Tinh dầu tràm trà bảo vệ cá nuôi trước độc tố nấm mốc

Một nhóm các nhà nghiên cứu từ một số trường đại học và viện nghiên cứu ở Brazil đã khám phá việc sử dụng tinh dầu cây tràm trà (TTO) để ngăn chặn thức ăn bị nhiễm độc tố nấm mốc aflatoxin trên cá da trơn Nam Mỹ. Kết quả báo cáo được đăng trên tạp chí Comparative Biochemistry and Physiology.

Tinh dầu tràm trà bảo vệ cá nuôi trước độc tố nấm mốc
Tinh dầu tràm trà bảo vệ cá da trơn Nam Mỹ trước độc tố nấm mốc. Ảnh minh họa: Südamerikafans

Mục tiêu của nghiên cứu này là đánh giá liệu việc bổ sung tinh dầu từ cây tràm trà(TTO) và chế độ ăn có giảm thiểu các tác động tiêu cực của chế độ ăn bị nhiễm độc tố nấm mốc là aflatoxin trên cá da da trơn Nam Mỹ hay không. 

Tác hại của aflatoxin trong thức ăn cho cá

Khi sản lượng nuôi trồng thủy sản tăng lên, việc bổ sung protein từ thực vật vào thức ăn cho cá như một cách để giảm chi phí thức ăn. Tuy nhiên, việc thêm các thành phần như ngô và lạc vào thức ăn làm tăng cơ hội cho các độc tố nấm mốc bao gồm aflatoxin B1 và fumonisin B1. Aflatoxin là độc tố do vi nấm sản sinh tự nhiên bởi một số loài nấm mốc trong giống Aspergillus, nhất là Aspergillus flavusAspergillus parasiticus. Các loại nguyên liệu thực vật thường bị nhiễm aflatoxin là ngũ cốc (ngô, kê, lúa miến, gạo, lúa mì), hạt có dầu (lạc, đậu tương, hạt hướng dương)...

Thực phẩm và thức ăn chăn nuôi được chế biến bằng cây trồng có chứa độc tố nấm mốc làm suy giảm hàm lượng dinh dưỡng và có nguy cơ tiềm ẩn đối với sức khỏe của động vật và con người. Độc tố nấm mốc có liên quan đến các kết quả tiêu cực bao gồm suy nội tạng, nhiễm độc thần kinh, gây ung thư, ức chế miễn dịch ...

Khi cá tiếp xúc với aflatoxin B1 (AFB1) trong một khoảng thời gian thì sẽ tích lũy độc tố trong thịt và nội tạng của cá.

Trong sản xuất nuôi trồng thủy sản, độc tố nấm mốc phổ biến trong thức ăn là (AFB1), aflatoxin B2 (AFB2), aflatoxin G1 (AFG1) và aflatoxin G2 (AFG2). Trong đó AFB1 là một trong những chất gây ung thư mạnh nhất được biết đến, được phân loại là chất gây ung thư nhóm I bởi Cơ quan Nghiên cứu Ung thư Quốc tế (IARC, 1993) và gây ung thư gan cao.

Khi cá ăn phải thức ăn chứa độc tố nấm mốc, nó sẽ gây ra một số bệnh lý bao gồm nhiễm độc gan, nhiễm độc thận và nhiễm độc miễn dịch. Phòng ngừa có vai trò quan trọng trong việc giảm ô nhiễm độc tố mycotoxin.

Tại sao sử dụng tinh dầu cây tràm trà?

Một số loại tinh dầu được biết là có hoạt tính chống aflatoxin, kháng nấm và chống oxy hóa. Do đó đã có nhiều nghiên cứu trong việc sử dụng thực vật hoặc tinh dầu có nguồn gốc thực vật để kiểm soát độc tố nấm mốc. Tinh dầu cũng được chấp nhận là chất phụ gia trong thức ăn vì chúng được coi là an toàn, có khả năng phân hủy sinh học và có độc tính thấp. Nghiên cứu trước đây cho thấy, việc bổ sung tinh dầu tiểu hồi hương (Foeniculum Vulgare) vào thức ăn có chứa 200μg AFB1 cho thấy hiệu quả tích cực và giúp tăng cường khả năng miễn dịch của cá rô phi (Oreochromis niloticus), giảm thiểu tác động độc hại của các độc tố nấm mốc đến cá.

