới như Việt Nam.

Tôm thẻ
• 20:29 02/02/2025

Nghề làm mắm: Đặc sản gắn liền với nghề cá

Nghề làm mắm đã gắn bó sâu sắc với đời sống của người dân vùng ven biển Việt Nam, trở thành một nét đặc trưng không thể thiếu trong văn hóa ẩm thực và kinh tế địa phương.

Làm mắm
• 20:29 02/02/2025

Cập nhật giá tôm thẻ hiện nay và dự báo xu hướng thị trường

Tôm thẻ chân trắng từ lâu đã trở thành một trong những ngành hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, góp phần quan trọng vào nền kinh tế thủy sản quốc gia.

Giá tôm thẻ
• 20:29 02/02/2025

Các giống cá lóc mới lai tạo tăng trưởng nhanh, ít bệnh, phù hợp xuất khẩu

Cá lóc, hay còn gọi là cá chuối, là một trong những loài cá nuôi phổ biến tại Việt Nam và nhiều quốc gia châu Á. Với sự phát triển mạnh mẽ của thị trường xuất khẩu, nhu cầu về các giống cá lóc có khả năng tăng trưởng nhanh, ít bệnh và đạt chất lượng cao ngày càng tăng. Trong bài viết này, Tép Bạc sẽ giới thiệu các giống cá lóc lai tạo đột phá, đáp ứng nhu cầu nuôi trồng và xuất khẩu hiện đại.

Cá lóc
• 20:29 02/02/2025
Some text some message..