Tìm hiểu về bệnh đốm đỏ (RSD) trên cá

Bệnh đốm đỏ (RSD) còn gọi là hội chứng viêm loét lây lan (EUS) là một bệnh dễ bắt gặp ở các loại cá nước ngọt nuôi trồng hoặc sống trong các cửa sông tự nhiên. Bệnh thường xuất hiện vào các thời điểm giao mùa. Nguyên nhân là do lọai nấm ký sinh Granulomatoses gây ra. Ngoài ra còn do nấm Aphanimyces invadans gây ra.

Tìm hiểu về bệnh đốm đỏ (RSD) trên cá
Cá bị bệnh đốm đỏ RSD

Bệnh xuất hiện lần đầu tiên tại các ao nuôi ở Nhật Bản vào năm 1971. Sau đó, bệnh được tìm thấy ở các loại cá sống ở cửa sông, đặc biệt là cá đối xám ở miền đông nước Úc vào năm 1972.

Bệnh đốm đỏ xảy ra ở đâu và khi nào?

Bệnh bùng nổ và lan rộng ở các nước Đông Nam Á, Tây Á, nơi có khí hậu nhiệt đới ẩm, thuận lợi cho các loài nấm phát triển. Bệnh loét ở cá mòi bùng phát ở Mỹ được xem xét là có các dấu hiệu gần giống như bệnh đốm đỏ ở Châu Á. Một khu vực rộng lớn có khoảng 50 loài cá được xác nhận bởi các chẩn đoán mô học bị ảnh hưởng bởi bệnh đốm đỏ. Nhưng vẫn có một số loài cá quan trong trong nuôi trồng được chứng minh là có khả năng chống chịu với bệnh đó là cá rô phi, cá sữa và cá chép Trung Quốc.

Bệnh đốm đỏ xảy ra chủ yếu trong giai đoạn nhiệt độ thấp và sau thời gian mưa lớn là những điều kiện thuận lợi cho việc hình thành bào tử của nấm Aphanimyces invadans. Nhiệt độ thấp đã được chứng minh là làm chậm quá trình viêm nhiễm ở cá bị nhiễm nấm.

Bệnh đốm đỏ được lây lan qua môi trường nước. Giai đoạn mà cá nhạy cảm nhất đối với bệnh đốm đỏ là khi cá chưa trưởng thành. Không có báo cáo nào cho thấy sự xuất hiện của bệnh đốm đỏ trong giai đoạn cá bột hoặc ấu trùng cá.

Chẩn đoán

Khi ao nuôi xuất hiện bệnh đốm đỏ, tỷ lệ mắc bệnh cao >50% và tỷ lệ tử vong cao >50% chủ yếu được quan sát thấy trong những năm có mùa lạnh kéo dài, nhiệt độ của nước từ 18 đến 22°C. Một số loài cá bị nhiễm nấm có thể phục hồi khi thời gian lạnh kéo dài.

Bệnh đốm đỏ có thể dễ dàng phát hiện bằng kỹ thuật mô trong các mẫu cá thu thập từ các khu vực nhiễm bệnh. Cá có những biểu hiện như đốm đỏ, vết loét đỏ trên thân mình.

bệnh đốm đỏ trên cá

 

<p center;\"="" style="text-align: center;"> Đốm đỏ xuất hiện dưới mang và đuôi

Đa số cá sẽ chết khi nhiễm bệnh. Tuy nhiên vẫn còn một số cá thể có thể phục hồi sau khi bị nhiễm bệnh và không có thông tin chỉ ra rằng cá có thể mang mầm bệnh suốt đời.

Kiểm soát

Việc kiểm soát bệnh đốm đỏ trong môi trường nước tự nhiên là không thể. Khi dịch bệnh xảy ra trong phạm vi nhỏ, cần kiểm soát nguồn nước, bón vôi để cải thiện chất lượng nước, kết hợp loại bỏ cá bị nhiễm bệnh để giảm tỷ lệ tử vong.

Thefishsite
Đăng ngày 13/04/2017
Theo CTV Cẩm Vũ
Dịch bệnh

Nấm đồng tiền xuất hiện trên nhá tôm: Nhận biết và cách xử lý

Nấm đồng tiền hay còn gọi là nấm chân chó, theo cách gọi dân gian của người nuôi, thực chất là một loại địa y chứ không đơn thuần là một loại nấm. Nấm đồng tiền có mùi tanh nồng, thường xuất hiện trong các ao nuôi tôm lâu năm, bám chặt vào nhá cho ăn, bạt, đất, đá và các dụng cụ trong ao gây nhiều khó khăn cho người nuôi.

