Tìm hướng phát triển nuôi tôm bền vững

Xuất khẩu tôm tăng là tín hiệu đáng mừng, nhưng cái khó hiện nay là tình trạng dịch bệnh xuất hiện ở nhiều địa phương ĐBSCL làm tôm chết tràn lan.

Tìm hướng phát triển nuôi tôm bền vững
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thăm Nhà máy chế biến tôm Minh Phú ở Cà Mau

Nghề nuôi, chế biến và xuất khẩu tôm là thế mạnh về kinh tế của vùng ĐBSCL, vì vậy trong đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp và chuyển đổi sản xuất thích ứng với biến đổi khí hậu, nhiều địa phương ven biển đã chọn con tôm để phát triển. Con tôm cũng được kỳ vọng tạo nên sự đột phá về xuất khẩu trong thời gian tới…

Vẫn còn nỗi lo

Theo Bộ NN-PTNT, trong 5 tháng đầu năm 2017, kim ngạch xuất khẩu thủy sản của cả nước đạt khoảng 2,8 tỷ USD, tăng 10,4% so cùng kỳ, trong đó mặt hàng tôm tiếp tục đóng vai trò chủ lực. Xuất khẩu tăng là tín hiệu đáng mừng, nhưng cái khó hiện nay là tình trạng dịch bệnh xuất hiện ở nhiều địa phương ĐBSCL làm tôm chết tràn lan.

Ông Lê Văn Khởi, ngụ xã Ngọc Tố, huyện Mỹ Xuyên (Sóc Trăng) lo lắng: “3 ao tôm của gia đình tôi rộng hơn 1ha, vừa thả nuôi chỉ mới 25 ngày tuổi thì 2 ao xuất hiện dịch bệnh làm chết đồng loạt, dù điều trị nhiều cách vẫn không khỏi, thiệt hại khoảng 30 triệu đồng…”. Ông Bùi Hoàng Anh, Bí thư chi bộ  ấp Hòa Muôn, xã Ngọc Tố cho biết: “Không ngờ những ngày qua tôm bị bệnh và chết trên diện rộng làm hàng loạt hộ nuôi thiệt hại lớn.

Hiện nay, người dân rất lo lắng và chưa dám thả nuôi trở lại”. Theo thống kê của UBND xã Ngọc Tố, đến thời điểm này, toàn xã thả nuôi được khoảng 800ha tôm trên tổng diện tích 2.100ha, những ngày qua có hơn 194ha tôm bị thiệt hại ở nhiều mức độ khác nhau. Đa phần tôm chết từ 18 - 32 ngày tuổi, do ô nhiễm môi trường, mưa trái mùa, nhiệt độ ngày và đêm chênh lệch lớn…

Tại Bến Tre, Trà Vinh, Kiên Giang… tình hình cũng tương tự. Ông Lê Văn Kỳ, ở xã Bình Thới, huyện Bình Đại (Bến Tre) cho hay: “Năm 2017, tình hình hạn hán và xâm nhập mặn giảm, nhưng mưa trái mùa cứ liên tục diễn ra làm nhiệt độ không ổn định, vì thế tôm dễ nhiễm các loại bệnh. Dù người nuôi đã có bước đề phòng nhưng tình trạng tôm chết vẫn không thể tránh khỏi.

Giải pháp hiện nay là tạm ngưng nuôi, tiến hành cải tạo vệ sinh ao hầm, chờ thời tiết ổn định trở lại mới thả nuôi tiếp”.
Cùng với nạn tôm chết thì giá tôm nguyên liệu gần đây cũng sụt giảm. Hiện tôm thẻ loại 100 con/kg giá chỉ còn khoảng 90.000 đồng/kg, loại 80 con/kg giá 102.000 đồng/kg; tôm sú loại 30 con/kg giá 270.000 - 280.000 đồng/kg, loại 40 con/kg giá 230.000 đồng/kg… giảm bình quân 20.000 - 40.000 đồng/kg, so cùng kỳ năm ngoái. Tuy nhiên, với mức giá này, những hộ nuôi vẫn có lời...

Đầu tư đồng bộ cho con tôm

Theo Bộ NN-PTNT, hiện nay sản phẩm tôm của Việt Nam được xuất khẩu sang 90 thị trường trên thế giới, trong đó kim ngạch năm 2016 đạt hơn 3,1 tỷ USD; kế hoạch xuất khẩu tôm năm 2017 khoảng hơn 3,3 tỷ USD, tăng 9% so năm trước. UBND tỉnh Cà Mau khẳng định: Nhiều năm qua, Cà Mau chọn con tôm là thế mạnh để đột phá phát triển. Hiện toàn tỉnh thả nuôi khoảng 278.000ha tôm/năm, sản lượng 146.000 tấn, cung ứng cho 34 nhà máy chế biến xuất khẩu với kim ngạch khoảng 1 tỷ USD/năm. Hiệu quả của con tôm là rất cao, song trước tình trạng dịch bệnh thường xuyên xuất hiện… gây khó khăn không nhỏ, vì thế tỉnh đang đầu tư đồng bộ để phát triển bền vững nghề này.

