Tìm hướng đi cho sản phẩm tôm xuất khẩu đảm bảo ATVSTP

Tôm là mặt hàng thủy sản xuất khẩu có giá trị kinh tế cao, đem về nguồn ngoại tệ lớn cho đất nước. Chỉ khi sản phẩm đạt tiêu chuẩn chất lượng theo quy định của nhà nhập khẩu, có đầu ra ổn định thì nghề nuôi tôm mới có thể phát triển ổn định và bền vững.

sản phẩm tôm an toàn vệ sinh thực phẩn
Ao nuôi tôm sú đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.

Nuôi tôm ở nước ta được xem là một nghề phát triển nhanh, song một số nơi còn mang tính tự phát trong khi hàng loạt các vấn đề phục vụ sản xuất chưa đáp ứng kịp đã dẫn đến tôm nuôi thường xuyên bị bệnh; vì thế để thu được kết quả tốt thì người nuôi phải sử dụng thuốc kháng sinh phòng trị bệnh cho tôm.

Hiện nay các nước nhập khẩu đã sử dụng rào cản kỹ thuật là vấn đề dư lượng kháng sinh trong sản phẩm. Chính vì vậy, muốn sản phẩm tôm xuất khẩu được thì phải thực hiện tích cực các biện pháp đồng bộ dưới đây, từ khâu quản lý đến sản xuất nguyên liệu và thu gom, chế biến sản phẩm để vượt qua rào cản này:

Ngành Thủy sản nên tăng cường năng lực kiểm tra cả về lực lượng kỹ thuật và trang bị phương tiện hiện đại để có thể kiểm tra nhanh, chính xác và thông báo kịp thời về bệnh, diễn biến môi trường, mức nhiễm hóa chất, kháng sinh, tình hình thị trường. Phối hợp với các Viện, trường tổ chức tập huấn kỹ thuật kiểm tra bệnh, kỹ thuật kiểm nghiệm dư lượng hóa chất, kháng sinh bằng thiết bị tiên tiến cho cán bộ chuyên môn của các địa phương.

Để hạn chế việc phải sử dụng thuốc phòng trị bệnh cho tôm thì trước hết tôm nuôi phải khoẻ mạnh. Sức khoẻ của tôm phụ thuộc lớn vào điều kiện môi trường sống. Nếu nước sạch, không có các tác nhân gây bệnh, tôm được đáp ứng đầy đủ các điều kiện kỹ thuật cần thiết sẽ lớn nhanh, phát triển tốt, không mắc bệnh, cho năng suất cao.

Nên quy hoạch vùng nuôi để xây dựng cơ sở hạ tầng đầy đủ, đặc biệt chú ý tới hệ thống cung cấp nước và xử lý nước thải đảm bảo không gây ô nhiễm môi trường cho toàn khu vực; kiểm tra thường xuyên môi trường các vùng nuôi, có biện pháp mạnh ngăn chặn các điểm nuôi không tuân thủ các biện pháp đảm bảo vệ sinh môi trường tự nhiên và môi trường vùng nuôi tập trung.

Nên quy hoạch các vùng nuôi tôm theo các phương thức nuôi tôm sạch, có thể thực hiện biện pháp xây dựng điểm xử lý tập trung, điểm thu gom chất thải rắn của quá trình vét bùn tẩy dọn đáy ao có sự đóng góp phí của cộng đồng; có như vậy mới chấm dứt tình trạng thải nước trực tiếp từ đầm nuôi ra nơi lấy nước chung của cả vùng và thải nước chưa xử lý ra môi trường tự nhiên.

Những dự án nuôi tôm mới được phê duyệt nên thực hiện theo Quy chế quản lý môi trường vùng nuôi tập trung, người dân sản xuất theo tổ quản lý cộng đồng nhằm giữ được môi trường sạch, tạo sản phẩm sạch đạt tiêu chuẩn xuất khẩu, để sản phẩm nuôi có đầu ra mới có thể phát triển nuôi ổn định và bền vững.

