Tình hình sản xuất và kinh doanh thủy sản 6 tháng đầu năm

Sản lượng khai thác 6 tháng đầu năm ước đạt 1,27 triệu tấn, tăng 4% so với năm ngoái. Trong đó sản lượng khai thác biển đạt 1,2 triệu tấn, tăng 4,7%.

xuatkhau

Tình hình chung

Năm 2012, kinh tế thế giới tiếp tục diễn biến xấu do hậu quả từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, khủng hoảng nợ công kéo dài ở khu vực châu Âu và xung đột chính trị ở Trung Đông và châu Phi. Hầu hết các nền kinh tế phát triển và đang phát triển đều chỉ tăng trưởng ở mức thấp, hoặc thậm chí tăng trưởng âm. 

Ở trong nước, những bất ổn nhiều năm qua trong nội tại nền kinh tế chưa được giải quyết triệt để, thiên tai dịch bệnh liên tiếp xảy ra, cùng với bối cảnh bất lợi của tình hình thế giới đã ảnh hưởng mạnh đến sản xuất kinh doanh và đời sống dân cư. Tổng sản phẩm trong nước (GDP) sáu tháng đầu năm 2012 ước tính chỉ tăng ở mức rất thấp, 4,38% so với cùng kỳ năm 2011, trong đó quý I tăng 4%; quý II tăng 4,66%.

Các doanh nghiệp thủy sản cũng chịu chung số phận như mọi ngành sản xuất khác, sản xuất có dấu hiệu đình đốn trong những tháng đầu năm, hàng hóa tiêu thụ chậm, hàng tồn kho tăng, nhiều doanh nghiệp hầu như đã bên bờ phá sản, không thể cầm cự trước hoàn cảnh thiếu vốn, thiếu nguyên liệu, thị trường tiêu thụ bấp bênh.

Trong mức tăng trưởng chung của toàn nền kinh tế 6 tháng đầu năm nay, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 2,81%, đóng góp 0,48 điểm phần trăm, thấp hơn nhiều so với mức 3,89% của cùng kỳ năm 2011.

Tổng sản lượng thủy sản 6 tháng đầu năm 2012 bằng 2,66 triệu tấn, tăng 5% so với cùng kỳ năm 2011, trong đó cá đạt 2,1 triệu tấn, tăng 5,1%; tôm 237,8 nghìn tấn, tăng 6,2%.

Khai thác thủy sản tăng nhẹ

Sản lượng thủy sản khai thác sáu tháng đầu năm ước đạt 1,27 triệu tấn, tăng 4% so với cùng kỳ năm trước; trong đó sản lượng khai thác biển đạt 1,2 triệu tấn, tăng 4,7%.

Thời tiết biển nửa đầu năm tương đối thuận lợi đối với hoạt động khai thác thủy sản. Một số nguồn lợi như cá cơm, cá nục, cá hố, cá đổng, cá ngừ,… xuất hiện nhiều trên các ngư trường. Nhiều loài có giá trị kinh tế cao như cá thu, cá chim, cá nhụ… cũng đạt năng suất khai thác khá tốt nên phần lớn chuyến biển đều có lãi. Đặc biệt sản lượng cá ngừ đại dương đánh bắt tăng khá do người dân áp dụng phương pháp câu mới, trong đó sản lượng của Phú Yên đạt 5,5 nghìn tấn, tăng 6% so với cùng kỳ năm trước; Bình Định đạt 5,1 nghìn tấn, tăng 36%.

Các địa phương tiếp tục thực hiện Quyết định số 48/2010/QĐ-TTg về chính sách hỗ trợ xăng dầu cho tàu có công suất lớn khai thác xa bờ và triển khai dự án quan sát bằng vệ tinh cho tàu cá có công suất 90CV trở lên, từ đó tạo điều kiện cho ngư dân yên tâm bám biển sản xuất.

Nuôi trồng thủy sản

Sản lượng thủy sản nuôi trồng sáu tháng ước đạt 1,39 triệu tấn, tăng 6,8% so với cùng kỳ năm trước, trong đó cá đạt 1,11 triệu tấn, tăng 6,5%; tôm 169,6 nghìn tấn, tăng 7%.

