Tính kháng khuẩn của chiết xuất tầm bóp đến tác nhân gây bệnh phân trắng

Nghiên cứu giới thiệu nồng độ phù hợp khi dùng chiết xuất cây tầm bóp để điều trị bệnh phân trắng trên tôm.

Tầm bóp
Tầm bóp.

Bệnh phân trắng (WFD) là một trong những bệnh gây nguy hại rất lớn cho nghề nuôi tôm hiện nay. Mầm bệnh thường tấn công khi tôm đạt cỡ 30-80 ngày tuổi. Với triệu chứng đặc trưng quan sát được là có nhiều sợi phân trắng nổi trên mặt nước hoặc xuất hiện trong vó, tôm giảm ăn, tăng trưởng chậm và chết dần.

Các loại vi khuẩn vibrio được chẩn đoán là nguyên nhân gây ra bệnh này bao gồm: V. parahaemolyticus (khuẩn lạc xanh), V. fluvialis (khuẩn lạc vàng), V. vulnificus (khuẩn lạc xanh), V. mimicus (khuẩn lạc xanh), V. alginolyticusV. cholera. Ruột tôm khi bệnh phân trắng sẽ không chứa thức ăn mà chứa nhiều sợi phân và có mùi hôi vì vibrio ngăn cản quá trình tiêu hóa thức ăn trong ruột tôm.

Gần đây, nhiều người nuôi đã nhận biết được phải kiểm soát vi khuẩn vibrio trong nước và cả trong cơ thể tôm thì mới có thể phòng trị được bệnh phân trắng. Một số thảo dược tự nhiên, thân thuộc lại được sử dụng để điều trị hiệu quả bệnh trên tôm như Tầm bóp (lồng đèn) (Physalis angulata). Là một trong những thảo dược mọc nhiều ở vùng nhiệt đới. Thành phần của trong cây này bao gồm saponins, flavonoids, steroids, polyphenols, alkaloids và một số chất khác với hoạt tính kháng khuẩn cao, chống lở loét, chống đông máu.

Các chiết xuất của P. angulata có hoạt tính kháng nấm cực kỳ hiệu quả, chống lại sự phát triển và tăng sinh của vi khuẩn. Tuy nhiên trước đây việc nghiên cứu cây này chủ yếu thường tập trung để phòng và điều trị các bệnh trên người, là thành phần trong thuốc nhuận tràng, kháng viêm, tiểu đường. Do đó, cần thực hiện thêm một số khảo sát để đánh giá tiềm năng của chiết xuất từ cây tầm bóp chống lại vi khuẩn Vibrio spp gây bệnh phân trắng trên tôm nuôi.

Phương pháp và vật  liệu

Nghiên cứu được thực hiện tại Indonesia. Đầu tiên tiến hành thu thập cây tầm bóp, rửa sạch rồi tách riêng thân, rễ, lá của cây, sau đó thực hiện các bước tách chiết trong phòng thí nghiệm. Các chiết xuất trộn lần lượt với N-hexan, chloroform, ethyl acetate và ethanol mỗi mẫu 500 ml hóa chất (1:10). Tiến hành nuôi cấy và phân lập vi khuẩn Vibrio spp thu từ mẫu nước và mẫu ruột tôm bị nhiễm WFD.

Kết quả và thảo luận

Chiết xuất từ lá và thân của tầm bóp được thí nghiệm chứng minh là có hiệu quả chống lại các loài vibrio gây bệnh phân trắng. Tuy nhiên mỗi trích xuất với dung môi hữu khác nhau thu được đều có hoạt tính kháng khuẩn khác nhau.

Dựa vào kết quả cho thấy, trích xuất với dung môi Chloroform có hoạt tính kháng khuẩn mạnh nhất, kế đến là ethyl acetate. Bên cạnh đó tính kháng khuẩn của thảo dược này ở khuẩn lạc xanh tương đối thấp hơn ở những vi khuẩn có khuẩn lạc vàng trong khảo sát. Điều đó cho thấy rằng khả năng gây bệnh và sức đề kháng của khuẩn lạc xanh cao hơn khuẩn lạc vàng rất nhiều. Điều đó không quá xa lạ vì trước nay nhóm vibrio có khuẩn lạc xanh đều gây bệnh cho tôm nhiều hơn và nặng hơn so với khuẩn lạc vàng trong đa số trường hợp khác.

Khi xét nghiệm vùng ức chế của chiết xuất tầm bóp với dung môi chloroform và ethyl acetate đối với các khuẩn lạc đã mọc trên đĩa cấy. Kết quả phân tích phương sai cho thấy sự khác biệt rất lớn về nồng độ ảnh hưởng đến phạm vi ức chế của chiết xuất. Với nồng độ là 5% thì vùng ức chế thu được là lớn nhất 11mm và không khác biệt khi tăng nồng độ lên 10,15 và 20%.


Chiết xuất thảo dược và các vùng ức chế.

Tuy nhiên một điều đặc biệt được nhận ra là riêng chiết xuất từ lá cây tầm bóp với chloroform ở các nồng độ khác nhau thì hiệu quả tác dụng là khác nhau. Cụ thể khi tăng dần nồng độ sử dụng thì vùng ức chế trên đĩa cũng mở rộng ra theo. Do đó lá cây được cho là bộ phận có tác dụng ức chế thấp nhất với vi khuẩn Vibrio spp.