Kiểm tra thường xuyên các điểm dịch vụ thức ăn, hóa chất, thuốc thú y thủy sản; kiểm tra môi trường vùng nuôi; kiểm dịch, kiểm soát an toàn vệ sinh thực phẩm thủy sản, nhất là các chợ đầu mối. Kiên quyết xử lý các trường hợp còn cất giấu, mua bán những sản phẩm có chứa hóa chất, thuốc kháng sinh cấm sử dụng.

Chủ động sản xuất giống tại chỗ để tạo con giống khỏe, thích nghi với điều kiện môi trường ở địa phương, hạn chế được dịch bệnh lan truyền. Những nơi còn thiếu giống nên đưa các chính sách khuyến khích để thu hút đầu tư sản xuất tôm giống. Tất cả tôm giống thả nuôi phải kiểm dịch để ngăn ngừa lây lan bệnh ra diện rộng.

Công tác kiểm dịch phải được thực hiện tại cơ sở sản xuất giống kể cả tôm bố mẹ và tôm giống xuất trại. Kiên quyết không để vận chuyển giống từ những vùng phát hiện có mầm bệnh phát tán ra các vùng khác. Duy trì thả giống ra tự nhiên để tái tạo nguồn lợi và tạo nguồn tôm bố mẹ tự nhiên phục vụ cho sản xuất giống.

Công tác khuyến nông và thông tin tuyên truyền cần được tăng cường để khuyến cáo cho người dân hiểu rõ về vấn đề dư lượng hóa chất và kháng sinh trong sản phẩm thủy sản. Chỉ khi người dân nhận thức đúng, đầy đủ, thấy rõ ý nghĩa của vấn đề có liên quan trực tiếp đến thu nhập của họ nếu sản phẩm làm ra mà không bán được, từ đó tự giác áp dụng các biện pháp nuôi sạch, không sử dụng hóa chất và thuốc kháng sinh cấm sử dụng trong nuôi tôm và bảo quản sản phẩm sau thu hoạch thì mới tạo được sản phẩm sạch.

Xây dựng mạng lưới thông tin khuyến nông 2 chiều, kể cả những thông tin về kinh tế, thị trường, kỹ thuật từ Trung ương đến tận người sản xuất để phục vụ kịp thời cho công tác quản lý sát với thực tế và người sản xuất tiếp cận nhanh với kỹ thuật và sản xuất ra sản phẩm phù hợp với nhu cầu thị trường.

Tổ chức tham quan, hội thảo, tổng kết các mô hình nuôi tôm có hiệu quả kinh tế cao, không sử dụng hóa chất, kháng sinh trong danh mục cấm sử dụng để có thể nhân rộng. Nghiên cứu hóa chất, thuốc kháng sinh thay thế các thuốc cấm, xây dựng tiêu chuẩn kỹ thuật nuôi tôm sạch và xây dựng tiêu chuẩn vùng nuôi tôm sạch tập trung để hạn chế dịch bệnh và chỉ sử dụng những hóa chất, thuốc kháng sinh trong danh mục được phép sử dụng để phòng trị bệnh cho tôm.

Chọn đối tượng mới có giá trị xuất khẩu cao và có những đặc tính ưu việt, khả năng kháng bệnh cao, chịu được môi trường khắc nghiệt để có thể thay thế một phần cho tôm sú. Nghiên cứu công nghệ sau thu hoạch và xây dựng mô hình chế biến sau thu hoạch không dùng hóa chất, kháng sinh cấm sử dụng để bảo quản sản phẩm.

