Tình hình tôm chết sớm nghi bệnh mờ đục trên ấu trùng tôm thẻ (TPD)

Theo ghi nhận từ Sở Nông nghiệp và PTNT về việc rà soát, nắm thông tin tình hình tôm nuôi chết sớm nghi do bệnh TPD và triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh.

Tôm thẻ
Dịch bệnh mờ đục trên ấu trùng tôm thẻ. Ảnh: VPAS

Về tác nhân gây bệnh tôm chết sớm do bệnh TPD

Bệnh mờ đục trên ấu trùng tôm (translucent post - larvae disease, viết tắt là TPD) được phát hiện lần đầu tiên ở trại sản xuất giống tôm thẻ chân trắng tại Trung Quốc từ năm 2020; nguyên nhân gây bệnh được xác định là do chủng vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus, làm cho tôm có các dấu hiệu: gan tụy và ruột trắng, trong suốt, cơ thể mờ nhạt và teo nhỏ. Hiện nay, Tổ chức Thú y thế giới và mạng lưới các Trung tâm Nuôi trồng thủy sản Châu Á - Thái Bình Dương (NACA) chưa công bố thông tin và phương pháp chẩn đoán, xét nghiệm bệnh này. Đến nay, ngoài Trung Quốc chưa có quốc gia nào báo cáo có xuất hiện bệnh TPD trên tôm nuôi (theo Công văn số 806/TY-TYTS ngày 08/4/2024 của Cục Thú y).

Bệnh mờ đục trên hậu ấu trùng tôm thẻ (TPD), do Vibrio parahaemolyticus (VpTPD) mang gen độc lực cao gây ra, đã trở thành một bệnh tôm mới nổi, ảnh hưởng đến hơn 70%–80% các trại ương tôm ven biển ở Trung Quốc từ năm 2020 gây chết trên hậu ấu trùng tôm thẻ, trên tôm Post Larva 5 - 7, tỷ lệ gây chết lên tới 90% trong vòng 3 ngày kể từ khi tôm có dấu hiệu bệnh. Hai đối tượng như mực và giun nhiều tơ cũng được phát hiện dương tính với TPD.

- TPD chứa protein độc tính cao (Vibrio High Virulence Protein- VHVP) gây độc cấp tính đối với biểu mô gan tụy, đường ruột hậu ấu trùng.

- Gây bong tróc tế bào mô gan tụy và ruột giữa, tương tự bệnh hoại tử gan tụy cấp (EMS/AHPND), nhưng độc lực của TPD cao hơn AHPND 1.000 lần.

- Bệnh TPD do 2 protein có độc tính cao VHVP-1 và VHVP-2 do 2 gen mã hóa vhvp-1 và vhvp-2 ở Vibrio parahaemolyticus gây ra.

- Tỷ lệ gây chết rất cao nếu vi khuẩn có cả 2 gen đột biến vhvp-1 và vhvp-2.

- Nếu vi khuẩn chỉ có 1 gen vhvp-1, thiếu gen vhvp-2 thì tỷ lệ gây chết tích lũy chỉ 4,92%.

- TPD thuộc nhóm nội độc tố (endotoxins), vì không phát hiện TPD tiết VHVP ra môi trường xung quanh.

- Dấu hiệu bệnh lý: Dạ dày và ruột rỗng trắng, bề ngoài trong suốt, gan tuỵ mờ đục, cơ thể mờ nhạt và teo nhỏ. Giai đoạn xuất hiện bệnh PL3 – PL12, chủ yếu trên PL5 - PL7.

- Đối tượng bị nhiễm bệnh TPD: trên tôm thẻ chân trắng, tôm he Nhật Bản.

Bệnh TPD chủ yếu ảnh hưởng trên tôm giống Post Larva, theo nghiên cứu của GS.TS. Đặng Thị Hoàng Oanh chuyên gia bệnh học trường Thuỷ sản trường ĐHCT bệnh TPD ảnh hưởng từ PL1-PL15 chủ yếu tập trung từ tôm PL5- PL7, và có thể gây chết tôm giống thẻ sau khi thả nuôi từ 5-8 ngày tuổi.