Theo thống kê sơ bộ, diện tích nuôi cá tra quy mô tập trung đạt khoảng 4.800 ha, trong nửa đầu năm đã thu hoạch khoảng 1.200ha, sản lượng ước 450.000 tấn cá nguyên liệu. Từ tháng 3, giá cá nguyên liệu bắt đầu giảm. Đến nay, dù người nuôi phải bán cá thấp hơn giá thành tới 2.000-3.000 đồng/kg nhưng các doanh nghiệp cũng chỉ dám mua cầm chừng do không có vốn, đặc biệt là khi người nuôi yêu cầu thành toán ngay do sợ doanh nghiệp vỡ nợ. 

Dịch bệnh tôm tiếp tục kéo dài, diễn biến phức tạp. Mặc dù với những nỗ lực chung, dịch bệnh đã được khống chế ở một số địa phương, nhưng tình hình vẫn rất trầm trọng. Tôm sú và tôm chân trắng nuôi ở 18 tỉnh, thành phố đã xảy ra hội chứng hoại tử gan tụy. So với cùng kỳ năm ngoái, diện tích tôm bị bệnh đốm trắng tại một số tỉnh thành tăng đáng kể như Bến Tre tăng hơn gấp 3 lần, Cà Mau tăng hơn gấp 10 lần, tổng diện tích bị nhiễm bệnh cũng tăng cao gấp 3 lần so với năm 2011. Theo Tổng cục Thủy sản, tổng số khoảng 39.000 ha nuôi tôm đã bị thiệt hại, tổn thất lên tới 5.500 tỷ đồng. Tại Phú Yên, từ đầu vụ thả nuôi đến nay, cả tỉnh đã có gần 75.600 con tôm hùm nuôi bị chết do các bệnh đục thân, đen mang, lỏng cổ, đường ruột và bệnh sữa.

Nuôi trồng các loại cá và thủy sản khác phát triển mạnh. Phong trào nuôi cá rô phi, cá chẽm, cá kèo…tiếp tục được đầu tư trên các đầm phá, hồ đập thủy lợi và ruộng lúa. Nuôi cá hồng, cá mú, cá giò, tu hài, nghêu lụa, sò huyết...phát triển ở các địa phương vùng biển. Nuôi cá lồng bè tăng mạnh ở vùng đồng bằng sông Cửu Long với loại thủy sản nuôi chính là cá điêu hồng, cá bống tượng và cá lóc. 

Xuất khẩu thủy sản: Lo ngại giá giảm

Ước giá trị xuất khẩu thủy sản tháng 6 đạt 550 triệu USD, nâng tổng giá trị xuất khẩu thủy sản 6 tháng lên xấp xỉ 2,9 tỷ USD, tăng 10,6% so với cùng kỳ năm 2011. Giá trị xuất khẩu tôm đạt trên 900 triệu USD, cá tra hơn 800 triệu USD. Xuất khẩu sang các nước thuộc khối EU tiếp tục giảm.

Tuy nhiên, xuất khẩu sang Nhật Bản, Mỹ, Australia và một số thị trường khác tăng trưởng khá. Xuất khẩu sang nhóm thị trường Nam Mỹ có nhiều dấu hiệu khả quan.

Vấn đề đáng lo ngại là giá xuất khẩu giảm. Tôm ở Nam Mỹ và một số nước châu Á như Ấn Độ, Thái Lan được mùa, nguồn cung tăng đẩy giá xuống thấp. Riêng tại Nhật Bản, tôm Việt Nam hầu như bất lực khi phải đối mặt với quyết định kiểm tra Ethoxyquin với mức dư lượng thấp đến “không tưởng” bằng 0,01ppm. Trong khi đó giá cá tra giảm mạnh, thậm chí xuống tới 2,5-2,8 USD/kg, thấp hơn cùng kỳ năm trước, do nhiều doanh nghiệp buộc phải đẩy mạnh tiêu thụ hàng tồn kho, chấp nhận bán giá thấp để thu hồi vốn thanh toán nợ ngân hàng.

Trước tình hình sản xuất và xuất khẩu thủy sản hết sức khó khăn hiện nay, VASEP đang tích cực phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng đề án gói cứu trợ khẩn cấp “cứu” xuất khẩu thủy sản, như mua tạm trữ cá tra nguyên liệu, áp dụng giá sàn, giảm lãi suất vay vốn nuôi thủy sản, hỗ trợ thiệt hại cho người nuôi tôm, v.v... đồng thời với các giải pháp trung và dài hạn, trình Chính phủ cho thực hiện trong thời gian sớm nhất. 