Các doanh nghiệp chế biến thủy sản xuất khẩu nên kiểm tra trực tiếp chất lượng nguyên liệu tại nơi sản xuất trước khi thu mua. Các doanh nghiệp cần chủ động tạo nguồn nguyên liệu sạch, thực hiện các hợp đồng bao tiêu sản phẩm dài hạn, có thể ứng trước một phần vốn sản xuất cho vùng nuôi tôm nguyên liệu để người nuôi yên tâm sản xuất và có trách nhiệm với sản phẩm, giảm dần tình trạng phải thu mua nguyên liệu thông qua các chủ vựa thu gom không rõ xuất xứ, nguồn gốc.

Kiểm tra việc bảo quản sau thu hoạch của các cơ sở, cá nhân thu gom tôm nguyên liệu cung cấp cho các cơ sở chế biến, xử lý mạnh đối với các trường hợp sử dụng hóa chất để bảo quản tôm nguyên liệu. Để gắn trách nhiệm của người sản xuất với sản phẩm của mình thì hàng thủy sản xuất khẩu phải ghi rõ nguồn gốc, xuất xứ.

Thực hiện các biện pháp đồng bộ từ quản lý đến sản xuất giống, môi trường, công nghệ nuôi, bảo quản chế biến, coi trọng quản lý cộng đồng, kết hợp với việc gắn quyền lợi, trách nhiệm của chính người sản xuất đối với sản phẩm của mình làm ra.

Có như vậy mới tạo được sản phẩm tôm sạch đạt tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm để nâng cao uy tín, chất lượng hàng thủy sản Việt Nam trên thị trường thế giới, đảm bảo cho nuôi trồng thủy sản nói chung, nuôi tôm nói riêng thật sự phát triển ổn định và bền vững.

Báo Ấp Bắc
Đăng ngày 10/03/2014
KS. NGUYỄN THỊ PHƯƠNG DUNG
Kinh tế

Loài tôm nào là nguồn xuất khẩu chủ lực ở nước ta?

Hiện nay, với sản lượng lên đến 27.504 tấn (tháng 5/2023), tôm thẻ chân trắng được xem là đối tượng xuất khẩu chính ở nước ta. Dự đoán trong tương lai, loài tôm này sẽ có sản lượng xuất khẩu vượt bậc.

Tôm thẻ
• 12:02 17/09/2023

Xuất khẩu thủy sản 2023 đạt 9 tỷ USD nếu đi đúng theo kịch bản

Nền kinh tế thế giới đang dần đi vào giai đoạn phục hồi, lạm phát đã giảm, nhu cầu tiêu dùng gia tăng trở lại. Với tình hình này, xuất khẩu thủy sản sẽ phát triển theo hướng đúng với kịch bản mà chúng ta đã đề ra, đạt 9 tỷ USD năm 2023.

Chế biến cá
• 11:12 07/09/2023

Ngành tôm phải giữ được thế mạnh chế biến

Ngành tôm Việt Nam có một thế mạnh lớn là trình độ chế biến ở vào đẳng cấp cao nhất của thế giới. Vì vậy, ngành tôm phải giữ vững được lợi thế này.

Tôm chế biến
• 11:00 20/07/2023

“Bắt bệnh” sức cạnh tranh yếu trong xuất khẩu con tôm Việt Nam

Giá thành cao từ 30 - 100% khiến con tôm Việt Nam ngày càng mất sức cạnh tranh trên thị trường xuất khẩu.

Tôm thẻ
• 12:02 26/06/2023

Tăng giá trị con tôm bằng cách nâng cao chất lượng tôm

Nuôi tôm là một trong những ngành kinh tế đóng góp quan trọng cho nền kinh tế nước ta, đặc biệt là trong lĩnh vực xuất khẩu thủy sản. Mặc dù mang lại nhiều lợi ích, nhưng ngành nuôi tôm cũng đối mặt với hàng loạt khó khăn và thách thức như biến đổi khí hậu, dịch bệnh, và chi phí sản xuất cao.

Tôm thẻ
• 11:01 18/04/2024

Điểm danh một số thị trường xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam

Chỉ tính riêng 2 tháng đầu năm 2024, điểm đến xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam vinh danh 3 thị trường quốc tế, đó là: Mỹ, EU và Israel.