Nấm đồng tiền
• 11:01 17/12/2024

Không nên tin tưởng sản phẩm quảng cáo "trị dứt điểm EHP"

Hiện nay, nhiều người nuôi tôm đang đối mặt với những lời quảng cáo đầy hứa hẹn về các sản phẩm “trị dứt điểm EHP”.

EHP trên tôm
• 11:00 16/12/2024

EHP: Cơn ác mộng của người nuôi tôm

Trong những năm gần đây, ngành nuôi tôm đã đối mặt với nhiều thách thức, trong đó EHP (Enterocytozoon hepatopenaei) đã nổi lên như một trong những vấn đề nghiêm trọng nhất.

Tôm bệnh EHP
• 09:50 12/12/2024

Hạn chế thiệt hại từ EHP trong nuôi tôm

Bệnh do ký sinh trùng Enterocytozoon hepatopenaei (EHP) là một trong những thách thức lớn đối với ngành nuôi tôm hiện nay.

Tôm EHP
• 09:51 10/12/2024

Lipid sinh học của tôm: Một kho báu dinh dưỡng

Các thành phần lipid trong tôm là cực kỳ phong phú và có thể mang lại lợi ích về sức khỏe. Một bài đánh giá khoa học do các nhà nghiên cứu từ Đại học Democritus công bố đã đi sâu vào thành phần lipid của nhiều loài tôm khác nhau, tập trung vào lợi ích sức khỏe tiềm năng của các hợp chất hoạt tính sinh học của chúng. Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Marine Drugs của MDPI, giải thích cách các lipid này có thể góp phần phòng ngừa và điều trị các bệnh mãn tính, bao gồm các rối loạn tim mạch, tiểu đường, bệnh thoái hóa thần kinh và ung thư.

Lipid
• 08:42 14/01/2025

Cập nhật thị trường thủy sản qua top 6 các website uy tín dưới đây

Trong ngành nuôi trồng và kinh doanh thủy sản, việc cập nhật thông tin giá cả thị trường không chỉ giúp người nông dân đưa ra quyết định hợp lý mà còn hỗ trợ các doanh nghiệp tối ưu hóa hoạt động sản xuất, xuất khẩu. Nhưng làm thế nào để tìm được nguồn thông tin đáng tin cậy? Bài viết này sẽ giới thiệu đến 6 website uy tín nhất giúp bà con dễ dàng cập nhật giá thủy sản mới nhất và chính xác nhất tại Việt Nam.

Tôm thẻ chân trắng
• 08:42 14/01/2025

Xuất khẩu tôm 2024: Hành trình giữ vững vị thế ngành tôm Việt Nam

Năm 2024, ngành tôm Việt Nam vẫn kiên cường duy trì vị thế xuất khẩu mặc dù phải đối mặt với nhiều thách thức. Từ việc phục hồi nhu cầu tại các thị trường lớn đến những chiến lược phát triển bền vững, cùng khám phá hành trình đầy thách thức nhưng cũng đầy tiềm năng của ngành tôm Việt Nam.

Tôm
• 08:42 14/01/2025

Bảo vệ cá nuôi trước thời tiết chuyển biến lạnh

Thời tiết lạnh thường đem đến nhiều thách thức cho việc nuôi cá. Sự thay đổi nhiệt độ đột ngột không chỉ ảnh hưởng đến sự phát triển của cá mà còn tăng nguy cơ nhiễm bệnh. Bài viết này sẽ cung cấp những biện pháp hiệu quả giúp bảo vệ cá nuôi trước thời tiết lạnh.

Cá nuôi
• 08:42 14/01/2025

Các đặc điểm cần lưu ý khi chọn tôm giống

Việc chọn tôm giống chất lượng là bước đầu tiên và quan trọng nhất để đảm bảo thành công. Tôm giống khỏe mạnh sẽ giúp giảm thiểu rủi ro bệnh tật, tăng tỷ lệ sống sót và cải thiện năng suất ao nuôi. Tuy nhiên, để chọn được tôm giống đạt tiêu chuẩn, người nuôi cần nắm rõ một số đặc điểm quan trọng.

Tôm giống
• 08:42 14/01/2025
Some text some message..