 

Tinh dầu cây tràm trà đã được sử dụng trong nuôi trồng thủy sản trước đây vì nó có đặc tính bảo vệ gan, kháng khuẩn, chống ký sinh trùng, gây mê và chống oxy hóa. Ảnh: Internet

Tinh dầu từ cây tràm trà (M. Alternifolia) có nguồn gốc ở Úc, đã được biết đến như là một chất chống nhiễm trùng tại chỗ với các đặc tính kháng khuẩn, kháng virus và kháng nấm trong cả thử nghiệm in vitro và lâm sàng (Cox & Markham, 2007 ; Papadopoulos, Carson, Hammer, & Riley, 2006 ). Một nghiên cứu trong phòng thí nghiệm cho thấy tinh dầu tràm trà (TTO) có tác dụng kháng nấm mạnh đối với độc tố ochratoxin A (OTA), được tạo ra bởi Aspergillus nigerAspergillus carbonarius. Điều này cho thấy khả năng hạn chế ảnh hưởng của độc tố nấm mốc có trong thức ăn.

Nghiên cứu cho ăn

Trong thử nghiệm cho ăn, 96 con cá da trơn nam mỹ (Rhamdia quelen) đã nhận được một trong bốn chế độ ăn trong thời gian 10 ngày. TTO được sử dụng để xây dựng hai trong số các chế độ ăn thử nghiệm đã có sẵn trên thị trường.

Các chế độ bao gồm không bổ sung, chế độ ăn bị nhiễm độc tố nấm mốc AFB1 và AFB2 (AFB), chế độ ăn bổ sung 1mL/kg tinh dầu tràm trà (TTO) và chế độ ăn có chứa độc tố nấm mốc AFB1,AFB2 kết hợp 1m/kg của tinh dầu tràmTTO (TTO + AFB). Các mẫu máu của cá từ các chế độ ăn được thu thập vào ngày thứ 5 và sau khi kết thúc thời gian cho ăn. Gan cá cũng được thu thập để phân tích.

Kết quả:

Cá trong chế độ ăn với sự hiện điện độc tố nấm mốc AFB có tỷ lệ tử vong là 16,6% khi kết thúc nghiên cứu. AFB gây ra tác dụng bất lợi đối với cá da trơn Nam Mỹ và xáo trộn hệ thống chống oxy hóa trong huyết tương và gan gây viêm gan và nhiễm độc gan. 

Việc bổ sung tinh dầu tràm trà TTO vào chế độ ăn uống đã chứng minh hiệu quả bảo vệ cá nuôi trước các độc tố nấm mốc và bằng cách cải thiện tổn thương gan. Bổ sung tinh dầu tràm trà ở nồng độ 1mL/kg trong thức ăn có thể được sử dụng trong cá để tăng tình trạng chống oxy hóa và giảm các tác động tiêu cực do độc tính aflatoxin gây ra. Do đó, sự bổ sung này có thể được sử dụng như một chiến lược để giảm độc tính liên quan đến aflatoxin trong cá. 

Comparative Biochemistry and Physiology Part C: Toxicology & Pharmacology. Melaleuca alternifolia essential oil abrogates hepatic oxidative damage in silver catfish (Rhamdia quelen) fed with an aflatoxin-contaminated diet.

C. Souza, M. Baldissera, S. Descovi, C. Zeppenfeld, P. Eslava-Mocha, E. Gloria, R. Zanette, B. Baldisserotto, A. da Silvaaf. DOI.org/10.1016/j.cbpc.2019.03.007

Đăng ngày 11/06/2019
VĂN THÁI (Lược dịch)
Nguyên liệu

Thức ăn thủy sản không làm từ cá

Trong những năm gần đây, việc phát triển các giải pháp thức ăn thủy sản không làm từ cá đã trở thành một xu hướng mới trong ngành nuôi trồng thủy sản. Với áp lực ngày càng gia tăng về bảo vệ nguồn tài nguyên biển và đáp ứng nhu cầu thực phẩm toàn cầu, việc tạo ra thức ăn thủy sản thay thế bền vững là một bước tiến quan trọng

thức ăn
• 10:25 29/10/2024

Chuyển đổi sang các nguồn thức ăn bền vững

Ngừng phụ thuộc vào các thành phần có nguồn gốc từ biển là ưu tiên của ngành nuôi trồng thủy sản trong nhiều thập kỷ. Protein thực vật hiện là thành phần được sử dụng nhiều nhất trong sản xuất thức ăn thủy sản trên toàn cầu

