Tìm hướng nuôi tôm nước lợ bền vững ở miền Bắc

Hàng loạt vấn đề nóng của ngành nuôi tôm nước lợ đã được bàn thảo tại Diễn đàn @ Nông nghiệp chủ đề: “Giải pháp nâng cao năng suất và chất lượng nuôi tôm nước lợ” do Trung tâm Khuyến nông quốc gia phối hợp Sở NNPTNT Quảng Ninh tổ chức sáng 19.5.

thu hoạch tôm
Nông dân huyện Tiên Yên (Quảng Ninh) thu hoạch tôm nuôi. Ảnh: BẢO HÂN

Cái khó ló... tôm tươi

Tôm nước lợ là đối tượng nuôi trồng thủy sản (NTTS) chủ lực, có vai trò quan trọng đối với kinh tế, xã hội, đặc biệt là tại các địa phương ven biển. Hiện kim ngạch xuất khẩu tôm nước lợ luôn dẫn đầu toàn ngành thủy sản với tỷ lệ khoảng 45% tổng giá trị kim ngạch.

Tuy nhiên, theo báo cáo của Cục Thú y thuộc (Bộ NNPTNT), tổng diện tích nuôi tôm nước lợ của cả nước bị thiệt hại trong năm 2016 lên đến gần 68.000ha, chiếm khoảng 10% tổng diện tích nuôi cả nước, tăng 26% so với năm 2015. Diện tích nuôi thâm canh, bán thâm canh bị thiệt hại khoảng 18.000ha, nuôi quảng canh là 35.921ha, còn lại là các hình thức nuôi khác như tôm-lúa, tôm xen cua hoặc cá.

Nguyên nhân được các chuyên gia xác định: Thời tiết biến đổi, nắng nóng kéo dài dẫn đến thiếu nước, nhiệt độ ao nuôi tăng và độ mặn tăng cao làm tôm yếu, tạo điều kiện cho mầm bệnh phát triển, gây thiệt hại.

Năm 2016, Việt Nam đã xuất khẩu tôm sang 90 thị trường, đạt kim ngạch 3,1 tỷ USD. Trong đó, tôm chân trắng chiếm 62,1%, tôm sú chiếm gần 29,5%, tôm biển khác chiếm 8,3%. Khu vực phía Bắc từ Quảng Ninh đến Thừa Thiên - Huế có 11 tỉnh/thành phố nuôi tôm nước lợ, diện tích thả nuôi tôm nước lợ đạt 34.726ha, chiếm 4,9% tổng diện tích nuôi tôm nước lợ của cả nước (trong đó tôm chân trắng là 10.875ha, tôm sú là 23.850ha). Sản lượng tôm nuôi của khu vực đạt 48.382 tấn, trong đó tôm chân trắng đạt 40.114 tấn (chiếm 82,91%) và tôm sú đạt 8.268 tấn.

Từ những số liệu trên cho thấy, tôm chân trắng đã chiếm vị trí quan trọng trong cơ cấu đàn tôm nuôi nước lợ ở các tỉnh ven biển khu vực phía Bắc trong năm 2016.

Trăn trở nuôi tôm trái vụ

Tại diễn đàn, gần 40 câu hỏi của người nuôi tôm đến từ 7 tỉnh duyên hải Bắc Bộ đã được các chuyên gia giải đáp.

Anh Phạm Văn Kiệm (xã Kim Trung, huyện Kim Sơn, Ninh Bình) chia sẻ: “Địa phương chúng tôi đang xảy ra hiện tượng tôm chết hàng loạt. Con tôm bị hồng thân, sau đó chết rất nhanh. Tôi nuôi tôm đã nhiều năm nhưng chưa gặp hiện tượng này”.

