Tính chất kháng khuẩn của Địa Y

Địa y hứa hẹn sẽ là chất kháng khuẩn tự nhiên đối với các vi khuẩn gây bệnh nguy hiểm trên cá như xuất huyết, lở loét trên da cá,...

Địa Y
Địa Y là loài xuất hiện khắp mọi nơi trên Trái Đất.

Địa y là loài xuất hiện trên trái đất từ hàng nghìn năm trước và có ở mọi nơi, chúng được hình thành từ 2 sinh vật cộng sinh là tế bào tảo và sợi nấm. Địa y có thể thích hợp và phát triển tốt dù ở các điều kiện môi trường khắc nghiệt, hạn hán, nhiễm mặn hay nghèo dinh dưỡng…

Trong một số nghiên cứu gần đây của A. B. Yildirim và các cộng sự đã cho thấy một vài loài nấm thuộc địa y như Anaptychia ciliaris, Bryoria capillaris, Cetraria Islandica, Evernia divaricata, Evernia prunastri, Letharia Vulpina và Usnea florida có khả năng chống lại các loại mầm bệnh nguy hiểm do vi khuẩn Aeromonas hydrophila, Aeromonas salmonicida, Enterococcus faecalis, Lactococcus garvieae, Streptococcus agalactiae, Yersinia ruckeri gây bệnh trên cá như xuất huyết, lở loét trên da cá, gây chết hàng loạt…

Phương pháp thí nghiệm

Mẫu địa y được lấy từ nhiều tỉnh khác nhau của Bolu, Thổ Nhĩ Kỳ sau đó được  sấy khô và nghiền nhỏ thành bộ. Mỗi loại địa y sẽ được chiết xuất bằng ba dung môi khác nhau (acetone - AE, methanol – ME và nước - WE ) sau đó thí nghiệm và đánh giá bằng phương pháp khuếch tán trên đĩa thạch.

Mẫu vi khuẩn được chọn cho thí nghiệm gồm: Gram (-) Aeromonas hydrophila, Aeromonas salmonicida và Yersinia ruckeri và Gram (+) gồm Enterococcus faecalis, Lactococcus garvieaeStreptococcus agalactiae.

Bốn mẫu kháng sinh đối chứng được chọn gồm: furazolidone (FURA, 100 μg), oxytetracycline (OXI, 30 μg), cephalothin (CE, 30 μg) và tri-methoprim / sulfamox gg (TRI 1.25/23.75 μg). DMSO và nước được dùng làm mẫu đối chứng âm.

Các đĩa được ủ ở 28° - 37 ° C sau đó tiến hành đo đường kính của vùng ức chế (mm), mỗi thí nghiệm được lặp lại ba lần.

Kết quả

Hoạt động của vi khuẩn tưới tác dụng của 39 mẫu chất chiết xuất địa y được đánh giá bằng đường kính trung bình của các vùng ức chế (mm ± SE). Với đường kính >18 mm là khả năng ức chế vi khuẩn mạnh, đường kính <12 mm là khả năng ức chế vi khuẩn yếu.


Bảng đo lường hoạt tính kháng khuẩn của 3 mẫu địa y

Qua các thí nghiệm hầu hết các chiết xuất địa y có hoạt tính chống lại 4 loài vi khuẩn, A. hydrophila, E. faecalis, L. garviaeS. agalactiae, nhưng không có chất nào chống lại Y. ruckeriA. salmonicida. Bên cạnh đó các loài địa y E. divaricata, L. Vulpina, P. furfuracea, P. glauca không biểu hiện hoạt động ức chế chống lại bất kỳ mầm bệnh nào của cá.

Các chiết xuất acetone của địa y cho thấy hoạt động kháng khuẩn ảnh hưởng nhiều hơn so với chiết xuất methanol và nước. U. florida cũng đã cho kết quả kháng khuẩn cao hơn so với các mẫu chiếc xuất địa y khác.

Tuy kết quả khảo sát cho thấy khả năng ức chế vi khuẩn của kháng sinh cao nhưng đây không phải là loại thuốc có thể tùy tiện sử dụng. Vì nếu dùng quá liều dẫn đến tình trạng giảm hiệu lực kháng khuẩn, nếu bắt buộc dùng kháng sinh nên sử dụng đúng liều lượng, đúng hướng dẫn, tránh lạm dụng kháng sinh.

Kết luận

Một số bệnh nhiễm trùng máu, thối đuôi, thối vây, loét… trên cá thường do vi khuẩn A. hydrophila gây ra, chúng có sức đề kháng cao do có màng ngoài quanh thành tế bào và chứa lipopolysacarit (Turker et al., 2009).