Theo đó, Cà Mau sẽ tập trung chuyển đổi một số diện tích sản xuất cây, con kém hiệu quả sang nuôi tôm. Tỉnh xây dựng đề án Nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, phát triển bền vững nghề nuôi tôm đến năm 2020 và định hướng năm 2030, với mục tiêu là ứng dụng công nghệ tiên tiến để phát triển nghề nuôi tôm hiện đại, hiệu quả. Cà Mau sẽ đa dạng hóa các loại hình nuôi tôm như: nuôi siêu thâm canh, nuôi thâm canh, nuôi quảng canh cải tiến, nuôi tôm - lúa, tôm - rừng… tùy điều kiện từng nơi mà áp dụng phù hợp. Tỉnh sẽ đầu tư mạnh hệ thống thủy lợi, đảm bảo nguồn nước phục vụ nuôi tôm; tăng cường quản lý chất lượng con giống, thức ăn, hóa chất, vật tư phục vụ nuôi tôm nhằm nâng cao năng suất, chất lượng con tôm.

Ông Phạm Vũ Hồng, Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang cho biết: “Qua đợt hạn mặn dữ dội vào năm 2016 khiến Kiên Giang thiệt hại hơn 56.000ha lúa, mất khoảng 1.489 tỷ đồng; vì vậy, tới đây tỉnh sẽ tập trung chuyển đổi những vùng trồng lúa kém hiệu quả, vùng bị nhiễm mặn, thiếu nước ngọt… sang nuôi thủy sản mà chủ yếu là con tôm. Diện tích tôm hiện nay khoảng 113.000 ha, dự kiến sẽ tăng thêm trong thời gian tới, bởi hiệu quả con tôm cao hơn cây lúa. Kiên Giang sẽ tăng diện tích tôm công nghiệp và bán công nghiệp ở vùng Tứ giác Long Xuyên, tăng năng suất tôm - lúa ở vùng U Minh Thượng; đầu tư cơ sở hạ tầng đáp ứng nhu cầu phát triển cho nghề nuôi tôm; tăng cường ứng dụng thực hành sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP…”

Theo Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Xuân Cường, ảnh hưởng của xâm nhập mặn và nước biển dâng sẽ làm nhiều nơi bị nhiễm mặn gây khó cho một số cây trồng khác, nhưng chuyển đổi sang tôm sẽ thích ứng - nhất là vùng ĐBSCL rất phù hợp để nuôi tôm. Bên cạnh đó, thị trường tiêu thụ tôm trên thế giới rộng lớn và chưa có ngưỡng giới hạn, giá tôm hầu như chưa bị rớt hoặc khủng hoảng. Vấn đề hiện nay là rà soát lại quy hoạch, điều chỉnh diện tích nuôi hợp lý, cơ cấu lại vùng nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa lớn, có sự liên kết trong sản xuất, tiêu thụ để hình thành chuỗi giá trị. Mục tiêu phấn đấu đến năm 2025 xuất khẩu tôm của Việt Nam đạt khoảng 10 tỷ USD, theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ…

TBKTSG
Đăng ngày 05/06/2017
NGUYỄN THANH
Nông thôn
Bình luận
avatar
avatar avatar
(>item.username<)

(>item.add_time*1000 | date:'y-M-d HH:mm:ss'<)

(>item.total_like<)

(>item.content<)

Tiêu hủy trên 2 triệu con tôm giống không qua kiểm dịch

Ngày 16/11, Phòng Cảnh sát về Môi trường Công an tỉnh Bạc Liêu vừa phối hợp các đơn vị liên quan bắt và tiêu hủy hơn 2 triệu con tôm giống không qua kiểm dịch.

tiêu hủy tôm giống
• 14:37 18/11/2022

Chấn chỉnh việc buôn bán, sử dụng kháng sinh cấm trong nuôi trồng thủy sản

Ngày 9/11, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có công văn gửi Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc tăng cường quản lý buôn bán, sử dụng thuốc thú y thủy sản trong nuôi trồng thủy sản.

Cần quản lý chặt chẽ chất kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản. Ảnh: Tép Bạc
• 10:41 10/11/2022

Đừng nuôi tôm như... đánh số đề!

Giống tôm kháng bệnh có thể chậm lớn hơn, song sẽ khắc phục được bất lợi của thời tiết, dịch bệnh tại vùng nuôi tôm khu vực Bắc Trung bộ và các tỉnh phía Bắc.