Đến nay, chưa có cơ quan quản lý chuyên ngành hướng dẫn quy trình xét nghiệm bệnh TPD. Tuy nhiên, Cục Thú y đang hoàn thiện quy trình chuẩn và các phòng thử nghiệm thuộc Cục Thú y có thể thực hiện xét nghiệm gene VHVP-2 có trên nhóm vi khuẩn Vibrio spp. gây bệnh TPD.

Mô học tôm bệnh
Dấu hiệu lâm sàng và phần mô học của tôm khỏe và tôm bệnh. Ảnh: TSVN

Theo báo cáo của Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Ninh Thuận, thời gian cuối năm 2023 đến nay, một số thông tin từ các cơ sở sản xuất tôm giống trên địa bàn tỉnh cho biết có hiện tượng tôm giống chết nhanh không rõ nguyên nhân xảy ra chủ yếu ở giai đoạn Post. Đến ngày 07/3/2024, phòng Shrimpvet có hoạt động dịch vụ chỉ tiêu bệnh TPD trên mẫu thuỷ sản (tôm, dời), số lượng mẫu xét nghiệm đến ngày 20/3/2024 là 112 mẫu, trong đó có 08 mẫu dương tính (04 mẫu tôm post thẻ giống và 04 mẫu trên tôm thẻ nuôi thương phẩm). Đây là chỉ tiêu bệnh mới chưa có trong danh mục bệnh thuỷ sản công bố tại Thông tư 04/2016/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và PTNT ban hành ngày 10/5/2016 quy định về phòng, chống dịch bệnh động vật thuỷ sản. 2. Tình hình bệnh tôm chết sớm nghi do TPD tại Cà Mau

Sở Nông nghiệp và PTNT giao Chi cục Chăn nuôi và Thú y chỉ đạo các Trạm chăn nuôi và Thú y phối hợp các Trạm Khuyến nông và phòng Nông nghiệp và PTNT các huyện, phòng Kinh tế thành phố Cà Mau rà soát, khảo sát nắm tình hình tôm nuôi nghi bị bệnh chết sớm TPD và các dấu hiệu, triệu chứng lâm sàn khi xảy ra hiện tượng tôm chết sớm nghi do bệnh TPD thời gian qua tại các địa phương. Qua tìm hiểu, rà soát các hộ nuôi tôm thâm canh, siêu thâm canh trên tôm thẻ chân trắng và được thông tin từ các hộ nuôi nghi ngờ bị bệnh TPD như sau:

- Tại huyện Đầm Dơi xảy ra tại 04 hộ/0,72ha nuôi thâm canh tôm thẻ chân trắng (cụ thể: hộ nuôi ông Huỳnh Văn Phích xã Trần Phán, tôm bệnh ngày 02/01/2024, sau 05 ngày thả nuôi tôm phát hiện bị bệnh và chết rãi rác đến ngày thứ 8 thì chết lên đến 80-90%, nguồn tôm giống Greentect - Ninh Thuận; ông Lê Chí Lập xã Tân Duyệt, tôm bệnh ngày 30/01/2024, sau 07 ngày thả nuôi phát hiện bệnh và chết đến ngày thứ 9, nguồn tôm giống CP Bạc Liêu; ông Hồ Văn Bửu xã Trần Phán, tôm bệnh ngày 21/02/2024 sau 10 ngày thả nuôi phát hiện bệnh và chết, nguồn tôm giống Việt Úc Cà Mau; ông Trần Văn Đương xã Trần Phán, tôm bệnh ngày 11/3/2024 sau 10 ngày thả nuôi phát hiện bệnh và chết, nguồn tôm giống CP Bạc Liêu. Theo thông tin các chủ hộ nuôi thì nguồn tôm giống từ các cơ sở sản xuất tại tỉnh Ninh Thuận, Bạc Liêu, Cà Mau cung cấp, lúc thả tôm khỏe mạnh bình thường, sau khi thả 2-3 ngày tôm có biểu hiện giảm ăn, thân trắng đục, gan tụy mờ nhạt... và chết từ từ ngày càng nhiều đến ngày thứ 7, tỷ lệ chết cao trên 90%.

