Tình trạng nuôi trồng thủy sản ngoài quy hoạch ở Vân Đồn

Vân Đồn được thiên nhiên ưu đãi về điều kiện để phát triển nuôi trồng thủy sản (NTTS), tuy nhiên tiềm năng, thế mạnh này vẫn chưa được phát huy đúng mức.

Tình trạng nuôi trồng thủy sản ngoài quy hoạch ở Vân Đồn
Một hộ dân NTTS tự phát trên diện tích mặt nước tại xã Thắng Lợi, huyện Vân Đồn.

Huyện Vân Đồn có nhiều đảo, nguồn nước sạch và phù du, thích hợp với nhiều đối tượng thủy, hải sản nuôi, đặc biệt, diện tích đất bãi triều phù hợp phát triển vùng NTTS tập trung, quy mô lớn. Mặc dù vậy, do nhiều nguyên nhân, trong đó có việc thay đổi quy hoạch chung để kịp thời phục vụ những chiến lược phát triển mới của toàn vùng, nên trong gần 20 năm trở lại đây, Vân Đồn hiếm khi triển khai công tác giao, cho thuê bãi triều, mặt nước để các hộ gia đình, cá nhân NTTS...

Điều này dẫn đến tình trạng nhiều người dân tự phát, nuôi không theo quy hoạch phát triển NTTS Khu kinh tế Vân Đồn giai đoạn 2011-2020, nuôi không đúng vị trí, vượt ranh giới được giao, cho thuê; lấn chiếm mặt nước để nuôi và vi phạm hành lang an toàn giao thông thủy nội địa... gây khó khăn trong công tác quản lý, tiềm ẩn nhiều rủi ro về môi trường.

nuôi hàu, nuôi ngao, thủy sản, nuôi trồng thủy sản, vùng nuôi thủy sản, thủy sản Quảng Ninh

Năm 2018, toàn huyện Vân Đồn thu hoạch trên 9.000 tấn nhuyễn thể nuôi. (Ảnh: Người dân Bản Sen thu hoạch hàu)

Theo thống kê của UBND huyện Vân Đồn, từ năm 2000 đến nay, toàn huyện tiến hành giao, cho thuê đất có mặt nước phục vụ NTTS cho 411 hộ gia đình, cá nhân với tổng diện tích 880,8ha. Tuy nhiên, số hộ và cá nhân thực tế đang NTTS hiện nay là hơn 1.100 hộ, tổng diện tích nuôi gần 3.000ha, cao hơn nhiều lần so với số hộ và diện tích mà huyện Vân Đồn đã giao và cho thuê. Ngay cả đối với 411 hộ đã được giao, cho thuê đất có mặt nước nói trên, qua kiểm tra thực tế tại thời điểm đầu tháng 4/2018 của UBND huyện, đã phát hiện có đến 114 hộ vi phạm về vị trí nuôi chưa được giao, cho thuê; nuôi không đúng quy hoạch; lấn chiếm luồng lạch... trong đó, 47 trường hợp đã bị xử phạt hành chính, 67 trường hợp còn lại bị nhắc nhở.

Điều đáng nói, trước nguồn lợi do NTTS mang lại, nhu cầu được giao, cho thuê bãi triều, mặt nước để NTTS của người dân ngày càng lớn. Năm 2018, tổng sản lượng thủy sản toàn huyện đạt 26.750 tấn, trong đó sản lượng NTTS đạt 13.220 tấn, tăng 24% so với năm 2017, riêng nhuyễn thể như hàu, ngao, tu hài và ốc các loại (vốn là đối tượng nuôi chủ lực trên địa bàn) đạt 9.437 tấn, số còn lại là cá biển. Theo các nhà quản lý, nếu công tác giao, cho thuê mặt nước, bãi triều của Vân Đồn không được đẩy mạnh thì nguy cơ tự phát NTTS trên địa bàn huyện sẽ ngày càng cao, càng khó quản lý.

nuôi hàu, nuôi ngao, thủy sản, nuôi trồng thủy sản, vùng nuôi thủy sản, thủy sản Quảng Ninh

Người dân thị trấn Cái Rồng đầu tư mở rộng diện tích NTTS, đặc biệt là nuôi nhuyễn thể.

Với nguồn lợi mang lại lớn, người dân ngày càng đầu tư mở rộng các hoạt động NTTS, đặc biệt là nuôi nhuyễn thể.

Để xử lý tình trạng tự phát NTTS nói trên, đồng thời phát huy tiềm năng, thế mạnh tự nhiên trong phát triển kinh tế thủy sản trên địa bàn, UBND huyện Vân Đồn cần rà soát một cách tổng thể hiện trạng NTTS trên toàn huyện; xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm. Cùng với đó, đẩy mạnh tiến độ triển khai thực hiện việc giao, cho thuê mặt nước biển để người dân NTTS theo quy định, trên cơ sở quy hoạch được phê duyệt; sớm hoàn thành tiến trình lập quy hoạch và công khai quy hoạch chi tiết NTTS trên địa bàn giai đoạn 2018-2020, định hướng đến năm 2030, từ đó làm cơ sở triển khai thực hiện công tác quản lý hoạt động NTTS. UBND huyện công khai quy hoạch các tuyến luồng, chỉ giới an toàn đường thủy nội địa, thả phao tiêu chỉ dẫn cụ thể để người dẫn nắm rõ, tránh lấn chiếm trong hoạt động NTTS.