Thu hoạch tôm. Ảnh: icdn.dantri.com.vn
• 09:41 03/11/2022

Bình Định: Đẩy mạnh công tác tuần tra kiểm soát và xử lý vi phạm trong lĩnh vực thủy sản

TTKN Bình Định phối hợp với Truyền hình Bình Định tổ chức tọa đàm tăng cường kiểm soát và xử lý vi phạm trong lĩnh vực thủy sản.

tọa đàm
• 11:58 02/11/2022

Bình Định: Tăng cường bảo vệ nguồn lợi thủy sản từ vùng khơi đến ven bờ

Hiện nay, cường lực khai thác thủy sản ngày càng tăng, nguồn lợi thủy sản có dấu hiệu suy giảm mạnh, nhiều loài hải sản có nguy cơ cạn kiệt.

Môi trường biển
• 11:22 02/06/2023

Gặp gỡ nông dân trao đổi kinh nghiệm nuôi cá lồng trên biển

Sáng ngày 30.5, tại hội trường UBND phường Hải Cảng, TP Quy Nhơn, Trung tâm Khuyến nông phối hợp với Chi cục Thủy sản Bình Định tổ chức Chương trình gặp gỡ, trao đổi trực tiếp với nông dân về tiến bộ khoa học kỹ thuật mới và kinh nghiệm sản xuất nông nghiệp “Nuôi cá lồng trên biển”.

Nuôi cá lồng
• 10:43 01/06/2023

Thúc đẩy phát triển nghề nuôi cá lồng trên biển tại thành phố Quy Nhơn

Sáng ngày 30.5, tại phường Hải Cảng (thành phố Quy Nhơn), Trung tâm Khuyến nông Bình Định đã tổ chức chương gặp gỡ, trao đổi trực tiếp với người nuôi trồng thủy sản về các giải pháp thúc đẩy phát triển nghề nuôi cá lồng trên biển.

Buổi gặp gỡ
• 10:57 31/05/2023

Bàn về các giải pháp ứng dụng nuôi tôm ứng dụng công nghệ cao tại Hoài Nhơn

Ngày 23.5, tại phường Tam Quan Nam, Trung tâm Khuyến nông Bình Định đã tổ chức chương trao đổi trực tiếp với người nuôi tôm để xây dựng các giải pháp ứng dụng và nâng cao hiệu quả nuôi thương phẩm tôm thẻ chân trắng theo công nghệ Semi-Biofloc.

Hội nghị
• 10:43 25/05/2023

Dự báo giá tôm Việt Nam tiếp tục giảm từ sức ép tôm Ecuador

Doanh số tháng 5/2023 giảm 44% so với cùng kỳ năm ngoái khi sản lượng tôm tiêu thụ sụt giảm sâu. Giá tôm thương phẩm Việt Nam được dự báo còn tiếp tục giảm nhẹ thời gian tới trước sức ép từ tôm Ecuador.

Chế biến tôm
• 21:56 04/06/2023

Tự đưa ra kết luận tôm có chất bảo quản, nhiều thương lái ép giá tôm của nông dân

Sáng 3/6, người nuôi tôm trên địa bàn xã Vĩnh Trạch Đông (TP. Bạc Liêu) thông tin đến Báo Bạc Liêu về vụ việc bị thương lái ép giá vì cho rằng tôm có hàm lượng chất bảo quản vượt mức cho phép.

Tôm thẻ
• 21:56 04/06/2023

5 loại hải sản tốt nhất cho sức khỏe

Những loại hải sản nào đặc biệt tốt cho sức khỏe, các chuyên gia đã có chỉ dẫn sau.

Thủy hải sản
• 21:56 04/06/2023

Bình Định: Phát triển bền vững nghề khai thác cá ngừ đại dương

Bình Định hiện đang là tỉnh dẫn đầu về sản lượng khai thác cá ngừ đại dương trên cả nước, nhưng do công nghệ khai khác thô sơ và bảo quản vẫn còn thủ công nên chất lượng sản phẩm chưa cao, chưa đáp ứng được yêu cầu xuất khẩu nguyên con hiện nay.

Cá ngừ đại dương
• 21:56 04/06/2023

4 tình trạng bệnh nên tránh xa hải sản

So với thịt, hải sản có nhiều chất đạm và ít chất béo, ăn có vị thơm ngon mà không bị ngấy. Tuy nhiên, các chuyên gia dinh dưỡng chỉ ra rằng, hải sản tuy tốt nhưng không phải ai cũng hợp ăn hải sản, do đó cần chú ý nhiều hơn.

Thủy hải sản
• 21:56 04/06/2023