- Huyện Năm Căn nghi ngờ tôm bệnh TPD xảy ra từ tháng 11 - 12 năm 2023 tại 09 hộ/02ha (xã Hàng Vịnh 06 hộ/01ha; xã Hiệp Tùng 03 hộ/01ha. Theo tìm hiểu, khảo sát các hộ này tôm giống thả nuôi được 03 ngày tôm giảm ăn và có chết rải rác, đến ngày thứ 7-8 tôm chết hàng loạt, tôm chết có biểu hiện tôm giảm ăn, gan tụy nhạt vàng, ruột trống rỗng, thân có màu trắng mờ đục, tỷ lệ chết lên đến 80-90%.

Nhìn chung, bệnh TPD qua tìm hiểu từ các hộ nuôi tôm thẻ thâm canh, siêu thâm canh nghi ngờ bệnh này xảy ra từ giữa tháng 11/2023 cho đến nay. Các huyện còn lại theo rà soát của lực lượng thú y và khuyến nông trên địa bàn chưa ghi nhận trường hợp nào tôm thẻ thả nuôi nghi ngờ bị bệnh chết sớm TPD. Cà Mau, có 02 cơ sở sản xuất tôm giống thẻ chân trắng: Việt Úc và Tôm Sinh Thái, qua tìm hiểu tại cơ sở sản xuất này chưa phát hiện bệnh hay nghi ngờ bệnh TPD trên tôm giống post thẻ.

Tôm giốngKhuyến cáo người nuôi mua tôm giống có nguồn gốc rõ ràng, được kiểm dịch thú y

Nhận định: Qua khảo sát của các đơn vị và thông tin cung cấp của người nuôi tôm tại một số vùng nuôi, hiện tượng tôm chết sớm thời gian qua với các dấu hiệu: tôm giảm ăn, bơi lờ đờ, đường ruột trống không có thức ăn, gan tụy nhạt màu, thân tôm gần như trong suốt hay mờ đục, tôm chết rải rác sau khi thả nuôi, sau đó chết nhanh, chết nhiều sau 5-10 ngày thả nuôi. Đối chiếu với mô tả dấu hiệu bệnh tôm chết sớm nghi do bệnh TPD của Cục Thú y tại Công văn số 806/TY-TYTS ngày 08/4/2024 là rất tương đồng. Từ đó cho thấy, tại các diện tích nuôi thâm canh tôm thẻ chân trắng, hiện tượng tôm chết sớm có thể nghi do bệnh TPD là rất cao, xảy ra giai đoạn hậu ấu trùng tôm giống (Post Larvae), có thể nguồn xuất phát từ các cơ sở sản xuất, ương dưỡng tôm giống đã bị nhiễm bệnh. Tỷ lệ nhiễm bệnh khá cao, tỷ lệ chết đến 90% trong vòng vài ngày sau khi thả nuôi hoặc ở tôm Post giống (PL5 - PL7).

Biện pháp phòng, chống

Theo nhận định của Cục Thú y, trước tình hình lưu hành bệnh mờ đục trên ấu trùng tôm (bệnh TPD) và nguy cơ xâm nhiễm vào Việt Nam là rất lớn. Theo thông tin của người nuôi tôm tại một số vùng nuôi thâm canh trong tỉnh, đã xảy ra hiện tượng tôm giống thẻ chân trắng bị chết sớm, chết nhanh, chết nhiều sau khi thả nuôi với các dấu hiệu: tôm giảm ăn, bơi lờ đờ, đường ruột trống không có thức ăn, gan tụy nhạt màu, thân tôm gần như trong suốt hay mờ đục, nghi có khả năng do bệnh TPD. Để chủ động phát hiện sớm bệnh TPD (nếu có) và xử lý mầm bệnh, không để lây lan diện rộng trong thời gian tới, do hiện nay chưa có hướng dẫn quy trình xét nghiệm và các biện pháp chữa trị mà phòng bệnh là chính. Sở Nông nghiệp và PTNT chỉ đạo các đơn vị chuyên môn trực thuộc tăng cường phòng, chống một số bệnh nguy hiểm trên tôm nuôi, đặc biệt bệnh TPD cần quan tâm một số nội dung sau:

- Tăng cường công tác kiểm tra thực tế, giám sát dịch bệnh tại các cơ sở sản xuất, ương dưỡng tôm giống, cơ sở nuôi tôm thâm canh, nhất là giống tôm thẻ chân trắng. Lưu ý nắm thông tin, khảo sát, điều tra dịch tễ các trường hợp tôm giống đang sản xuất, ương dưỡng hoặc tôm sau khi thả nuôi có hiện tượng chết sớm, chết nhanh, chết nhiều với các biểu hiện bệnh như trên... nghi do bệnh TPD, kịp thời tổ chức lấy mẫu bệnh phẩm (theo hướng dẫn của cơ quan thú y) gửi về Cục Thú y (Trung tâm Chẩn đoán thú y Trung ương hoặc Chi cục Thú y vùng) để xét nghiệm, xác định nguyên nhân. Đồng thời, hướng dẫn cơ sở áp dụng các biện pháp xử lý bệnh dịch, khử trùng nhằm hạn chế bệnh lây lan (theo quy định về phòng, chống dịch bệnh thủy sản của Bộ Nông nghiệp và PTNT).

- Tăng cường công tác kiểm dịch vận chuyển tôm giống, kiểm soát tôm giống nhập tỉnh; khuyến cáo người nuôi mua tôm giống có nguồn gốc rõ ràng, lựa chọn tôm giống khỏe mạnh, màu sắc đặc trưng theo quy chuẩn kỹ thuật đối với loài tôm giống và đã được kiểm dịch thú y.

- Tổ chức tuyên truyền, nâng cao nhận thức và ý thức về chấp hành quy định về phòng, chống dịch bệnh thủy sản cho người sản xuất, người nuôi tôm. Chủ động thực hiện các biện pháp phòng bệnh tổng hợp, an toàn sinh học tại các cơ sở sản xuất, ương dưỡng, cơ sở nuôi thương phẩm, tuân thủ khuyến cáo lịch thời vụ thả nuôi của địa phương, thực hiện vệ sinh, khử trùng tiêu độc, đảm bảo hiệu quả ngăn chặn tác nhân gây bệnh từ bên ngoài xâm nhập vào cơ sở và mầm bệnh từ cơ sở (nếu có) ra ngoài môi trường.

- Kiểm tra chặt chẽ các yếu tố môi trường và duy trì ở ngưỡng thích hợp nhất cho sinh trưởng và phát triển của tôm. Quản lý tảo và môi trường nước bằng các chế phẩm vi sinh.

- Đối với bệnh mờ đục trên ấu trùng tôm (TPD) người dân cần có ao gièo để gièo tôm lại sau 10 đến 15 ngày nếu không có biểu hiện bệnh TPD thì chuyển qua ao nuôi để hạn chế thiệt hại, khi phát hiện tôm có dấu hiệu bệnh TPD thì báo ngay cán bộ Khuyến nông, Thú y để được hướng dẫn tiêu độc, khử trùng nhằm hạn chế mầm bệnh lây lan.

Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Cà Mau
Đăng ngày 06/05/2024
Dịch bệnh

Sự cần thiết của chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản

Những đợt dịch bệnh không chỉ gây thiệt hại nặng nề mà còn ảnh hưởng đến chất lượng và uy tín của sản phẩm thủy sản trên thị trường. Để đối phó với thách thức này, chẩn đoán bệnh học thủy sản đã trở thành một công cụ quan trọng, giúp phát hiện sớm các vấn đề sức khỏe của đàn nuôi, giảm thiểu rủi ro lây lan dịch bệnh và tối ưu hóa quy trình quản lý.