Kiểm tra tỷ lệ sống sót của tôm thẻ chân trắng sau khi ngâm trong chiết xuất tầm bóp trộn với chloroform, sau 1 giờ cho thấy 50% lượng chiết xuất có độc tính với 50% đàn tôm thử nghiệm. Trong khi đó, với nồng độ chiết xuất thấp hơn 50% thì tỉ lệ sống thu được từ 83 đến 100%. Do đó, có thể kết luận rằng chiết xuất từ tầm bóp với chloroform là an toàn khi dùng để kháng khuẩn với nồng độ tốt nhất là thấp hơn 25% khi sử dụng cho tôm.

Tóm lại chiết xuất thảo dược này có chứa nhiều hoạt chất kháng khuẩn hiệu quả khi pha trộn với dung môi chloroform và ethyl acetate với nồng độ diệt khuẩn mạnh nhất là 10% và không khác biệt ở các nồng độ 15, 20%. Đồng thời chiết xuất tầm bóp này gây độc ở nồng độ 50%.

Theo E Saraswati và AS Wijaya

Đăng ngày 26/12/2019
Hà Tử
Kỹ thuật

Chẩn đoán đúng bệnh, điều trị đúng thuốc: Kháng sinh đồ cho tôm cá

Sự gia tăng các vấn đề dịch bệnh đã khiến nhiều hộ nuôi đối mặt với những tác động nặng nề. Bạn đã bao giờ tự hỏi liệu mình có đang sử dụng kháng sinh một cách hiệu quả hay không? Làm thế nào để đảm bảo rằng các loại thuốc mà bạn đang dùng thực sự phù hợp với tác nhân gây bệnh? Câu trả lời chính là kháng sinh đồ. Nhưng liệu bạn đã hiểu đúng cách đọc và áp dụng kháng sinh đồ để tối ưu hóa quy trình điều trị chưa?

Đĩa khuẩn
• 11:03 26/12/2024

Các lưu ý khi xử lý ao thả nuôi vụ tết 2025

Vụ nuôi thả dịp Tết luôn là thời điểm quan trọng trong ngành thủy sản. Xử lý ao nuôi tôm vụ Tết 2025 cần chú trọng các lưu ý đặc biệt để đảm bảo môi trường nước sạch, tôm khỏe mạnh, và đạt năng suất cao trong điều kiện thời tiết mùa Tết thường lạnh và có thể biến đổi thất thường.

Ao nuôi tôm
• 10:29 23/12/2024

Chuyển giao cá tra bố mẹ và nâng cao chất lượng giống

Vừa qua, Tép Bạc phản ánh thông tin từ Cục Thủy sản và Hiệp hội Cá tra Việt Nam về chất lượng giống cá tra thấp, hao hụt đến 95% trong ương dưỡng và khi nuôi thương phẩm cũng hao hụt lớn, nhiều bạn đọc muốn biết thêm công tác giống đang thực hiện. Sau đây xin cung cấp thông tin từ Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản II (Viện 2)

Cá tra giống
• 09:51 13/12/2024

Tìm hiểu cách trao đổi khí của tôm

Tôm là loài động vật thủy sinh thuộc lớp giáp xác, có cơ chế trao đổi khí phức tạp và thích nghi tốt với môi trường nước. Quá trình trao đổi khí của tôm diễn ra thông qua các cấu trúc và cơ chế đặc biệt giúp chúng lấy oxy từ nước và thải khí carbon dioxide.

Tôm thẻ
• 09:43 06/12/2024

Nuôi tôm hiệu quả với thức ăn tiên phong Advance Pro - Độ đạm tối ưu 36%

Trong những năm qua, nuôi tôm thâm canh và siêu thâm canh được xem là mô hình lý tưởng mang lại thu nhập ổn định cho các hộ nuôi.

Grobest
• 07:17 09/01/2025

Nguyên tắc nuôi ghép các loài phù hợp

Nuôi ghép các loài đang trở thành xu hướng phổ biến trong nuôi trồng thủy hải sản hiện đại. Phương pháp này không chỉ giúp tối ưu hóa nguồn lực và diện tích ao hồ, mà còn tăng cường hiệu quả kinh tế, bảo vệ môi trường.

Nuôi ghép
• 07:17 09/01/2025

Các cơ sở chế biến thủy sản đang tăng khối lượng để phục vụ dịp tết

Dịp Tết Nguyên Đán không chỉ là thời gian để người dân sum vầy, mà còn là giai đoạn cao điểm cho ngành chế biến thủy sản. Nhu cầu về thực phẩm tăng vọt trong dịp này đã khiến các cơ sở chế biến đẩy mạnh sản xuất để cung ứng hàng hóa ra thị trường.

Cơ sở chế biến thủy sản
• 07:17 09/01/2025

Bình Định tiếp tục hỗ trợ chi phí nguyên liệu cho 900 tàu cá trong năm 2024

Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định vừa có quyết định số 4511/QĐ-UBND ngày 28/12/2024 phê duyệt danh sách tàu cá được hỗ trợ chi phí nhiên liệu chuyến biển theo Quyết định số 48/2010/QĐ-TTg ngày 13/7/2010 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách khuyến khích, hỗ trợ khai thác, nuôi trồng hải sản và dịch vụ khai thác hải sản trên các vùng biển xa.

Ngư dân
• 07:17 09/01/2025

Biện pháp an toàn sinh học trong nuôi tôm

Nuôi tôm an toàn sinh học là giải pháp đã và đang được nhiều địa phương trên cả nước áp dụng, đem lại hiệu quả cao trong việc kiểm soát mầm bệnh. Đây là hướng đi hiệu quả và bền vững mà ngành tôm đang hướng tới trong tương lai.

Người dân
• 07:17 09/01/2025
Some text some message..