Các chuyên gia khẳng định ngay tại diễn đàn, đó là tôm chết vì bệnh, có thể do yếu tố môi trường. Tuy nhiên, cụ thể là bệnh gì, phương pháp xử lý như thế nào còn phải chờ kết quả giám định chính xác. Anh Phạm Xuân Huy (TP.Uông Bí, Quảng Ninh) hỏi nên sử dụng loại chế phẩm nào xử lý tảo trong ao nuôi? Với việc trên thị trường hiện nay có quá nhiều loại chế phẩm, của rất nhiểu nhà sản xuất, các chuyên gia cho rằng, tùy thổ nhưỡng, nguồn nước và môi trường, khi hậu từng vùng mà áp dụng các loại chế phẩm cho phù hợp.

Phần lớn các câu hỏi còn lại đã được các chuyên gia giải đáp một cách tỉ mỉ như vấn đề tôm bị đóng rong, tôm lột không cứng vỏ; cách xử lý hiệu quả môi trường nước sau khi bị sập tảo (khi không có điều kiện thay nước); một số hiện tượng tôm chết bất thường...

Theo ông Kim Văn Tiêu - Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông quốc gia, so với các tỉnh Nam Trung Bộ và các tỉnh miền Nam, các tỉnh ven biển miền Bắc từ Quảng Ninh đến Thừa Thiên - Huế với đặc thù bị ảnh hưởng nhiều bởi thời tiết (nhiệt độ thấp vào mùa đông, bão lụt) nên mùa vụ nuôi tôm khác với các tỉnh phía Nam. Tôm thương phẩm trái vụ bán được giá cao hơn vụ nuôi chính, tạo động lực cho người nuôi mạnh dạn đầu tư, được sự quan tâm của lãnh đạo Bộ NNPTNT, chính quyền địa phương.

“Nuôi tôm vụ 3 góp phần làm tăng sản lượng, năng suất tôm nuôi, đặc biệt là đối  với khu vực phía Bắc nơi có mùa vụ nuôi ngắn. Tuy nhiên, thời tiết diễn biến phức tạp, nhiệt độ thấp không thuận lợi cho tôm phát triển làm cho tôm phát triển chậm, thời vụ kéo dài, dịch bệnh dễ bùng phát, chi phí đầu vào tăng cao; chất lượng tôm giống chưa đảm bảo khó đáp ứng cho nhu cầu nuôi thâm canh và bán thâm canh” – ông Tiêu đánh giá.

Các chuyên gia cũng đưa ra khuyến cáo: Để nuôi tôm vụ 3 đạt hiệu quả và phát triển bền vững cần căn cứ vào điều kiện thời tiết từng năm làm cơ sở để xây dựng kế hoạch nuôi cho phù hợp. 

 Nuôi tôm vụ 3 chỉ nên áp dụng đối với cơ sở nuôi có đủ điều kiện, chủ yếu là các doanh nghiệp, hộ nuôi có khả năng đáp ứng điều kiện cần thiết như cơ sở hạ tầng đáp ứng với nuôi thâm canh, chủ động nguồn nước, có ao lắng, có hệ thống cấp, thoát nước riêng biệt, tăng cường các giải pháp tăng nhiệt cho tôm nuôi (có mái che, nuôi trong nhà...). 

Dân Việt, 20/05/2017
Đăng ngày 21/05/2017
Nguyễn Quý
Nuôi trồng

Lợi ích kinh tế của công nghệ thông minh trong nuôi trồng thủy sản

Trong bối cảnh ngành nuôi trồng thủy sản ngày càng phát triển, việc áp dụng công nghệ thông minh đã trở thành xu hướng tất yếu để tối ưu hóa chi phí, nâng cao năng suất và cải thiện chất lượng sản phẩm.

Ao nuôi tôm
• 08:00 15/02/2025

Đầu tư nạo vét kênh mương và công trình phục vụ thủy lợi

Đầu tư nạo vét kênh mương và các công trình phục vụ thủy lợi đang trở thành một yếu tố quan trọng trong việc phát triển nông nghiệp bền vững và ứng phó với các thách thức về biến đổi khí hậu. Như vậy, bài viết sau đây sẽ tìm hiểu về tầm quan trọng của việc đầu tư vào các công trình này, cũng như những lợi ích lâu dài mà nó mang lại cho nền nông nghiệp và đời sống cộng đồng.