Báo Quảng Ninh
Đăng ngày 13/02/2019
Việt Hoa
Nông thôn

“Khát” nước ở vùng sông nước

Miền Hạ. Cái tên đã nói lên tất cả, sở dĩ gọi miền hạ là do mảnh đất này ở “vùng thấp hơn” của huyện, có cao độ so với mặt nước biển chừng 0,5 – 0,8m, có mật độ sông rạch tự nhiên rất dày đặc.

Hạn hán
• 11:29 19/04/2024

Chuyển giao kỹ thuật nuôi thương phẩm tôm thẻ ứng dụng công nghệ Semi-Biofloc

Sáng ngày 12/4, tại xã Cát Minh (huyện Phù Cát), Trung tâm Khuyến nông Bình Định phối hợp với Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Phù Cát tổ chức lớp tập huấn chuyển giao kỹ thuật nuôi thương phẩm tôm thẻ chân trắng bán thâm canh – thâm canh hai giai đoạn ứng dụng công nghệ Semi-Biofloc cho 20 hộ nuôi tôm trên địa bàn xã.

Tập huẩn
• 09:50 17/04/2024

Trung tâm Khuyến nông Bình Định tổ chức tập huấn kỹ thuật nuôi trồng thủy sản

Sáng ngày 05/4, Trung tâm Khuyến nông Bình Định tổ chức các lớp tập huấn kỹ thuật nuôi trồng thủy sản cho các hộ dân trên địa bàn các huyện Phù Mỹ và Tuy Phước để chuẩn bị công tác triển khai thực hiện các mô hình trong năm 2024.

Hộ dân
• 21:22 06/04/2024

Các địa phương trong không khí chào mừng 65 năm ngày truyền thống ngành thủy sản

Với ngành thuỷ sản Việt Nam thì ngày 1/4/1959 là ngày có ý nghĩa quan trọng, đánh dấu một dấu mốc quan trọng với ngành thuỷ sản nước ta, chính vì vậy mà các địa phương trên mọi miền đất nước đã và đang phát động nhiều phong trào nhằm kỷ niệm ngày lễ này.

Thả giống
• 08:00 31/03/2024

Cẩn thận với mùa sứa biển Vũng Tàu 

Mùa hè là thời điểm lý tưởng để du lịch biển, nhưng cũng là lúc bạn cần cẩn thận với sự xuất hiện của sứa biển, đặc biệt là tại Vũng Tàu. Sứa biển có thể gây ra những vết ngứa rát khó chịu, thậm chí ảnh hưởng đến sức khỏe nếu bị đốt nghiêm trọng.

Sứa biển
• 22:39 25/04/2024

Công cụ săn mồi độc đáo của cá nheo châu Âu

Cá nheo châu Âu là loài cá sở hữu kích thước “khủng” có nguồn gốc từ Đông Âu, nhưng nay đã có mặt ở nhiều nơi trên thế giới. Không chỉ gây chú ý về kích thước, loài cá này còn được biết đến nhờ tuyệt chiêu săn mồi có một không hai của mình.

Cá nheo
• 22:39 25/04/2024

Nói không với kháng sinh trong nuôi tôm?

Khi tiếp cận với việc sử dụng kháng sinh trong nuôi tôm, việc áp dụng chúng một cách chính xác và hiệu quả là vô cùng quan trọng để đảm bảo sức khỏe của tôm và người tiêu dùng, cũng như duy trì sự bền vững của ngành nuôi tôm.

Tôm sú
• 22:39 25/04/2024

Thực phẩm chỉnh sửa gen của Nhật Bản đến tay người tiêu dùng

Nhật Bản là một trong những nước tiêu thụ thực phẩm thủy sản lớn nhất thế giới. Người Nhật thích ăn cá và một nghiên cứu do Trường Cao đẳng Tim mạch Hoa Kỳ thực hiện cho thấy trung bình người Nhật ăn khoảng 3 ounce cá mỗi ngày. Ẩm thực địa phương của Nhật Bản rất giàu cá và hải sản, nguồn protein chính trong chế độ ăn ít chất béo và giàu dinh dưỡng của người dân Nhật Bản.

Hải sản
• 22:39 25/04/2024

Nhiệt độ ao nuôi tăng cao do thời tiết nắng nóng

Hiện nay, thời tiết nắng nóng kéo dài gây nhiều ảnh hưởng đến các khu vực nuôi trồng thủy sản. Đặc biệt với thời tiết ngày và đêm chênh nhiệt độ rõ rệt, việc nhiệt độ của nước ao nuôi liên tục tăng là điều đáng chú ý cho các hộ nuôi.

Nắng nóng
• 22:39 25/04/2024