Đậu nành
• 10:17 09/10/2024

Nấm men hỗ trợ phòng bệnh thủy sản

Nấm men là một đối tượng mới với nhiều tiềm năng trong nuôi trồng thủy sản. Giúp giải quyết những khó khăn trong quá trình xữ lí môi trường nuôi, tăng đề kháng hạn chế được dịch bệnh, điều chế các chế phẩm sinh học,... đây được xem là hướng phát triển bền vững đối với nuôi trồng thủy sản hiện nay.

Nấm men
• 09:00 29/09/2024

Nguồn gốc Astaxanthin trong chuỗi thức ăn

Các nguồn astaxanthin tổng hợp và tự nhiên có ảnh hưởng lớn đến xu hướng của ngành, gây ra một làn sóng trên thị trường dược phẩm dinh dưỡng thế giới về sản phẩm dạng viên nang.

Astaxanthin
• 09:48 10/09/2024

Tổng hợp các phương pháp kiểm soát nguồn gốc chất thải

Kiểm soát nguồn gốc chất thải thủy sản đặc biệt là nuôi tôm là một khâu quan trọng trong quản lý chất thải, nhằm xác định nguồn phát sinh, loại chất thải, lượng chất thải và các thông tin liên quan khác. Các phương pháp này giúp chúng ta có những biện pháp xử lý và giảm thiểu chất thải hiệu quả hơn.

Nguồn gốc chất thải
• 10:34 14/11/2024

Tiêu chuẩn chất lượng thức ăn trong nuôi tôm: Yếu tố quan trọng để đảm bảo hiệu quả và sức khỏe

Thức ăn không chỉ là nguồn cung cấp năng lượng mà còn là nền tảng để tôm tăng trưởng, phát triển hệ miễn dịch, và đạt đến kích cỡ thương phẩm. Để đạt được mục tiêu này, người nuôi cần nắm rõ các tiêu chuẩn chất lượng thức ăn và cách kiểm soát chúng trong suốt quá trình nuôi.

Tôm thẻ
• 10:34 14/11/2024

Giải pháp nâng cao hiệu quả mô hình nuôi cá điêu hồng gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm

Nuôi thương phẩm cá điêu hồng trong lồng gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm là một mô hình khá hiệu quả, giúp gia tăng giá trị sản phẩm và đảm bảo sự bền vững cho người nuôi. Mô hình này kết hợp giữa việc nuôi cá và các hoạt động tiêu thụ, cung cấp cho người nuôi một thị trường ổn định và giảm thiểu rủi ro về giá cả hay tiêu thụ sản phẩm. Dưới đây là các giải pháp cần lưu ý khi thực hiện mô hình này

Cá điêu hồng
• 10:34 14/11/2024

Sự hỗ trợ nhau ở các bộ phận trên cơ thể tôm

Mỗi bộ phận của tôm, từ vỏ ngoài cứng cáp đến các cơ quan tiêu hóa, hô hấp và bài tiết, đều giữ vai trò riêng biệt nhưng lại không thể hoạt động một cách độc lập. Sự liên kết này giúp tôm bảo vệ bản thân trước các mối nguy, tận dụng dinh dưỡng và duy trì sức khỏe.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:34 14/11/2024

Chuyển giao kỹ thuật nuôi biển công nghiệp

Từ ngày 12 – 15/11/2024, tại thành phố Nha Trang, Tổng cục Thuỷ sản phối hợp với Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, Văn phòng điều phối nông thôn mới Trung ương, Đại học Cần Thơ, Đại học Nha Trang và Quỹ Thiện tâm (Tập đoàn Vingroup).

Ông Trần Đình Luân
• 10:34 14/11/2024
Some text some message..