Nạo vét kênh
• 10:36 13/02/2025

Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong nuôi trồng thủy sản

Công nghệ sinh học trong nuôi trồng thủy sản là việc ứng dụng các phương pháp và sản phẩm sinh học để cải thiện hiệu quả sản xuất, bảo vệ môi trường, và duy trì sức khỏe của thủy sản.

Nhá tôm
• 09:46 13/02/2025

Kiểm soát và quản lý chặt chẽ hơn cho môi trường nước

Kiểm soát và quản lý chặt chẽ môi trường nước đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo sự phát triển bền vững của nuôi trồng thủy sản. Một môi trường nước được duy trì ổn định sẽ giúp tôm cá phát triển khỏe mạnh, giảm nguy cơ dịch bệnh và tối ưu hóa hiệu quả kinh tế cho người nuôi.

Môi trường nước ao nuôi tôm
• 09:35 13/02/2025

Tôm giống theo Tiêu chuẩn Tép Bạc – Nhịp cầu vững chắc kết nối trại giống và người nuôi

Tép Bạc ra mắt Tôm giống theo Tiêu chuẩn Tép Bạc với mục tiêu giúp người nuôi an tâm về chất lượng con giống và hỗ trợ trại giống quản lý sản xuất hiệu quả hơn. Đồng thời, đây sẽ là nhịp cầu vững chắc kết nối niềm tin giữa trại giống và người nuôi, hướng tới một ngành sản xuất giống tin cậy và phát triển bền vững.

Soi tôm giống
• 23:58 16/02/2025

Lợi ích kinh tế của công nghệ thông minh trong nuôi trồng thủy sản

Trong bối cảnh ngành nuôi trồng thủy sản ngày càng phát triển, việc áp dụng công nghệ thông minh đã trở thành xu hướng tất yếu để tối ưu hóa chi phí, nâng cao năng suất và cải thiện chất lượng sản phẩm.

Ao nuôi tôm
• 23:58 16/02/2025

Nghề nuôi tôm vẫn giữ vững tốc độ phát triển qua bao thăng trầm

Trên dải đất ven biển hình chữ S, nơi từng giọt nước mặn hòa lẫn vào nhịp sống cần lao, nghề nuôi tôm không chỉ là một ngành kinh tế mà còn là câu chuyện của lòng kiên trì, sự thích nghi và khát vọng vươn lên.

Thu tôm
• 23:58 16/02/2025

Ngành tôm chuyển động hướng bền vững

Hướng bền vững là làm ra sản phẩm chú trọng yếu tố bảo vệ môi trường, đáp ứng yêu cầu của người tiêu dùng. Từ đây cũng lộ rõ các hạn chế của ngành tôm nước ta hiện nay. Đồng thời, cho thấy những chuyển động tích cực theo hướng bền vững của doanh nghiệp và người nuôi mà bài viết sau đây cung cấp ví dụ cụ thể.

Nuôi tôm
• 23:58 16/02/2025

Đầu tư nạo vét kênh mương và công trình phục vụ thủy lợi

Đầu tư nạo vét kênh mương và các công trình phục vụ thủy lợi đang trở thành một yếu tố quan trọng trong việc phát triển nông nghiệp bền vững và ứng phó với các thách thức về biến đổi khí hậu. Như vậy, bài viết sau đây sẽ tìm hiểu về tầm quan trọng của việc đầu tư vào các công trình này, cũng như những lợi ích lâu dài mà nó mang lại cho nền nông nghiệp và đời sống cộng đồng.

Nạo vét kênh
• 23:58 16/02/2025
Some text some message..