Nguồn Vietfish
Đăng ngày 21/07/2012
Đánh bắt

Đồng Nai kiên quyết dẹp ngư cụ cấm và đánh bắt tự diệt

Trong thời gian qua, Đồng Nai đã nỗ lực thực hiện nhiều biện pháp mạnh mẽ nhằm dẹp bỏ ngư cụ cấm và các hình thức đánh bắt kiểu “tự diệt”.

Người dân
• 09:34 01/11/2024

“Lộc trời” sau bão Trà Mi: Người dân Đà Nẵng đón nhận món quà từ biển

Bão Trà Mi qua đi đã để lại những “món quà” bất ngờ cho người dân Đà Nẵng, khi dọc bờ biển đường Nguyễn Tất Thành được phủ kín bởi vẹm xanh, sò huyết, chíp chíp, và nhiều loại hải sản khác.

Vẹm xanh
• 10:33 31/10/2024

Người dân thất thoát trước quy định mới về đánh bắt cá ngừ

Nhiều ngư dân Việt Nam đang gặp khó khăn trước các quy định mới về kích thước tối thiểu khi khai thác cá ngừ vằn. Cụ thể, theo Nghị định 37/2024/NĐ-CP, cá ngừ vằn chỉ được phép khai thác nếu đạt chiều dài từ 50cm trở lên. Quy định này nhằm bảo vệ nguồn lợi hải sản, nhưng lại gây thiệt hại lớn cho ngư dân và doanh nghiệp xuất khẩu.

Cá ngừ
• 14:13 22/10/2024

Ngăn chặn nhập lậu, buôn bán, vận chuyển trái phép tôm hùm giống

Thời gian qua, sản lượng nuôi tôm hùm ở Việt Nam được duy trì ổn định đạt trên 3.200 tấn/ năm với hơn 180.000 lồng nuôi. Hai đối tượng nuôi chính là nuôi tôm hùm xanh (Panulirus hormarus) và tôm hùm bông (Panulirus ornatus).

Tôm hùm giống
• 14:49 26/09/2024

Cảnh báo về cơn bão Yinxing cho người dân nuôi trồng thủy sản

Sáng ngày 8/11/2024, cơn bão Yinxing chính thức đi vào Biển Đông, trở thành cơn bão số 7 của năm. Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, đây là một trong những cơn bão mạnh nhất năm nay, với sức gió vùng gần tâm bão đạt cấp 14 (từ 150 đến 166 km/h), giật đến cấp 17

Bão
• 13:14 08/11/2024

Xuất khẩu tôm của Ecuador giảm mạnh trong tháng 9

Theo báo cáo mới nhất từ Phòng Thủy sản Quốc gia Ecuador (CNA), xuất khẩu tôm đông lạnh của Ecuador trong tháng 9/2024 đã giảm đáng kể do nhu cầu suy giảm từ các thị trường quan trọng, đặc biệt là châu Á. Cụ thể, lượng xuất khẩu giảm 11% so với cùng kỳ năm ngoái, với mức sụt giảm đặc biệt rõ rệt ở các thị trường lớn như Trung Quốc và Mỹ.

Tôm thẻ chân trắng
• 13:14 08/11/2024

Lạm dụng hóa chất trong nuôi tôm

Sử dụng hóa chất có thể giúp phòng bệnh và tăng năng suất tạm thời, nhưng việc lạm dụng có thể gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe tôm, môi trường và người tiêu dùng. Vậy lạm dụng hóa chất trong nuôi tôm là gì, nguy cơ từ nó ra sao và làm thế nào để giảm thiểu vấn đề này?

Tôm thẻ chân trắng
• 13:14 08/11/2024

Quản lý chất thải trong ao nuôi tôm

Nuôi tôm thâm canh sử dụng thức ăn công nghiệp có thành phần dinh dưỡng cao, đặc biệt đạm và phốt pho. Thức ăn tôm dư thừa và phân tôm là nguyên nhân làm tăng hàm lượng chất thải hữu cơ rắn và lơ lửng trong ao.

Cải tạo ao nuôi
• 13:14 08/11/2024

Xu hướng tôm sinh thái: Tiềm năng mở rộng thị trường châu Âu và Mỹ

Trong bối cảnh người tiêu dùng tại Châu Âu và Mỹ ngày càng quan tâm đến sức khỏe và môi trường, tôm sinh thái nổi lên như một lựa chọn bền vững trong ngành thủy sản. Sản phẩm này không chỉ đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe về môi trường, mà còn mang đến lợi ích rõ rệt cho sức khỏe.

Tôm sú
• 13:14 08/11/2024
Some text some message..