Cá ngừ
• 11:47 16/04/2024

Làm sao để dự đoán được xu hướng giá thủy sản?

Dự đoán chính xác xu hướng giá thủy sản là một việc hết sức phức tạp, bởi nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, bao gồm cả những yếu tố vĩ mô và vi mô. Tuy nhiên, bạn có thể tham khảo một số phương pháp sau để có được dự đoán tương đối chính xác.

Hải sản
• 09:44 15/04/2024

Xu hướng thị phần doanh nghiệp sản xuất thức ăn tôm 2024

Ngành sản xuất thức ăn cho tôm hiện đang đối mặt với vấn đề phân mảnh và thiếu tính thống nhất trong chuỗi giá trị sản xuất. Tuy nhiên, vẫn có những dấu hiệu tích cực ở một số quốc gia như Việt Nam, nơi mà ngành này đang dần hướng tới sự thống nhất.

Tôm thẻ
• 08:00 13/04/2024

Chiết xuất Yucca giúp tăng cường sức khỏe vật nuôi, cải thiên chất lượng nước ao nuôi

Cây Yucca schidigera thuộc họ Agavaceae là dòng cây bản địa ở sa mạc Mojave và sa mạc Sonoran thuộc đông nam California, ở nam Nevada, tây Arizona. Mặt khác, nó cũng là loài bản địa ở Mexico.

Cây Yucca
• 20:55 23/04/2024

Tuyên truyền pháp luật về biển, đảo cho ngư dân các xã ven biển

Trong 03 ngày, từ 22 – 24/4/2024, tại các xã Cát Tiến, Cát Khánh (huyện Phù Cát) và phường Tam Quan Nam (thị xã Hoài Nhơn), Sở Ngoại vụ tỉnh Bình Định tổ chức tuyên truyền một số văn bản pháp luật quy định về biển, biên giới trên biển và các vấn đề có liên quan đến biển, đảo cho ngư dân các xã ven biển trên địa bàn tỉnh.

Biển đảo Việt Nam
• 20:55 23/04/2024

Ra khơi đi tìm kho báu dưới đáy biển

Trào lưu "ra khơi tìm kho báu"  đang xuất hiện rầm rộ và làm dậy sóng cộng đồng mạng những ngày qua, kho báu này có xác thực hay không thì còn là một ẩn số. Tuy nhiên, trong bài viết dưới đây, Tép Bạc sẽ giúp bạn đọc 4 kho báu có thật dưới lòng đại dương. Mời bạn đọc cùng tham khảo nhé!.

Lặn biển
• 20:55 23/04/2024

Giảm thiểu tác động từ biến đổi khí hậu đến hoạt động nuôi trồng thủy sản

Biến đổi khí hậu là một mối đe dọa lớn đối với sản xuất lương thực toàn cầu - bao gồm thủy sản và nuôi trồng thuỷ sản. Nó trực tiếp tác động, làm thay đổi các yếu tố môi trường sinh thái của động vật thủy sản ngoài tự nhiên và trong ao nuôi, do đó ảnh hưởng đến các hoạt động khai thác, đánh bắt, nuôi trồng thủy sản.

Nuôi trồng thủy sản
• 20:55 23/04/2024

Rong xuất hiện nhiều trên vuông nuôi tôm

Hàng năm vào những thời điểm giao mùa, điều kiện thời tiết thường diễn biến phức tạp, không thuận lợi cho tôm nuôi phát triển, nguy cơ rủi ro và thiệt hại về dịch bệnh trên tôm nuôi là rất cao. Đặc biệt ở ao nuôi tôm quảng canh, rong xuất hiện rất nhiều và gây ra các ảnh hưởng trực tiếp đến vật nuôi dưới ao.

Rong tảo dày đặc
• 20:55 23/04/2024