Nhưng A. hydrophila nhạy cảm với các mẫu địa y, tất cả các mẫu địa y được thử nghiệm đều cho ra kết quả tích cực khi có khả năng ức chế A. salmonicid. Dựa trên các kết quả đã cho thấy địa y là loài có khả năng kháng khuẩn rất lớn với hoạt động phổ rộng.

Địa y hứa hẹn sẽ là chất kháng khuẩn tự nhiên, và tiềm năng trong phòng và trị các bệnh nguy hiểm trên cá.

Theo İsa Taş và cộng sự

Đăng ngày 27/11/2019
YẾN QUYÊN Lược Dịch
Khoa học

Bản chất chu trình chuyển hóa vật chất trong ao nuôi tôm

Chu trình chuyển hóa vật chất trong ao nuôi tôm là một quá trình biến đổi bảo toàn các nguyên tố trong chuỗi chuyển hóa từ nguồn chất hữu cơ đầu vào dưới tác động nhiều yếu tố lý – hóa – sinh trong ao tôm.

Chu trình chuyển hóa
• 14:00 15/11/2024

Liên kết khép kín chuỗi rong biển

Sáng 25/10/2024, tại Hà Nội, diễn ra lễ ký liên kết khép kín chuỗi rong biển giá trị cao giữa doanh nghiệp thu mua chế biến và doanh nghiệp cung cấp giống với Trung tâm ICAFIS thuộc Hội Thủy sản Việt Nam (đang phối hợp thúc đẩy chương trình hỗ trợ người dân trồng 1.000 ha rong biển).

Rong biển
• 10:07 01/11/2024

Siêu thâm canh tôm thẻ chân trắng độ mặn thấp

Những năm gần đây, hoạt động nuôi tôm thẻ chân trắng trong các vùng địa lý có độ mặn thấp, nằm sâu trong đất liền đang phát triển nhanh do đặc điểm sinh học của tôm chống chịu thay đổi lớn về độ mặn và mật độ thả giống cao (Prangnell và cộng sự, 2019a).

Tôm thẻ chân trắng
• 10:45 28/10/2024

Điểm sáng từ cho lai cá mú trân châu và cá mú nghệ

Được biết cá mú lại hay còn gọi là cá mú trân châu, cá này là con lai giữa cá mú nghệ đực (Epinephelus lanceolatus) tên tiếng anh giant grouper là và cá mú cọp cái (Epinephelus fuscoguttatus) tên tiếng anh là tiger grouper.

Cá mú
• 10:54 16/10/2024

Chính thức mở bán: "Thực hành Chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản"

Ngành nuôi trồng thủy sản Việt Nam đang cần giải pháp thực tế để vượt qua thách thức cần đối mặt để đạt được sản lượng, chất lượng đáp ứng nhu cầu thị trường lúc này.

Sách Thực hành chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản
• 01:22 26/11/2024

Hạn chế sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản

Hạn chế sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản là một vấn đề quan trọng nhằm bảo vệ sức khỏe cộng đồng và bảo vệ môi trường.

Kháng sinh
• 01:22 26/11/2024

Nâng cao hiệu quả trong khai thác thủy sản

Để nâng cao hiệu quả khai thác thủy sản, cần áp dụng các giải pháp đồng bộ từ việc áp dụng công nghệ tiên tiến đến việc cải thiện quản lý nguồn lợi thủy sản và bảo vệ môi trường.

Thu hoạch thủy sản
• 01:22 26/11/2024

Tạo rào cản cho vi khuẩn hạn chế xâm nhập vào tôm

Một trong những thách thức lớn nhất mà người nuôi phải đối mặt là các bệnh do vi khuẩn gây ra, gây ảnh hưởng đến sức khỏe và năng suất của tôm.

Tôm thẻ
• 01:22 26/11/2024

Xuất khẩu một tháng trở lại tỷ đô sau 27 tháng

Tháng 10/2024, xuất khẩu thủy sản 1,1 tỷ USD, tăng gần 31% so với cùng kỳ năm ngoái và đây là lần đầu tiên sau 27 tháng kể từ tháng 6/2022 đã trở lại mức tỷ đô một tháng. Lũy kế 10 tháng đầu năm 2024 đạt 8,33 tỷ USD, tăng 12% so với cùng kỳ năm ngoái với các mặt hàng chủ lực và các thị trường chính đều tăng.

Tôm thẻ
• 01:22 26/11/2024
Some text some message..