Xét nghiệm tôm
• 16:00 19/11/2024

Tăng cường sản xuất nuôi trồng thủy sản các tháng cuối năm 2024

Trong 9 tháng đầu năm 2024, sản xuất nuôi trồng thuỷ sản của nước ta đã đối mặt với nắng nóng tại miền Trung, khô hạn tại Tây nguyên, xâm nhập mặn tại miền Nam, bão, lũ xảy ra tại các tỉnh phía Bắc.

Tôm thẻ
• 10:44 18/11/2024

Bệnh thường gặp trên cá tra và biện pháp phòng chống

Cục Thủy sản vừa cho biết đặc điểm dịch tễ của một số bệnh thường gặp trên cá tra và biện pháp phòng trị có hiệu quả.

Cá tra
• 10:15 06/11/2024

Thời điểm giao mùa tôm dễ bị bệnh đốm trắng

Thời điểm giao mùa luôn là lúc dễ xảy ra các vấn đề sức khỏe cho tôm, đặc biệt là bệnh đốm trắng - một căn bệnh phổ biến và gây thiệt hại nghiêm trọng cho người nuôi. Bệnh đốm trắng thường xuất hiện vào những thời điểm khí hậu thay đổi thất thường, chẳng hạn như khi mùa mưa bắt đầu hoặc khi trời chuyển sang lạnh.

Tôm đốm trắng
• 09:55 06/11/2024

Tăng cường sức đề kháng cho tôm bằng các chế phẩm sinh học

Một trong những giải pháp bền vững, an toàn và hiệu quả là sử dụng các chế phẩm sinh học. Chế phẩm sinh học không chỉ giúp cải thiện sức đề kháng cho tôm mà còn có lợi cho môi trường ao nuôi, giảm nhu cầu sử dụng kháng sinh và các hóa chất độc hại.

Tôm thẻ
• 00:15 25/11/2024

Phân biệt bệnh đốm trắng trên tôm do vi khuẩn và virus

Bệnh đốm trắng trên tôm là một trong những bệnh nguy hiểm và phổ biến nhất đối với ngành nuôi tôm, gây thiệt hại lớn về kinh tế và sản lượng. Đây là bệnh có thể do nhiều tác nhân khác nhau gây ra, trong đó nổi bật là các loại vi khuẩn và virus. Dù cả hai loại tác nhân này đều gây ra các triệu chứng tương tự nhau, nhưng nguyên nhân, cách thức lây lan, cũng như phương pháp điều trị và phòng ngừa lại hoàn toàn khác biệt

Tôm thẻ chân trắng
• 00:15 25/11/2024

Những điểm mạnh từ sự phát triển ngành thủy sản Australia mà Việt Nam có thể học hỏi

Ngành thủy sản Australia không chỉ nổi tiếng với những sản phẩm chất lượng cao mà còn được xem là hình mẫu về phát triển bền vững.

Thủy sản
• 00:15 25/11/2024

Thần tình yêu đại dương - Cá thần tiên rạn san hô

Cá thần tiên rạn san hô Tosanoides Aphrodite là một phát hiện đầy bất ngờ trong thế giới sinh vật biển. Được các nhà nghiên cứu tại Viện Khoa học California (Mỹ) công bố, loài cá này không chỉ gây ấn tượng bởi vẻ đẹp lộng lẫy mà còn khiến cộng đồng khoa học ngạc nhiên khi chúng chưa từng được ghi nhận trước đây. Cùng tìm hiểu về loài cá được mệnh danh là "thần tình yêu đại dương" này!

Tosanoides Aphrodite
• 00:15 25/11/2024

Tôm vào vụ đông - Sale không giới hạn

Khi tôm vào vụ mới công tác chuẩn bị vật tư, vệ sinh ao, nguồn nước,... là những khâu quan trọng để có một mùa vụ thành công. Việc này ngoài bỏ công sức ra thì cũng tốn khá nhiều chi phí. Để tiết kiệm hơn, bà con hãy ghé ngay Farmext eShop, tại đây sắp diễn ra nhiều ưu đãi cực to cho các sản phẩm phục vụ nuôi tôm vụ đông.

Tôm vào vụ đông
• 00:15 25/11/2024
Some text some message..